Tất cả chúng sinh đều có Phật tính
Triết lý nhân sinh khởi đầu bằng sự chứng giải cái nguyên lý nguyên sơ: tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Tư tưởng từ bi về cuộc sống nhân sinh mang một giá trị tư tưởng nhân bản sâu sắc, có giá trị tích cực đối với cuộc sống nhân quần.
Phật giáo đến với dân tộc Việt Nam từ rất sớm, bằng con đường tự nhiên, dân dã. Khi đến với Việt Nam, Phật giáo bén duyên ở vùng Kinh Bắc trang nghiêm cổ kính, Phật giáo phát triển mạnh mẽ và trở nên hưng thịnh dưới thời kỳ nhà Lý, nhà Trần.
Trải qua thời gian, Phật giáo vẫn kiên định song hành cùng đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt, càng ngày càng hội nhập sâu, rộng trong tín ngưỡng truyền thống.
Triết lý nhân sinh Phật giáo xoay quanh các phạm trù: vô thường, vô ngã, tứ diệu đế. Đặc tính nổi bật nhất của Phật giáo là tùy duyên phương tiện nên khi Phật giáo truyền bá ra bên ngoài với tư tưởng “khế lý, khế cơ”, để đến với mỗi vùng đất mới, mỗi một khu vực khác nó lại có những bước đi khác nhau, cách thức khác nhau, sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.
Vun bồi Phật tính trong đời sống doanh nhân
Chính tư tưởng này của Phật giáo khi đi vào Việt Nam đã tạo nên tính mềm dẻo, linh hoạt ngay trong việc thực hành giáo lý Phật, nó có thể bách ứng vạn biến theo hoàn cảnh cụ thể để đạt được kết quả cuối cùng là đồng hành với dân tộc Việt Nam.
Tư tưởng cốt lõi của Phật giáo là triết lý nhân sinh từ bi. Triết lý nhân sinh ấy khởi đầu bằng sự chứng giải cái nguyên lý nguyên sơ “nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật” (tất cả chúng sinh đều có Phật tính).
Từ triết lý này đã nảy sinh một loạt những tư tưởng từ bi về cuộc sống nhân sinh, mang một giá trị tư tưởng nhân bản sâu sắc, có giá trị tích cực đối với cuộc sống nhân quần; đó là tư tưởng nhân ái bao trùm mọi hiện hữu; đó là tinh thần bình đẳng bác ái, là đức hiếu sinh, đó là tinh thần cứu khổ cứu nạn… có thể nói đó là sợi dây tinh thần góp phần cố kết cuộc sống nhân quyền theo hướng hưng lợi, trừ hại, vì cuộc sống an lạc của con người.
Cây cối có Phật tính hay không?
Xã hội hiện đại có nhiều điều sầu muộn, lo lắng nhưng các phật tử nói riêng, người dân Việt Nam nói chung vẫn có một tấm lòng, một đức tin với những điều Phật răn... Họ tìm đến Phật để cầu mong sự che chở, an ủi của Đức Phật trước cuộc sống nhiều khó khăn, bất công, bất trắc; tìm đến cửa Phật thanh bình để giải tỏa căng thẳng, tránh xa mọi phiền não, bon chen, xô bồ của cuộc sống; giúp họ thanh thản hơn, tĩnh tâm nhìn nhận lại sự đúng, sai trong cách hành xử của mình để sống tốt hơn.
Phật giáo không phải riêng là tôn giáo của tăng ni, Phật tử mà là tôn giáo của đời sống nhân sinh, hướng con người đến những điều tốt đẹp, thiện lành. Những tư tưởng giáo lý của Đạo Phật không bị bó hẹp trong một bộ phận còn là mạch nguồn tưới tắm, nuôi dưỡng đạo lý cho hết thảy mọi người.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm