Thứ năm, 17/12/2020, 13:48 PM

Làm thế nào để nhận biết Phật Tánh? (II)

Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện.

 

Kiến tánh thành Phật có thật không? 

Kiến là sự biết một cách tự nhiên không cố gắng phân tích suy luận thoát cái Ngã xen vào nên gọi là Kiến. Còn có tư duy có phân tích có suy luận thì cố gắng đào sâu vào để hiểu thấu thì gọi là Khán Tâm để đối lại kiến tánh. Kiến tánh được đưa ra từ thời Lục tổ Huệ Năng do Thần Hội đệ tử của người viết quyển kinh Pháp bảo đàn kinh. Thần Hội giải thích đường lối tu tập của Thầy mình là Huệ năng là Vô niệm nên không cần kinh luận bất lập văn tự, để tự nhiên thiền vô niệm thì Phật tánh sẽ lộ ra, nên gọi là Kiến tánh là kiến Phật tánh tự nhiên như gương đài đã sáng sẵn rồi chỉ cần lau bụi vô minh là hiện ra. Đường hướng đó gọi là Đốn ngộ. Còn đường hướng của Thần Tú miền bắc là tiệm tu là giới định tuệ tu từ từ mới đạt tánh giác. Cả hai lối tu này đều mang đến kết quả là thành Phật. Nhưng có ai biết được rằng Kiến tánh thấy Phật tánh rồi đến thành Phật là trải qua hàng triệu kiếp tu tập. Không có việc kiến tánh rồi thành Phật như một kết quả của một việc làm một hành động. Phật đây là quả vị Phật. Cho nên sửa lại Kiến tánh rồi thành nhân tố Phật. Tương tự ta niệm A di đà Phật là tạo ra một nhân tố về được cõi tịnh độ. Còn việc về được hay không là vẫn còn chưa rõ ràng. Tu phật không bao giờ là tu tắt. Đó là chân lý. Nguyên thủy bảo chỉ có một vị trí Phật là Thích ca Mâu Ni còn lại là A la hán vì 3 điều:

1. Không có người thầy nào dạy mà đắc đạo.

2. Đạt được tánh giác tuyệt đối diệt trừ tận căn gốc các lậu hoặc của thân phận con người.

3. Là đạt được 3 cái minh là sáng suốt biết quá khứ bao nhiêu ngàn kiếp của mình bằng niệm đi ngược thời gian biết được hết tất cả muôn kiếp trước.

Minh thứ nhất là Đức Phật nhìn biết được kiếp trước của chính mình bao nhiêu kiếp trăm ngàn kiếp. Minh thứ hai là biết hết kiếp trước của người, chúng sanh đối mặt. Cái minh thứ hai này được diễn tả đầy đủ chi tiết trong kinh Đại bát niết Bàn lúc Ananda hỏi Phật về các vị tỳ kheo trong tăng đoàn. Họ tu tập sẽ đạt kết quả ra sao trong kiếp này kiếp sau hay không còn kiếp tiếp theo nữa. Theo Nguyên thủy thì có 2 trang thái tu tập là đang đi tu và đã tới nơi rồi. Đang đi thì đắc hai quả là Dự lưu và Nhất lai, còn đến nơi rồi thì đắc 2 quả là Bất lai và A la hán. Và minh thứ ba là biết cách diệt trừ đau khổ giải thoát luân hồi là Tứ diệu đế Vô ngã tướng.

Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện.

Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện.

Tất cả chúng sanh đều tu tập theo người, như vậy là tu đó có Thầy dạy là phật pháp của người thì không thể đắc thành Phật quả được. Đại thừa thì cho rằng Phật nhiều vô số kể như cát sông Hằng vì ai cũng có Phật tánh thì tu thành Phật. Chỉ cần kiến tánh biết được Tánh Phật thì thành Phật. Lý thuyết này chưa có ai chứng nhận và dẫn giải được cho đến ngày nay. Họ đều trả lời: người tu thành Phật có bao giờ nói là mình chứng đắc thành Phật bao giờ? Tại sao thế?  Vì khi tu đến giác ngộ thì vô chứng vô đắc, lý luận là người sinh diệt luân hồi là con bịnh, tu theo Phật là dùng toa thuốc chữa bịnh. Khi bịnh hết rồi thì toa thuốc cũng bỏ. Vậy có gì gọi là chứng đắc khi người bịnh hết bệnh thoát luân hồi. Lý thuyết thứ hai là chúng sanh có lậu hoặc đầy đủ, tu là làm cạn dần lậu hoặc làm mất dần đi. Đến khi hết còn lậu hoặc thì là mất đi chứ có chứng đắc gì đâu? Có được cái gì đâu? Chỉ là trở về cái nguyên thủy trong sáng tinh anh ban đầu, vì bao nhiêu kiếp lậu hoặc dơ bẩn ô nhiễm nầy rửa sạch trong sáng mà thôi. Tu là làm mất đi làm cạn dần đi lậu hoặc, chứ không đạt cái gì hết thì làm sao gọi là chứng đắc có được? Cuối cùng giác ngộ rồi mới khởi tu tức đốn ngộ rồi tiệm tu. Và tiệm tu này có thể nhiều đường đi như nguyên thủy, tịnh độ, thiền, hoa nghiêm, mật tông và nhiều nhiều đi nữa. Kết lại là thấy Phật tánh rồi mới khởi tu chứ chưa thành Phật được.

Những tác động liên quan với Phật

Phật đắc đạo truyền bá phép tu thì gọi là chủ thể là thế tôn là Phật. Từ đó có rất nhiều những tác động liên quan với Phật bao gồm:

1. Phật tánh: Phật tánh đó là tánh giác ngộ, tánh Phật, bổn tánh lành, mầm lương thiện trong mọi loài chúng sinh. Cũng gọi là Như Lai tánh, đối nghĩa với chúng sanh tánh

2. Phật tánh giới: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Phật tánh ấy vốn không nhiễm trược, nó rời khỏi mọi tội lỗi. Nếu nhà tu hành biết tùy thuận theo nó, tu giữ lấy thân khẩu ý thanh tịnh, như vậy gọi là Phật tánh giới.

3. Phật tâm: Tâm đại từ đại bi, tâm giác ngộ, dứt các mê hoặc, thương tất cả chúng sanh, quyết cứu thoát cho chúng sanh khỏi các khổ não và độ cho họ thành Phật. Ngược lại, Chúng sanh tâm thì tâm tánh mê tối, tham dục, đầy phiền não, ích kỷ, chi biết lo cho mình mà thôi.

4. Phật tâm ấn: Đó là nói đến sự truyền thọ Phật tâm. Tất cả chúng sanh đều có Phật tâm, Phật tánh nhưng không tự biết mình sẳn có tánh ấy do đó khi thực hành tu tập mà không phát đại nguyện để tu thành Phật. Bậc tôn sư xét rằng trình độ và chí hướng của đệ tử mình có thể thọ lãnh đại đạo bèn khai thị, chỉ hướng cho đệ tử pháp tu khai mở tâm Phật của chính đệ tử đó để họ tiến tu đến khi thành Phật. Đó gọi là dĩ tâm ấn tâm cũng gọi là Phật tâm ấn.

5. Phật thuyết: Từ kim khẩu của đức Phật diễn giảng, tùy theo căn cơ mà độ chúng sinh. Các kinh do Phật thuyết thường khởi đầu bằng câu nầy của ngài A Nan: Tôi nghe như vầy (như thị ngã văn). Phật không viết Kinh, ngài chỉ thuyết pháp. Những bài thuyết pháp của Ngài, sau khi Phật nhập Niết Bàn, chư đệ tử của ngài họp nhau lại mà chép thành Kinh.

Kể từ khi Đạo sanh bảo tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và Nhất xiển đề cũng có Phật tánh nên tu tập sẽ thành Phật.

Kể từ khi Đạo sanh bảo tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và Nhất xiển đề cũng có Phật tánh nên tu tập sẽ thành Phật.

Vun bồi Phật tính trong đời sống doanh nhân

6. Phật thừa: Bouddhayana (sanscrit): cổ xe của Phật, tức là giáo pháp đưa người đến quả vị Như Lai. Cũng gọi là Nhất Thừa, Nhất Phật Thừa. Thinh Văn Thừa ví như cổ xe dê. Duyên Giác Thừa ví với cổ xe nai. Bồ Tát Thừa ví với cổ xe bò. Phật Thừa ví với cổ xe bò trắng lớn.

7. 10 quả vị Phật thừa:

1- Thậm thâm nan tri quảng minh trí huệ địa.

2- Thanh tịnh tự phần oai nghiêm bất tư nghì minh đức địa.

3- Thiện minh nhựt tràng thiệt tướng hải tạng địa.

4- Tinh diệu kim quang công chư thần thông trí đức địa.

5- Đại luân oai tạng minh đức địa.

6- Hư không nội thanh tịnh vô cấu viêm quang khai tướng địa.

7- Quảng thắng pháp giới tạng minh giới địa.

8- Phổ thông trí tạng năng tịnh vô cấu biên vô ngại trí thông địa.

9- Vô biên đức trang nghiêm hồi hướng năng chiếu minh địa.

10- Tỳ Lư Xá Na trí hải tạng địa.

8. Phật Tri kiến: Sự biết và sự thấy của Phật. Phật có đủ Tam Trí:

1- Nhứt Thiết Trí của hai hàng Thinh Văn và Duyên Giác.

2- Đạo Chủng Trí của hàng Bồ Tát.

3- Nhứt Thiết Chủng Trí của Như Lai.

Cho nên Như Lai biết tất cả. Như Lai lại có đủ ngũ nhãn:

1- Nhục Nhãn.

2- Thiên Nhãn.

3- Huệ Nhãn.

4- Pháp Nhãn.

5- Phật Nhãn. Cho nên ngài thấy tất cả.

9. Phật trí: Trí tuệ của Phật cũng gọi là Phật trí tuệ, Phật huệ, Như Lai huệ. Theo chữ Phạn có hai nghĩa là:

1- A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anouttara Samyassambôdhi).

2- Tát Bát Nhã hay Bát Nhã (prajnâ)[3]

Tôi tu và nhận ra Phật tánh

Xin tham khảo bài viết “ Tôi đi tìm Giác ngộ phần tiến trình giác ngộ cùng tác giả”. Phật tánh bị che mờ bởi nghiệp duyên và cái Ngã của mình. Tất cả đều che lấp Phật tánh nên không nhận ra. Vậy tìm Phật tánh là tự ta tìm thấy của thân ta mà có Phật tánh. Thiền quán vô thường duyên khởi vô ngã và khổ, lậu hoặc thì Phật tánh ló dạng. Hiểu về giác ngộ là hiểu được cái hình tướng mà chưa biết bản thể của nó. Giác ngộ về Tánh Phật. Tức là hiểu được các định luật của vũ trụ của chúng sinh như câu chuyện từ đầu cái kén và con nhộng. Tu đại thừa là lìa bỏ tướng trạng lìa bỏ khái niệm ngôn từ để lộ tính chân thật là Phật tánh.  Tánh giác là cái vô sanh, chân như bất động, như như không thay đổi. Cái biết thứ hai là vô sanh tánh giác là vậy. Tức Tâm tức Phật là Phật tánh. Chỉ cần lắng đọng thanh tịnh lại thì Phật tánh lộ diện ra.

Phật tánh của anh và của tôi là một, chỉ khác nhau giữa anh và tôi là do duyên và nghiệp khác nhau mà thôi. Ảnh minh họa.

Phật tánh của anh và của tôi là một, chỉ khác nhau giữa anh và tôi là do duyên và nghiệp khác nhau mà thôi. Ảnh minh họa.

Tóm lại tu tập để nhận ra Phật tánh bằng thiền định. Đã định rồi mới quán chiếu, quán chiếu nhiều vấn đề như nhiều công án vậy. Nhan đề đầu tiên là vô thường, tại sao vô thường và vô thường là chân lý bất biến. Kế tiếp qua vô ngã, tại sao vô ngã, không có cái tôi thì ai chịu trách nhiệm cho nghiệp lực, ai chứng đắc đi qua bờ bên kia. Quán đến vô sanh pháp nhẫn không sanh không diệt, quán đến năng sở song vong. Quán đến tánh Không của Bát nhã tâm kinh. Quán đến Không đây là không tự tánh, không bám trụ, ngã cũng không mà pháp cũng không. Quán đến duy thức vạn pháp duy thức là huyễn là ảo là không chấp thật. Rồi quán chiếu đến Phản văn văn tự tánh. Mang cái thấy cái nghe vào trong tâm mình quán chiếu về tự tánh của mình. Kế tiếp quán đến phi không gian phi thời gian vô số lượng. Quán đến hiện tiền như thị của các pháp trã pháp về lại cho pháp không có cái tôi xen vào. Quán chiếu đến nhất niệm vô minh để đi đến trí tuệ bát nhã biến thức thành trí. Sự vận hành của con người chúng ta từ các điều quán chiếu vừa kể đi đến Phật tánh.

Tánh của Phật là tánh sáng suốt trong sáng không bị ô nhiễm là tánh giác mênh mông rộng khắp nơi bao trùm khắp nơi. Phật tánh chỉ có một mà thôi. Phật tánh của anh và của tôi chỉ là một, chúng ta khác nhau vì Nghiệp và duyên khác nhau. Quán chiếu nhận ra Phật tánh đồng nghĩa Ngộ đạo. Ngộ đạo là Như thị, là hiện tiền không quá khứ không tương lai và không chấp trước chấp thật chấp giả chấp ngã chấp pháp. Không có Tôi và có người. Không có trụ và cũng không có bám mà buông xã. Hãy tưởng tượng Phật tánh bao trùm vu trụ này chỉ có một, con người con vật muôn loài, tất cả chỉ khác nhau do duyên và nghiệp. Nó giống như một qui luật vô tướng chi phối hết vũ trụ nầy. Nó giống như một từ trường của trái đất chi phối hết trái đất này. Chúng ta thường cô đọng vào tánh giác là Phật tánh mà không nghĩ đến sự bao trùm của nó trong vũ trụ. Mọi vật đều vận hành như thể là chúng biết giác sự sinh tồn của chúng. Chúng vận hành mỗi sắc na và cố định để biểu hiện ra hình tướng thay đổi trong khi Phật tánh do vô tướng và cố định tĩnh lặng như như không sanh diệt. Phật tánh là bản thể còn vạn vật là hiện tượng vô thường.

Tất cả chúng sinh đều có Phật tính

Hỡi các tỳ kheo, hãy chánh niệm tỉnh giác, trì giới, định tâm, nhiếp ý, ai tinh tấn trong Pháp và Luật này, sẽ lìa vòng sinh tử, chấm dứt khổ đau.

Hỡi các tỳ kheo, hãy chánh niệm tỉnh giác, trì giới, định tâm, nhiếp ý, ai tinh tấn trong Pháp và Luật này, sẽ lìa vòng sinh tử, chấm dứt khổ đau.

Kết luận

Kể từ khi đạo sanh bảo tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và Nhất xiển đề cũng có Phật tánh nên tu tập sẽ thành Phật. Kinh Đại bát niết bàn giảng sâu rộng về Phật tánh là tánh Giác thì Đại thừa đòi hỏi phải tín như đại thừa khởi tín của Mã sinh giảng kinh. Phật tánh được nêu ra đến ngày nay bàn cãi sâu rộng nhưng chưa có ai nói rằng mình đã chứng ngộ được Phật tánh và tu thành Phật. Kinh Đại bát niết bàn Phật bảo cái chân ngã của con chính là Phật tánh của con. Chân ngã là cái tôi chân thật tuyệt đối của chúng ta. Từ đó mới nói là khi đi đầu thai chúng ta mang theo Nghiệp và Phật tánh của mình. Phật tánh của anh và của tôi là một, chỉ khác nhau giữa anh và tôi là do duyên và nghiệp khác nhau mà thôi. Qua câu chuyện từ đầu, chúng ta nhận biết rằng vạn vật trong vũ trụ đều có qui luật của sự sinh tồn. Qui luật này chính là Phật tánh của vạn vật. Chỉ có con người là ngoài cái biết của sự tự sinh tồn còn có ý thức và có cái biết thứ hai, biết về cái biết của ý thức đó, thì gọi là tánh giác. Nhờ Tánh giác này mà tu tập để thoát khỏi luân hồi. Không một sinh vật nào có tánh giác này để tu tập hết, chỉ có con người có 5 uẩn đầy đủ mới có khả năng tu thành Phật. Phật đây không phải là quả vị Phật mà tu thành Phật tánh. Tức là vô sở bất tại ở bất cứ nơi nào cũng có hiện diện. Tuệ giác là thiền quán sau khi thiền định. Kinh Đại bát niết bàn Phật dạy cho cả Nguyên thủy và Đại thừa.

Nguyên thủy thì giới định tuệ, tứ niệm xứ, 8 chánh đạo, tứ diệu đế còn Đại thừa thì thường, lạc, ngã, tịnh và chân ngã chính là Phật tánh. Là Như lai là thân Kim cang bất hoại. Kinh Bát niết bàn này của đại thừa gần giống như kinh Pháp hoa, khác nhiều với nguyên thủy. Kinh Bát niết bàn kết thúc lúc Phật sắp nhập diệt, Ngài nói các tỳ kheo: Hỡi các tỳ kheo, hãy chánh niệm tỉnh giác, trì giới, định tâm, nhiếp ý, ai tinh tấn trong Pháp và Luật này, sẽ lìa vòng sinh tử, chấm dứt khổ đau.

Tham khảo:

[1] Tính Kham Nhẩn, Tác giả: Thiền sư Suzuki, Tham khảo: Thư viện Hoa sen

[2][3] Phật Tánh, Tác giả: T/S Lâm Như Tạng, Tham khảo: Thư viện Hoa sen

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm