Lama Tulku Neten Rinpoche khuyên Phật tử cần hiểu rõ Kinh, Luật, Luận
Lama Tulku Neten Rinpoche sáng 10/12 đã đến thăm tu viện Khánh An (Q.12, TP.HCM) và có pháp thoại khuyến tấn Phật tử tu viện.
Thượng tọa Thích Trí Chơn, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, viện chủ tu viện hoan hỉ tiếp ngài Tulku Neten Rinpoche tại thất Vô Sự.
Sau phát biểu chào đón của thầy viện chủ, vị Thiền sư Tây Tạng đã có lời chúc phúc và tán thán công đức hoằng pháp của thầy không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Châu Âu và nhiều nơi trên thế giới.
“Hạnh nguyện của thầy xứng đáng là sứ giả của Như Lai truyền bá Chánh pháp”, Thượng tọa Thích Trí Chơn nói.
Nhân dịp có Phật tử về chùa tu tập, ngài Tulku Neten Rinpoche được cung thỉnh ban cho thời pháp thoại. Trong pháp thoại, ngài nói rõ về ý nghĩa Văn, Tư, Tu.
“Văn nghĩa là lắng nghe, Tư là tư duy, Tu là ứng dụng thực tập”, Lama Tulku Neten Rinpoche nói. Ngài còn dạy, trên bước đường tu phải biết buông bỏ, giữ Bồ-đề tâm và chánh tri kiến. Buông bỏ để được bình an, dù sống ở bất kì môi trường nào cũng phải vững vàng, đừng để lay chuyển tâm Bồ-đề, từ đó mới thấy biết như thật (chánh tri kiến).
Ngài cũng nói về Giới, Định, Tuệ. “Giới là để hoàn thiện nhân cách, giúp chúng ta biết đủ, biết dừng; Định là việc kiểm soát tâm trí và cảm xúc của bản thân; Tuệ như ngọn đuốc soi sáng nẻo đường mình đi. Giới Định Tuệ là nền tảng cơ bản để người Phật tử nương theo tu tập, là con đường để tiến tới giác ngộ, giải thoát.
“Ngoài ra, để tu tập thành công, chúng ta cũng phải hiểu rõ được Kinh, Luật, Luận” - Lama Tulku Neten Rinpoche nhấn mạnh.
Theo Lama Tulku Neten Rinpoche, tạng Kinh là những lời dạy của Đức Phật, tạng Luật là những lời răn nhắc của Đức Thế Tôn và tạng Luận là những lý giải của chư Phật, chư Tổ để chúng ta ứng dụng tu tập.
Cuối bài pháp, Ngài khuyến tấn đại chúng đem giáo pháp của Đức Phật ứng dụng vào cuộc đời để thấy được hiệu quả của sự bình an, giác ngộ - đó mới chính là con đường tu đích thực.
“Cuộc sống hằng ngày bị chi phối bởi rất nhiều cảm xúc, có những cảm xúc êm đềm, dịu dàng nhưng cũng có cảm xúc dữ dội, mạnh mẽ, lúc đó hãy giữ tâm bình lặng trước những biến thiên, những thăng trầm của cuộc đời thì ta mới cảm nhận được vị ngọt của sự bình an”.
Được biết, ngài Neten Rinpoche Tulku là viện trưởng tu viện Jungpa, Tây Tạng và Phật Học viện Jam tse Cho Ling, Canada. Ngài đã hoằng pháp nhiều nơi trên thế giới. Cộng đồng Phật tử Việt Nam tại một số nước châu Âu rất tôn kính ngài.
Trong thời gian ở Việt Nam, ngài Tulku Neten Rinpoche phát tâm làm thiện nguyện một số tỉnh miền Tây Nam bộ và các tỉnh miền Trung, cũng như ban giao pháp đến một số điểm tại TP.HCM.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Một viễn ảnh không xa
Xiển dương Đạo pháp 10:15 05/11/2024Một viễn ảnh thế giới vị lai đầy hương hoa của chánh pháp sẽ không xa lắm khi con người tự biết cải thiện lấy mình bằng chánh pháp.
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Xiển dương Đạo pháp 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Xiển dương Đạo pháp 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Xiển dương Đạo pháp 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm