Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 15/12/2020, 08:17 AM

Làm thế nào để nhận biết Phật Tánh? (I)

Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện.

Dẫn nhập

Tôi đi tìm Phật Tánh, trả lời ngay tức thì: không có gặp. Tại sao? Vì ông đã khởi niệm đi tìm kiếm nó nên ông không có phật Tánh. Tại sao thế? Phật Tánh có sẵn trong thân của chúng ta rồi. Khi dấy niệm đi tìm nó là nó đã ở ngoài thân ta, thì làm sao tìm thấy được. Lý lẽ thật đơn giản. Một thiền sư ngắm nhìn một cái kén, mà con nhộng trong kén đang cố gắng nhoi đầu lên cốt ra khỏi miệng kén. Mà miệng kén thì nhỏ hẹp, còn con nhộng thì bụng to nên chỉ nhoi đầu lên mà không ra được. Thiền sư từ bi thấy tội nghiệp, bèn lấy kéo cắt rộng miệng của cái kén ra. Con nhộng ra ngoài dễ dàng rồi đi khập khểnh, không bay thành con bướm được vì hai cánh của nó nhỏ và yếu đuối. Con nhộng chết. Thiền sư cảm thấy tội lỗi sám hối và quan sát con nhộng khác.

Con nhộng có một cái bụng to chứa đầy chất dầu (oil), khi nó cố nhoi người lên khỏi cái kén thì miệng kén nhỏ đủ ép bụng chứa dầu của nó lại, nên tất cả dầu đó chạy ra hai cánh của nó làm cho cánh nó dài to rộng ra và nhẹ nhàng. Nên khi nó ra ngoài được thì hai cánh đó làm cho nó bay lên cao thành con bướm, với màu sắc của cánh đẹp do chất dầu đó dưới ánh mặt trời. Tại sao có hiện tượng kỳ diệu như vậy? Tại sao có miệng kén chỉ đủ rộng cho đầu của con nhộng. Tại sao lại có qui luật này. Tất cả tôn giáo đều cho là do Thượng đế tạo ra. Đạo Phật thì không có một vị thượng đế nào, mà là đó là qui luật tự nhiên mà có, hội tụ các duyên lại mà thành. Luật tự nhiên đó gọi là bản Tánh của con nhộng. Bản Tánh này nó có sẵn trong thiên nhiên, từ khi vũ trụ được thành hình, bất biến không có sinh ra và cũng không có diệt mất đi. Đó còn gọi là sự bảo tồn sự sống của vạn vật hay là bản Tánh của vạn vật. Vạn vật sinh ra có bản Tánh tự nó, nó bảo vệ cái sự hiện hữu của nó. Nếu không bảo vệ sự sinh tồn được thì nó tự tạo ra số lượng cao sinh sản như sinh bằng trứng chẳng hạn.

Phật Tánh được giảng rộng ra rất nhiều vì phân tích trong cái bản thể cái Ngã chân ngã của chúng sinh.

Phật Tánh được giảng rộng ra rất nhiều vì phân tích trong cái bản thể cái Ngã chân ngã của chúng sinh.

Tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh

Bản Tánh đó còn gọi là Tánh giác, tự bản thân con nhộng nó Giác là biết cách làm như vậy để sinh tồn. Tánh giác đó là Phật Tánh. Như vậy một cục đá cũng có Tánh giác này, là nó biết cách làm cho nó cứng rắn, tạo tầng lớp nham thạch ép lên nhau cứng rắn và khít khao để sinh tồn với mọi điều kiện chung quanh, như mưa bão nước chảy và các điều kiện khác. Chữ Phật ở Phật Tánh không có nghĩa là một đơn vị chủ thể con người hay thần thánh hay một năng lượng gì hết. Chữ Phật đó có nghĩa là sự hiện hữu của vạn vật muôn loài, tự biết cách sinh tồn trên trái đất này. Nhưng vì sinh vật không có uẩn Thức nên cái biết đó, tự nhiên nằm sẵn trong bản thân của chúng, mà chúng không bao giờ biết nhận ra được, ngoại trừ con người chúng ta. Chúng ta có uẩn Thức nên có ý thức và có biết, cái biết thứ hai của cái biết đầu do ý thức phân biệt và suy luận, để hiểu biết sự vật. Biết rằng ta có biết đầu tiên, do ý thức phân tích. Biết thứ hai mới gọi là Tánh biết, còn cái biết đầu là cái Thức biết mà thôi. Mọi vạn vật đều có cái biết đầu ngay cả con người. Còn cái biết thứ hai chỉ có con người mới có được, và nhờ đó mà tu tập để thành Phật giải thoát luân hồi. Cả hai cái biết đều là Phật Tánh. Đại thừa nói về Phật Tánh trong hai kinh Pháp hoa và Đại bát niết bàn.

Phật Tánh là gì?

Phật Tánh là Tánh Giác. Giác cái gì? Giác cái Tự Tánh, cái vô sanh, cái như như bất động, cái chân thật tuyệt đối. Là Chân Tâm là đại từ bi là chân thật là sáng suốt là cái gì tốt đẹp lý tưởng nhất. Giải thích đơn giản này đã được nhiều người giải rộng ra, qua bao nhiêu thời gian từ ngày đức Phật giảng lên điều đó. Đại thừa là môn phái lấy Phật Tánh làm cốt lõi của sự tu tập nên gọi là Kiến Tánh thành Phật. Tánh đây là Phật Tánh. Xưa có chuyện Đạo sanh nói Phật Tánh có trong tất cả chúng sanh và Nhất xiển đề cũng có Phật Tánh và có thể thành Phật. Phật Tánh còn gọi là Pháp thân. Như đã nói trên, chỉ có con người mới có Tánh giác thứ hai này, còn lại vạn vật chỉ có cái biết thứ nhất là cái biết của tự nhiên, còn gọi là qui luật tự sinh tồn của vạn vật. Vì vạn vật không có Uẩn Thức nên không có ý thức phân biệt suy luận để hiểu biết của cái biết thứ nhất. Vạn vật tự biết theo qui luật tự nhiên mà thôi. Như thế thì Phật Tánh đối với con người là có hai cái Giác, còn vạn vật chỉ có một cái giác. Như con chó có Phật Tánh nhưng nó không có uẩn thức ý thức phân biệt, nó không biết là nó hiện hữu nên con chó nhìn vào tấm kính thấy mặt nó thì nó sủa chống đối vì nó không biết nó là ai. Nhiều người cứ nghĩ Tánh giác là phật Tánh là cái giác thứ nhất mà không hiểu con người còn có cái giác thứ hai nửa. Chính nhờ có cái giác thứ hai nên con người tìm cách thoát ra vòng luân hồi và đạo Phật mới ra đời vì vòng luân hồi chính là cái Khổ to lớn nhất của con người. Tu đạo phật là phát triển cái biết cái giác lần thứ hai vì nhờ nó mà ta tu tập được.

Tu tập thoát luân hồi mà Phật dạy là đạo ta có vị giải thoát là Tánh giác này. Khi biết cái biết thứ hai nầy nên ta mới diệt bỏ hết được lậu hoặc là cái đau khổ của kiếp người. Chúng ta thường nghĩ đơn giản Tánh giác là Tánh biết là có ý thức nên mới có biết và vì vậy con nhộng không có biết, cục đá không có biết làm sao nó có Tánh giác? Thật tế con nhộng làm theo luật tự nhiên có từ muôn đời, khi chúng ta nghiên cứu nó thì chúng ta thấy nó vận hành theo luật tự nhiên nên gọi là nó làm vì nó có Tánh biết đó. Nó không có ý thức nhưng nó vận hành như là nó biết cách làm như vậy. Con người có ý thức nên biết và ta nhìn ra được vạn vật đều vận hành theo qui luật tự nhiên làm như nó biết để sinh tồn, cái biết đó do ý thức chúng ta tìm ra và gắn cho nó. Theo kinh luận thì Phật Tánh được giảng rộng ra rất nhiều vì phân tích trong cái bản thể cái Ngã chân ngã của chúng sinh.

Phật Tánh có sẵn trong thân của chúng ta rồi. Khi dấy niệm đi tìm nó là nó đã ở ngoài thân ta, thì làm sao tìm thấy được.

Phật Tánh có sẵn trong thân của chúng ta rồi. Khi dấy niệm đi tìm nó là nó đã ở ngoài thân ta, thì làm sao tìm thấy được.

Vun bồi Phật tính trong đời sống doanh nhân

Trong bài nói về Tính kham nhẫn trong đạo phật hay là tính Thụ động, thiền sư Suzuki cho Phật Tánh hay là Pháp Tánh là cái không phải Ngã nhưng lại nằm trong Ngã. Đó là khả tính nằm ở giác ngộ. Thiền sư Suzuki viết: “Nột thực tại siêu bản ngã": Phật Tánh (Buddhata) hay Pháp Tánh (Dharmata) là danh từ các nhà Đại thừa đặt ra chỉ cho cái không phải là ngã nhưng nằm trong ngã. Bởi cớ đó, các nhà Đại thừa mới có ý thức về tội lỗi, và đồng thời, về khả tính của giác ngộ. Phật Tánh là tinh thể của Phật quả, nếu không có Phật quả không bao giờ đạt được trong thế gian. Khi đức Phật được nhìn nhận một cách vô ngã và khách quan, thì đấy là pháp (Dharma) - luật tắc, chân lý hay thực tại; và Phật Tánh (Dharmata) là cái thiết lập ra Pháp (Dharma). Pháp Tánh và Pháp có thể tương giao, nhưng kinh nghiệm của các nhà Đại thừa được mô tả nhiều hơn trong phạm vi Phật Tánh. Với quan niệm Phật Tánh, đức Phật lịch sử trở thành một đức Phật siêu việt.

Sự phát khởi và tạo tác của Phật Tánh trong các phàm nhân tội lỗi không thể hoàn thành bằng luận lý và tư biện; lịch sử tôn giáo chứng minh điều đó. Mặc dù khuynh hướng trí năng nổi bật, đạo Phật dạy chúng ta hãy kêu gọi đến sự thể khác. Ý thức sâu xa về tội lỗi, cường độ khát vọng mong thoát khỏi hữu hạn tính của hiện hữu cá biệt, và sự nhiệt tình của nỗ lực cố phát khởi Phật Tánh - đấy là những điều kiện chính yếu. Kinh nghiệm tâm lý kết quả từ đó dĩ nhiên sẽ có quan hệ với cảm thức về tính thụ động hay kham nhẫn. Đối với Đức Phật, không có sự phân biệt giữa người tham cứu và đối tượng được tham cứu. Ngài hoà nhập vào bản tính tuyệt đối (Dùng thuật ngữ tư tưởng bình đẳng, tâm tịch tĩnh toàn mãn, hoặc tâm Bồ đề là để lý giải về tâm lý). Nhưng cần phải có một đột biến nào đó, tức là ngộ (satori) để thực hiện tâm thái trên. Do đó dù tâm thái đồng bản tính nằm sẵn trong mỗi người chúng ta, vẫn cần một sự thức tỉnh đột biến đặc biệt. Đó chính là thủy giác hoặc chứng ngộ. Và khi đã xảy ra, chúng ta nhận biết là chúng ta đang ở trong trạng thái giác ngộ, hoặc là bản giác. Vì thế khi đức Phật giác ngộ, ngài bảo là thấy ai cũng có bản Tánh của Như Lai. Mọi vật, không phải chỉ là loài hữu tình mà ngay cả đất đá vô tình, không chừa một ai … tất cả đều là Phật. Nhưng chúng sinh không tự nhận biết, phải cần đến thủy giác mới có thể nhận biết hiện trạng đó”.[1]

Theo tác giả Lâm như Tạng viết về Phật Tánh: “Phật Tánh đó là Tánh Giác Ngộ, Tánh Phật, Bổn Tánh Lành, Mầm Lương Thiện trong mọi loài chúng sinh. Cũng gọi là Như Lai Tánh, đối nghĩa với chúng sanh Tánh. Kinh Phạm võng: Tất cả chúnh sanh đều có sẵn Tánh Giác Ngộ nơi mình (Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh). Nhờ có Tánh Giác Ngộ ấy, bổn Tánh lành ấy chúng sanh công nhận và thấu đạt lý nhân quả, hiểu cái thể tự nhiên của mình đồng với Phật.

Sự phát khởi và tạo tác của Phật Tánh trong các phàm nhân tội lỗi không thể hoàn thành bằng luận lý và tư biện; lịch sử tôn giáo chứng minh điều đó.

Sự phát khởi và tạo tác của Phật Tánh trong các phàm nhân tội lỗi không thể hoàn thành bằng luận lý và tư biện; lịch sử tôn giáo chứng minh điều đó.

Cây cối có Phật tánh không?

Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện.

Mỗi loài đều có nơi mình Phật Tánh, dầu cho loài nào có thấp hèn tới đâu cũng có khả năng thành Phật. Không trừ loài nào, không một ai mà không có khả năng thành Phật.

Pháp Bảo Đàn Kinh phẩm thứ hai viết: “Dẫu kẻ ngu, Dẫu người trí cũng đều có Phật Tánh như nhau. Chỉ tại sự mê, ngộ chẵng đồng đó thôi. Cho nên mới có kẻ ngu người trí.

Phật Tánh cũng tức là Chân Như, Tánh chân thật như thường, như nhiên không biến đổi, chẳng sanh chẳng diệt. Song với kẻ ngu, độn trí, vì bị nhiều dục vọng, nghiệp chướng ngăn che nên khiến cho Phật Tánh, Chân Như bị lu mờ. Còn đối với người trí ít tham, ít dục vọng, thường hành việc tu tập nên Chân Như, Phật Tánh dần dần hiện rõ ra, biết điều sai trái nên tránh, theo lẽ phải, tu tâm dưỡng Tánh thì Tánh Giác lần lần hiển hiện.

Đối với chúng sanh trong Thập Giới, Phật Tánh trong ba giới Địa Ngục, Ngạ Quỉ, Súc Sanh thì u tối, kém cõi. Thiên, Nhơn, A Tu La thì khá hơn. Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát càng tỏ rõ hơn nhiều; cho đến Phật thì Phật Tánh hoàn toàn sáng suốt tỏa chiếu.

Kinh Niết Bàn quyển 25 viết: Bồ Tát biết rằng Phật Tánh có bảy đức Tánh, bảy nghĩa lý: (1) Thường; (2) Tịnh; (3) Thật; (4) Thiện; (5) Đương kiến (những gì ta đang thấy và sẽ thấy);  (6) Chơn; (7) Khả chứng.”[2]

Qua hai dẫn giãi trên chúng ta nhận ra được rằng Phật Tánh có từ lúc có kinh Đại thừa, nó đồng nghĩa với Chân như, Chân tâm, Tri kiến Phật. Nó mở rộng ý nghĩa đến độ bất khả tương nghị không thể nghĩ bàn. Vì những danh từ rất trừu tượng như Phật Tánh, Chân như, Chân tâm, làm cho chúng ta không thể hiểu thấu đâu là Phật Tánh, và cho đó là siêu việt vượt lên trên ý thức của chúng ta. Chỉ người nào ngồi thiền đạt được Định, Giác ngộ thì mới hiểu thấu được Phật Tánh, Chân tâm, Chân như. Ý thức phân biệt không thể xen vào sự thấu hiễu này gọi là Giác ngộ, nên chúng ta buông xuôi không tìm lời giải thích. Thí dụ 7 đức Tánh của Phật Tánh là Thường Tịnh Thật Thiện Đương kiến Chân Khả chứng. Tất cả danh từ này đều trừu tượng và mơ hồ, thì làm sao ý thức phân tích suy luận thấu hiểu được. Chỉ có Phật mới hiểu Phật Tánh. Tánh giác chỉ dần dần lộ hiện ra khi chúng ta tu tập, tu tâm dưỡng Tánh lâu ngày. Như vậy với kết luận ban đầu là tôi đi tìm Phật Tánh là không bao giờ tìm thấy được. Vì thấy được là thành Phật rồi. Nhưng chúng ta phải dùng ngôn ngữ để diễn đạt Phật Tánh, để chúng sanh làm nhân tố tu tập tìm thấy Phật Tánh. Chúng ta biết vạn vật trong vũ trụ đều vận hành có một qui luật, mà các nhà khoa học tìm kiếm chứng minh các qui luật đó vì nó có sẵn trong vũ trụ rồi. Nhà khoa học chỉ tìm cái có sẵn chứ không sáng tạo cái gì mới. Tương tự kinh nói Phật Tánh là cái có sẵn trong ta rồi, nên ta đi tìm nó cũng như nhà khoa học đi tìm các qui luật tự nhiên này. Chúng ta là nhà khoa học đi tìm Phật Tánh trong chúng ta bằng cách nào?

Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện.

Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện.

Dĩ nhiên phải dùng ý thức phân biệt tư duy suy luận, nhưng các Tổ các bậc tu lâu năm đều bảo chúng ta thoát khỏi sự bám trụ, Tánh phân biệt nhị nguyên, thoát ra được cái Ngã bằng thiền định, để khám phá ra Phật Tánh bằng Trực giác. Vô trụ, vô nhị nguyên, vô niệm, vô vi, vô không gian, vô thời gian, vô số lượng, vô Ngã, vô chứng, vô đắc, thì mới phát hiện được Tánh giác. Tại sao đạo Phật đại thừa đưa ra nhiều phức tạp, nhiều trừu tượng mơ hồ cho người đi tu? Đưa nhiều siêu việt vượt trên có/ không vượt trên ý thức? Chủ trương của đại thừa là nếu bạn bám trụ vào cái sinh diệt, thì không bao giờ bạn hiểu thấu được cái vô sinh diệt. Còn sinh diệt là Tục đế và Chân đế là Vô sanh. Bạn phải đi ngược thời gian về cội nguồn thì mới thấu hiểu được Vô sanh pháp nhẫn. Ở thế kỷ chúng ta sự chế tạo phần mềm chương trình của hệ thống vi tính, chúng ta nhận ra được mọi sắp xếp được thuần duy ý thức.

Nếu bỏ đi ý thức thì chúng ta đi vào vô thức là đi vào nơi không kiểm chứng được. Cái Tánh giác xem như trực giác, là cái phần vô thức không kiểm soát được. Tóm lại lời giải thích có vẻ có lý nhất là chưa có ai ngộ đạo, nhận rõ Phật Tánh là gì nên chưa có giải thích nào được xem là đúng nhất, để hiểu thấu được. Và khi Đại thừa đưa ra Phật Tánh để biện minh chúng sanh có Phật Tánh nên tu thành Phật, trong khi Nguyên thủy cho là không ai tu thành Phật được chỉ là A La hán mà thôi. Vì biện minh như thế, nên Đại thừa giải thích Phật Tánh là hình thức siêu việt như thiền sư Suzuki viết ở trên. Đại thừa chống đối Nguyên thủy cho là chấp thật còn đại thừa chấp giả, như huyễn rồi siêu việt không thật cũng không giả, vượt lên trên thật giả siêu việt. Thế nên Đại thừa cho rằng Kiến Tánh thành Phật. Đến khi kinh Pháp hoa ra đời thì chỉ gom lại một Phật thừa là có Phật Tánh trong đó làm cốt lõi. Như vậy giác ngộ đồng nghĩa thấy được Phật Tánh. 

Tham khảo:

[1] Tính Kham Nhẩn, Tác giả: Thiền sư Suzuki, Tham khảo: Thư viện Hoa sen

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm