Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 02/09/2020, 13:46 PM

Làm việc ác nhất thời không báo ứng, đừng tưởng rằng luật nhân quả đã bỏ qua

Người xưa thường có câu: “Đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”. Việc ác là những việc làm gây nên những hậu quả tiêu cực cho mọi người xung quanh.

Lời Phật dạy về nhân quả báo ứng

Làm việc ác có thể có lợi lớn cho mình nhưng lại ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh. Người làm những việc ác nhỏ thấy cái lợi trước mắt của bản thân mà quên rằng khi tích tụ lại cái ác ấy ngày càng lớn, nghiệp báo mình phải trả sẽ tương ứng giống như câu chuyện dưới đây.

Người ác sao vẫn hưởng phước lành?

Vào năm Thuận Trị thời nhà Thanh, tại huyện Thuận Nghĩa, Bắc Kinh có một đại gia đình họ Cung, nhà có ruộng đất cả trăm mẫu, lừa ngựa cả đàn. Lúc trung niên, họ sinh được một cậu con trai, đặt tên cúng cơm là Khánh Hữu. Thời gian này, ông Lý làm quản gia quản lý việc tá điền cho nhà họ Cung cũng sinh được một cậu con trai, đặt tên là Lý Phúc. 

Khi Cung Khánh Hữu lên 7 tuổi, ông Cung mời một gia sư đến dạy học cho con trai. Lý quản gia thấy con trai của ông chủ được học hành, bèn cầu xin ông Cung cho con mình học cùng với Khánh Hữu và được ông Cung đồng ý. Tháng ngày qua mau, lúc Lý Phúc 14 tuổi thì cùng Khánh Hữu tá túc tại học viện, ngày học chung lớp, đêm ngủ chung giường. 

Người làm những việc ác nhỏ thấy cái lợi trước mắt của bản thân mà quên rằng khi tích tụ lại cái ác ấy ngày càng lớn, nghiệp báo mình phải trả sẽ tương ứng. Ảnh minh họa.

Người làm những việc ác nhỏ thấy cái lợi trước mắt của bản thân mà quên rằng khi tích tụ lại cái ác ấy ngày càng lớn, nghiệp báo mình phải trả sẽ tương ứng. Ảnh minh họa.

Báo ứng ngàn năm của đệ nhất danh tướng thời Chiến Quốc

Một đêm nọ, Lý Phúc đang ngủ, mơ thấy trên trời mở một cổng lớn, từ cánh cổng ấy có hai vị thần bay xuống học viện, một ông thần chỉ ngón tay vào Khánh Hữu, còn vị thần kia hỏi người ấy thế nào? 

Vị thần chỉ tay đáp: Anh ta là người toàn phước, năm 17 tuổi đậu tú tài, 19 tuổi đậu cử nhân, tương lai sẽ thăng quan đến cấp nhị phẩm, suốt đời hưởng vinh hoa phú quý.

Ông thần nọ lại chỉ vào Lý Phúc, hỏi ông thần kia: Còn anh kia? Ông thần kia nói: Người này thuộc mạng khổ, vô công danh, vô phận, nghèo suốt đời. 

Nói xong, hai vị thần bay về, cửa trời đóng lại như trước. Lý Phúc tỉnh dậy, cảm thấy kỳ lạ liền kể hết chuyện trong mơ cho cha mẹ và những người khác nghe. Đến khi Khánh Hữu 17 tuổi, quả nhiên thi đậu tú tài, lúc này Lý Phúc không còn theo học nữa. 

Nhà có ruộng đất, Lý Phúc tuy chăm chỉ canh tác nhưng vẫn thiếu thốn đủ bề. Lý Phúc luôn để ý đến hành vi của Khánh Hữu, thấy anh ta có tính độc đoán, luôn làm chuyện ác, tàn nhẫn bạo hành, không làm việc tốt bao giờ. 

Sau khi Khánh Hữu thi đậu tú tài và tiếp tục thăng tiến, đúng là thăng chức đến làm đại quan nhị phẩm. Nhưng Khánh Hữu làm quan tham nhũng, tàn độc với bá tánh, đánh người trung lương. Lý Phúc xem những hành vi của Khánh Hữu là tội ác, cảm thấy sau này anh ta ắt phải chịu quả báo.

Những nghiệp bệnh theo nhân quả báo ứng

Nhân quả ở đời vốn rất chính xác và rõ ràng, gieo nhân nào thì gặt quả ấy.

Nhân quả ở đời vốn rất chính xác và rõ ràng, gieo nhân nào thì gặt quả ấy.

Ai ngờ, Khánh Hữu sống thọ đến năm 71 tuổi vẫn phú quý, khỏe mạnh, con cháu đầy nhà. Không chỉ có vậy, Khánh Hữu còn có thể biết được mình lúc nào chết, lúc ông chưa chết, ông nói với con trai làm sao lo hậu sự cho ông. 

Ngược lại, Lý Phúc lại là người sống rất cần kiệm, thật thà đối xử với người dân rất chu toàn, hướng thiện, tự nhủ không làm chuyện độc ác nhưng vẫn chỉ đủ ăn. 

Phúc nghĩ, người ác độc như Khánh Hữu cớ sao lại được hưởng phước trọn đời, còn biết trước ngày mình mất. Thế nên, ông ta cảm thấy bất bình, phải chăng dưới âm phủ cũng có chuyện mua chuộc hối lộ, quyết tâm cùng Khánh Hữu đến Diêm Phủ hỏi cho ra lẽ.

Nghĩ là làm nên ông nói với con trai mình là sẽ chết vào ngày tháng đó, chuẩn bị lo cho hậu sự cho ông. Lý Phúc muốn đi cùng Khánh Hữu đến âm phủ xem như thế nào, nhất định phải xem cho rõ ràng chuyện này. Lý Phúc nói với con trai là mình chết vào lúc nào, không phải vì ông ta tự biết ngày giờ chết mà là ông ta mua sẵn một gói thuốc độc.

Nếu như Khánh Hữu thật sự chết vào ngày ông ta đã nói thì Lý Phúc sẽ uống thuốc độc chết theo Khánh Hữu để xuống âm phủ gặp Diêm Vương. Không ngờ, Khánh Hữu đến ngày đó chết thật sự, ông Lý Phúc cũng uống thuốc độc chết theo.

Người mẹ mê muội hay chuyện nhân quả báo ứng

Nhân quả trong đạo Phật dạy cho ta phải có trách nhiệm trong từng ý nghĩ, lời nói và hành động. Nếu chúng ta không tin nhân quả, ta sẽ sống vô ý thức, thiếu trách nhiệm, chỉ biết tham lam ích kỷ để làm tổn thương người khác.

Nhân quả trong đạo Phật dạy cho ta phải có trách nhiệm trong từng ý nghĩ, lời nói và hành động. Nếu chúng ta không tin nhân quả, ta sẽ sống vô ý thức, thiếu trách nhiệm, chỉ biết tham lam ích kỷ để làm tổn thương người khác.

Quả đã đến khó lòng trốn chạy

Xuống đến Âm Phủ, Diêm Vương xử lý xong công tội của Khánh Hữu mới ra gặp Lý Phúc liền hỏi: Sao ngươi cũng đến đây vậy? Lý Phúc trả lời rằng mình xuống vì Khánh Hữu. Trên trần gian, người người sợ quyền thế, trọng giàu sang, tại sao Diêm Vương dưới âm phủ cũng phải sợ như thế? Tôi nghĩ ông Khánh Hữu sống trên trần gian tàn nhẫn độc ác vạn phần, vậy mà ông ta không phải chịu ác báo lúc trên trần gian, đến âm phủ, chắc phải chịu hình phạt, không ngờ trần gian với âm phủ cũng như nhau.

Diêm Vương nói: Ông hãy chờ một lát thì sẽ hiểu. Diêm Vương ra lệnh cho phán quan mở ra cuốn sổ sanh tử thiện ác để xem, trên tên của Cung Khánh Hữu có một hàng chữ. 

Diêm Vương nói: Vì kiếp trước Khánh Hữu làm rất nhiều việc thiện to lớn, kiếp này tuy làm ác, đã tiêu hao không ít công thiện của kiếp trước. Nhưng vẫn còn dư rất nhiều việc thiện to lớn, chuyển đến kiếp sau vẫn được hưởng phước, nhưng không còn lớn như kiếp trước nữa. Với những chuyện ác mà ông ta đã làm, vẫn chưa đến thời kỳ thuần thục.

Lý Phúc nhà ngươi vì kiếp trước không có làm việc thiện nên kiếp này phải chịu khổ. Nhưng vì do ông giác ngộ, một lòng làm việc tốt, cho nên ông sống trên đời tuy không hưởng phước nhưng ăn mặc không thiếu thốn gì, khi ông chuyển kiếp sau, ông sẽ hưởng phước thật là lớn.

Làm việc ác có thể có lợi lớn cho mình nhưng lại ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh. Ảnh minh họa.

Làm việc ác có thể có lợi lớn cho mình nhưng lại ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh. Ảnh minh họa.

"Tôi tin vào Phật pháp, cái gì cũng có nhân quả báo ứng hết"

Lý Phúc cầu xin Diêm Vương lúc chuyển kiếp đừng cho ông ta uống nước canh Mạnh Bà, để kiếp sau có thể xem được kết quả hành vi của Khánh Hữu. Diêm Vương đồng ý lời cầu xin của Lý Phúc. 

Lý Phúc lại đi theo Khánh Hữu đi chuyển kiếp luân hồi. Vì ông ta chưa uống nước canh Mạnh Bà biết hết sự việc, biết được Khánh Hữu lại đầu thai đến một gia đình phú quý. Ông thì đầu thai đến một gia đình trung bình, vẫn tu hành giữ thiện. 

Khánh Hữu sau này trưởng thành, làm quan huyện trưởng, vẫn tàn ác với bá tánh, hoàn toàn không có một chút hối hận, dựa vào quyền thế tham nhũng, hãm hại dân lành. Vì ép buộc khẩu cung, đã móc đi hai con mắt của một người. Ngoài ra, vì một vụ án đã chém mất đôi chân của người khác, Khánh Hữu sống thọ đến hơn bảy mươi tuổi, bị bệnh và qua đời. Lý Phúc do có trí tu hành từ bi, đã tu đến xuất hồn có thể đi xuống âm phủ.

Lý Phúc ngồi thiền, ông nhìn thấy linh hồn Khánh Hữu sau khi chết xuống gặp Diêm Vương. Lúc này khác với lúc trước, Diêm Vương tiếp đến Lý Phúc trước rồi mới xử Khánh Hữu sau. Khi thấy dưới tên của Khánh Hữu trong sổ, phước thiện đã hoàn toàn tiêu hao hết.

Lúc làm quan, móc mắt người ta, chém đôi chân người khác, hai sự việc này, chỉ có thể lấy thân mà trả nợ, phán quyết Khánh Hữu kiếp sau đầu thai đến một gia đình nghèo khổ, đôi mắt mù lòa, tàn tật hai chân, mỗi ngày ra mặt đường ăn xin, khổ hết biết. 

Khi Lý Phúc nhìn thấy Khánh Hữu có quả báo của ba kiếp, trong lòng sợ mất đi bản tính mà phải tọa lạc sự luân hồi, nên kiên trì tu hành, phát tâm dũng mãnh độ mình độ người, quyết tâm tinh tấn cho đến khi viên mãn công đức, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi sinh tử khổ đau này.

Xem thêm video "Mạn đàm về pháp tu lạy Phật":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phương thức niệm Phật đời Trần

Tư liệu 08:23 18/04/2024

Không phải ngẫu nhiên đến đời Trần, phương thức niệm Phật được Thiền phái Trúc Lâm chú trọng trong việc vận dụng vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong các Thiền đường nước Đại Việt.

Cha mẹ là ruộng phúc trong 3 cõi

Tư liệu 08:10 16/04/2024

Phật bảo Ngài A Nan rằng: - Cha mẹ, chúng Tăng, là hai thứ ruộng phúc của tất cả chúng sinh, là diệu quả của cõi Nhân cõi Thiên, Niết Bàn giải thoát, cũng do đó mà được thành tựu vậy!

Thiện duyên của người mẹ cúng dàng 500 vị Bích Chi Phật

Tư liệu 06:58 16/04/2024

Theo kinh Ðại phương tiện Phật báo ân, vào thời quá khứ xa xưa có một người nữ, do một bất thiện nghiệp ở tiền kiếp đã sinh ra làm con của một con nai cái. Nhưng cũng nhờ những nghiệp nhân tốt đẹp khác, cô gái do nai sinh ra có một tướng mạo đoan chính, tính tình bao dung, hiền thiện.

Chú chó theo chủ tu hành

Tư liệu 18:40 15/04/2024

"Tôi niệm một tiếng miệng của nó cũng mấp máy theo và ngồi ngay ngắn. Lúc tôi không có ở đó thì mở máy niệm Phật để trước tượng Tam Thánh, nó cũng chạy đến ngồi yên lắng nghe danh hiệu Phật. Mỗi khi tôi tắt máy thì nó không vui, nhìn tôi mà sủa “gâu, gâu”."

Xem thêm