"Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương"

Làm gì để gia đình ta có hạnh phúc, ngay hôm nay? Đây không phải là câu hỏi mà còn là lời nhắc, để mỗi người tập “lắng nghe” và “nhìn lại”, để thấy mình có lỗi lầm nào không, người kia có chút dễ thương nào?

Thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sáng nay, ở talkshow về khỏe và an, bạn MC hỏi về giá trị quan trọng nhứt trong thời đại ngày nay, tôi đã chọn, đó là gia đình. Mà thực ra, không chỉ thời đại ngày nay, gia đình sẽ mãi-luôn-quan-trọng trong tất cả thời đại, cổ lẫn kim, hiện tại và mai sau.

Có người đã nhận định, “gia đình là tế bào của xã hội”, ở đó có các tế bào nhỏ hơn, là mỗi thành viên, có thể là ông là bà, là ba là mẹ, là vợ là chồng, là con cái… Nếu ai cũng thao thức làm gì để gia ta có hạnh phúc - hẳn người ta sẽ tìm thấy câu trả lời và hành động miên mật cho câu trả lời ấy - chính là tu thân.

Tu thân, theo Phật chính là sửa ý-ngữ-thân, làm cho suy nghĩ, lời nói, việc làm của mình hằng ngày luôn có tính xây dựng, mang lại bằng an cho tự thân và người xung quanh, nhứt là những người thân gần.

Có một điều mà những ai có quan sát sẽ thấy bất ngờ, đó là đôi khi con người ta “sống ảo” rất đẹp, nhưng trong các gạch nối yêu thương (sống thật) thường coi nhẹ. Theo đó, với người ngoài có thể ngọt ngào tử tế nhưng với người thân thì cau có khó chịu, thậm chí mặc sức xả những lời nói gây thương tổn hay làm tụt “mood”. Có người ngụy biện, vì đó là người thân! Hẳn là người ấy nghĩ rằng, là người thân nên có thể chịu đựng và bỏ qua được những điều thô tháo. Vì là người thân nên chủ quan hơn trong khi thể hiện và cũng dễ dàng vung vãi. (Tất nhiên, sẽ thật tuyệt vời nếu với ai cũng tử tế, nhẹ nhàng).

Thực tế, có những ông bố bà mẹ vì quá khó khăn với con khiến con không dám gần. Con càng không dám gần thì càng trách móc, khó chịu. Trong khi đó, lẽ ra, có thể ngồi lại để thật thà nhận diện nguyên do, cam kết giúp nhau vượt qua chướng ngại. Cứ vậy, mọi thứ đẩy đi, mối quan hệ thân gần theo ngày tháng thành xa cách. Vợ chồng cũng vậy. Một lời thương, một sự tôn trọng nhau cũng thiếu hụt, một sự sẻ chia đơn giản, chung vai trong khăn khó không có thì làm gì có chút nghĩa để đỡ nâng cho những lỗi lầm (vốn ai cũng có thể mắc trong cuộc sống hằng ngày).

Thiền sư Nhất Hạnh dạy “lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương”. Hai vế này nương nhau biểu hiện. Khi có lắng nghe sẽ hiểu, hiểu rồi sẽ thương sâu, mang đến cho nhau bằng an, hạnh phúc mỗi ngày, làm dày thêm cái nghĩa, cái tình, để mỗi ngày nhìn lại thì thấy thương, thấy biết ơn nhau nhiều hơn.

Làm gì để gia đình ta có hạnh phúc, ngay hôm nay? Đây không phải là câu hỏi mà còn là lời nhắc, để mỗi người tập “lắng nghe” và “nhìn lại”, để thấy mình có lỗi lầm nào không, người kia có chút dễ thương nào? Rồi xin lỗi, rồi cám ơn, rồi nhẹ nhàng cùng bước qua bao khăn khó cuộc đời. (Tất nhiên, nói thì dễ, công thức đã có, nhưng làm và làm được, thành một thói quen, như là tính cách thì phải dài lâu, kiên nhẫn rất nhiều).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hãy chấp nhận rằng không có gì là mãi mãi

Phật pháp và cuộc sống 19:28 17/03/2025

Có những nỗi đau tưởng như chẳng thể vượt qua, nhưng theo thời gian ta nhận ra mình đã học được cách bước tiếp. Có những hạnh phúc ngỡ như là mãi mãi, nhưng rồi cũng mờ dần theo năm tháng.

Thầy giáo chi 100 tỷ đồng xây trường học cho các em nhỏ vùng cao

Phật pháp và cuộc sống 13:07 17/03/2025

Ngày 15/3, ngôi trường nhà giáo Nguyễn Xuân Khang tặng học trò vùng cao với tổng kinh phí khoảng 100 tỷ đồng đã được khởi công tại xã Tả Lủng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Truyện ngắn: Ân oán chập chờn

Phật pháp và cuộc sống 09:31 17/03/2025

Ân oán chập chờn - đang chìm đắm theo lời kinh, thình lình tâm con bỗng rực sáng lên, khiến con xúc động run rẩy cả toàn thân, nước mắt ràn rụa, con chắp tay chân thành khấn nguyện: “Thưa đức Quán Âm Bồ Tát, con nguyện nương tựa Ngài “niệm niệm chẳng sinh nghi”.

Xem thêm