Thứ, 15/06/2020, 14:53 PM

Làm thế nào để giữ chánh niệm lúc lâm chung?

Thường tu phước, đoạn các điều ác. Không nên hưởng phước, chờ đến lúc lâm chung mới hưởng. Phước ấy là tâm không điên đảo, chánh niệm hiện tiền. Đó là phước báo của người lúc lâm chung. Mỗi đêm lên giường trước khi ngủ nên nghĩ tưởng A Di Đà Phật đến tiếp dẫn mình. Chớ nên tham sống sợ chết.

Thiền hay Tịnh tốt cho phút lâm chung?

Làm thế nào để giữ chánh niệm lúc lâm chung? 1

Ảnh minh họa.

Thiện Đạo đại sư (tổ thứ 2 của Liên Tông và cũng là hóa thân của Phật A Di Đà) từng dạy phương pháp giữ vững chánh niệm trong lúc lâm chung như sau:

Người niệm Phật khi sắp mãn phần, muốn được sanh về Tịnh độ, thì điểm cần yếu là đừng sợ chết. Phải thường nghĩ thân này nhơ nhớp, biết bao điều khổ lụy trói vây! Nếu bỏ được thân huyễn hôi nhơ, sanh về Cực Lạc thọ thân kim cương thanh tịnh, sẽ thoát khỏi luân hồi khổ thú, hưởng vô lượng sự an vui. Ví như bỏ chiếc áo cũ rách đổi lấy đồ trân phục, còn điều chi đáng thích ý bằng! Nghĩ như thế, buông hẳn thân tâm không còn lo buồn tham luyến. Lúc vừa có bịnh, liền tưởng đến sự vô thường, một lòng niệm Phật chờ chết.

Nên dặn thân thuộc chớ lộ vẻ bi thương, cùng bàn việc hay dở trong nhà. Nếu có ai đến thăm, chỉ khuyên nên vì mình niệm Phật, đừng hỏi thăm chi khác. Cũng không nên dùng lời dịu dàng an ủi, chúc cho sớm được lành vui, vì đó chỉ là chuyện bông lông vô ích. Phải bảo trước cho quyến thuộc biết, lúc mình bịnh ngặt sắp chết, đừng rơi lệ thương khóc, hoặc phát ra tiếng than thở âu sầu, làm kẻ lâm chung rối loạn tâm thần, lạc mất chánh niệm. Nói tóm lại, tất cả chỉ giữ một việc xưng danh trợ niệm cho đến sau khi tắt hơi. Nếu lại được bậc tri thức hiểu rành về Tịnh độ, thường đến khuyên thật là diệu hạnh! Như lúc lâm chung biết áp dụng phương pháp này tất sẽ được vãng sanh không còn nghi ngờ chi nữa.

Lúc lâm chung, người nhà nên có nhận thức

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Nghiệp sát nặng dẫn đến nhiều bệnh tật

Kiến thức 09:09 03/04/2025

Người trên thế gian có rất nhiều bệnh tật, từ đâu mà đến? Nghiệp sát quá nặng. Lúc trước, khi tôi đọc quyển “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh”, sợ đến nỗi dựng cả tóc gáy.

Đức Phật nói về nguyên nhân hiểm nạn, thiên tai, bệnh tật

Kiến thức 07:08 31/03/2025

Chỉ khi những điều kiện này được đầy đủ, thì người này mới thành tựu những lợi ích của Kinh Hộ Trì. Do vậy, điều quan trọng là khi Kinh Hộ Trì được tụng đọc và mọi người nên lắng nghe với niềm tin, sự kính trọng và bằng sự chú tâm.

Hòa thượng Thích Trí Tịnh: 'Cố gắng hết sức mình, cầu đài sen thượng phẩm'

Kiến thức 08:31 27/03/2025

Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.

Chân thật sám hối

Kiến thức 09:00 25/03/2025

Theo cách hiểu thông thường, sám hối là xin lỗi, hay hối hận, ăn năn. Điều quan trọng là phải ăn năn, hối lỗi, nhưng cũng có người xin lỗi mà không ăn năn.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo