Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Làm thế nào để tăng chỉ số hạnh phúc trong doanh nghiệp?

Từ nhiều năm nay, căn hộ của tôi ở Hà Nội đã trở thành nơi lắng nghe những khó khăn, khổ đau của rất nhiều người.

Họ, phần lớn là những người mình không quen biết nhưng họ biết mình qua sách báo, mạng xã hội và họ tin tôi. Vì thế, khi họ có những hoang mang, lo lắng, khổ đau, đổ vỡ hoặc đứng trước những quyết định quan trọng trong cuộc đời, họ thường tìm đến tôi để giãi bày, sẻ chia và xin những lời khuyên.

Tôi là một Phật tử, đi theo con đường của người thầy mình - Thiền sư Thích Nhất Hạnh - đó là con đường “đưa đạo Phật vào cuộc đời”, con đường “phụng sự xã hội” nên tôi đã mở tâm từ, lắng nghe những khổ đau của mọi người. (Thiền sư Thích Nhất Hạnh dạy: nhiều khi, chỉ cần lắng nghe thôi đã giúp mọi người bớt khổ). Và nếu đủ duyên, tôi sẽ chỉ cho họ thấy căn nguyên của những khó khăn, rạn vỡ, khổ đau, từ đó, chia sẻ những phương pháp để giúp họ chuyển hóa. Tôi làm điều đó hoàn toàn miễn phí, theo đúng hạnh nguyện mà hàng ngày tụng kinh, mình đều phát nguyện: “Sáng hiến tặng cho người niềm vui. Chiều giúp cho người bớt khổ”.

Thực tế, tôi đã giúp được rất nhiều người chuyển hóa. Và tôi rất hạnh phúc vì điều đó.

Những người đến tham vấn có đủ các độ tuổi, tầng lớp, trong đó, có không ít các doanh nhân. Có doanh nhân đến tham vấn vì họ bị căng thẳng, stress, mất ăn, mất ngủ. Có doanh nhân đến tham vấn vì bị mất kết nối với vợ, với con, con họ đang bị nghiện hút, nghiện chơi game...

Song cũng có những doanh nhân đến tham vấn về việc: làm thế nào để phát triển chỉ số hạnh phúc cho doanh nghiệp của họ? Với tôi, đây là một tín hiệu rất đáng mừng. Vì sao?

Phàm là doanh nghiệp, dù ở bất cứ lĩnh vực gì, vấn đề quan trọng hàng đầu là làm thế nào để tăng lợi nhuận. Đó là vấn đề liên quan đến chuyện sống còn của doanh nghiệp. Song có một thực tế rất đáng mừng là những năm gần đây, rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, bên cạnh việc phát triển lợi nhuận, họ còn quan tâm đến vấn đề: làm thế nào để phát triển chỉ số hạnh phúc.

Thiền sư Nhất Hạnh chia sẻ tại Google

Thiền sư Nhất Hạnh chia sẻ tại Google

Không phải ngẫu nhiên, từ nhiều năm trước, các tập toàn nổi tiếng của Mỹ như Google, Yahoo!, Woldbank… đã mời Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tăng đoàn làng Mai đến trụ sở để trực tiếp hướng dẫn về thiền, về chánh niệm.

Và cũng không phải ngẫu nhiên, hàng năm, tạp chí uy tín hàng đầu về kinh tế của Mỹ Fortune bình chọn các doanh nghiệp xuất sắc để cho các nhà đầu tư chọn lựa, đều lấy chỉ số hạnh phúc làm một tiêu chí quan trọng.

Đi theo dòng chảy ấy, thật đáng mừng, ở Việt Nam, những năm gần đây, một số doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp ở đây không nên hiểu một cách đơn giản là: đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử, làm vừa lòng đối tác, khách hàng mà cao hơn, làm thế nào để tất cả mọi người trong doanh nghiệp, từ đội ngũ lãnh đạo đến nhân viên, có thể giải tỏa được stress, căng thẳng, có sự thấu hiểu, gắn kết, sẻ chia, yêu thương để mỗi ngày đến cơ quan là một ngày vui, để cơ quan thực sự là gia đình thứ 2 của mình.

Cho nên, tôi không ngạc nhiên khi một số doanh nghiệp đã ứng dụng thiền và đạo Phật vào trong doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp đã lấy giáo lý nền tảng của đạo Phật: HIỂU VÀ THƯƠNG làm slogan, làm kim chỉ nam. Tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều được học thiền, cách quan sát và quản lý cảm xúc, cách làm dịu những căng thẳng trong thân và tâm, cách lắng nghe và nhìn sâu, cách dùng ái ngữ…

Mỗi sáng, tất cả mọi người đều đến cơ quan sớm 15 phút để uống trà. Vừa làm đầu óc tỉnh táo, vừa trò chuyện, kết nối với nhau. Nhờ thế, mỗi ngày đi làm là một ngày vui. Bởi đến đó có niềm vui, có bình an, có hạnh phúc, có sự thấu hiểu và chia sẻ. Và khi đó, cơ quan thực sự trở thành gia đình thứ 2 - gia đình tâm linh, bên cạnh gia đình huyết thống.

HIỂU VÀ THƯƠNG không chỉ áp dụng trong nội bộ doanh nghiệp mà Ban lãnh đạo công ty còn lấy đó làm phương châm ứng xử, đối đãi với các đối tác, khách hàng. Mối quan hệ, dù là đối tác làm ăn, được xây dựng trên nền tảng HIỂU VÀ THƯƠNG, chắc chắn sẽ rất tin cậy, bền vững. Và kết quả sẽ rất tuyệt vời. Tôi thành công, anh cũng thành công. Tôi an vui, hạnh phúc, anh cũng an vui, hạnh phúc.

Đó là lý do vì sao mấy năm gần đây, tôi thường được các doanh nghiệp mời đến hướng dẫn, chia sẻ về việc ứng dụng thiền và đạo Phật vào trong đời sống, thậm chí vào những ngày đặc biệt quan trong của doanh nghiệp như: Hội nghị gặp mặt khách hàng, Tổng kết cuối năm hay gặp gỡ những nhân viên tiêu biểu trong công ty, tôi thường được mời đến tham dự, trò chuyện, chia sẻ… Tất cả chỉ để làm sáng thêm, hiểu thêm, tin thêm vào nền tảng căn bản, vững chãi của mọi mối quan hệ. Đó chính là HIỂU VÀ THƯƠNG.

Mong sao, trong tương lai, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam biết và ứng dụng thành công mô hình này.

Văn hóa doanh nghiệp ở đây không nên hiểu một cách đơn giản là: đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử, làm vừa lòng đối tác, khách hàng mà cao hơn, làm thế nào để tất cả mọi người trong doanh nghiệp, từ đội ngũ lãnh đạo đến nhân viên, có thể giải tỏa được stress, căng thẳng, có sự thấu hiểu, gắn kết, sẻ chia, yêu thương để mỗi ngày đến cơ quan là một ngày vui, để cơ quan thực sự là gia đình thứ 2 của mình.

Nhà báo Hoàng Anh Sướng

Nhà báo Hoàng Anh Sướng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiếng chuông sớm

Phật pháp và cuộc sống 13:25 15/11/2024

Bà Hà giật mình khi tiếng chuông chùa xóm dưới vọng lên. Không cần xem đồng hồ bà cũng biết là 3 giờ rưỡi sáng. Bà đã chờ cái thời khắc này lâu lắm rồi. 24 tiếng đồng hồ. Với một người nằm bất động trên giường như bà, đó là cả một quãng thời gian kéo dài vô tận...

Nói với Phật

Phật pháp và cuộc sống 10:37 15/11/2024

Tôi đã từng là một người chạy theo tham vọng. Mỗi ngày, tôi vùi đầu vào công việc, luôn tin rằng hạnh phúc và thành công chỉ có thể đến từ tiền bạc và địa vị. Cuộc sống cứ trôi qua như một dòng chảy hối hả, không chờ đợi ai, và càng lao về phía trước, tôi lại càng thấy mình kiệt quệ.

Đi chùa sám hối?

Phật pháp và cuộc sống 08:45 15/11/2024

Mưa, Long ngồi trên chiếc võng trước cửa nhà, mắt nhìn ra cổng. Chiều nay, Long có hẹn với bạn gái, hai người sẽ đi chùa sám hối. Đó là thói quen mà mỗi tháng hai lần Long cùng với bạn gái đến chùa Vạn Đức.

Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo

Phật pháp và cuộc sống 14:11 14/11/2024

Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.

Xem thêm