Tình người nơi ngôi chùa trong hẻm nhỏ Sài Gòn

Vào mỗi sáng thứ Hai và thứ Sáu hằng tuần, tại chùa Thiên Khánh (551/24 Phạm Văn Chí, P.7, Q.6, TP.HCM), bếp ăn dinh dưỡng lại mở cửa để đón các cụ già neo đơn đến dùng bữa sáng. Không khí nơi đây luôn ấm áp, chan chứa tình người, dù đơn sơ nhưng đầy sự quan tâm và sẻ chia.

Tình người nơi ngôi chùa trong hẻm nhỏ Sài Gòn 1
Niềm vui của các cụ neo đơn là sáng thứ Hai, thứ Sáu về chùa Thiên Khánh ăn sáng, trò chuyện cùng nhau.

Đại đức Thích Minh Thạnh, trụ trì chùa chia sẻ với Phatgiao.org.vn, "Từ sáng sớm, các cụ đã lục đục có mặt trước cổng chùa, dáng đi chậm chạp, có người chống gậy, có người được hàng xóm dắt đến. Trên gương mặt họ hiện lên vẻ háo hức xen lẫn sự an nhiên".

Trong khi đó, tại sân chùa, những bộ bàn ghế nhựa được Phật tử của chùa Thiên Khánh sắp ngay ngắn, từng cụ ngồi vào chỗ, chờ đợi những suất ăn nóng hổi.

Đại đức trụ trì cho biết, các thiện nguyện viên của chùa, chủ yếu là các Phật tử và những người có lòng hảo tâm.

"Họ tất bật mang ra những khay thức ăn thơm phức - một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng, có khi là cháo nóng, bún, mì hoặc bánh mì kèm sữa đậu nành. Những bàn tay gầy guộc nhưng tràn đầy lòng biết ơn nâng niu từng chén cháo, từng ly nước ấm", vị thầy trẻ khởi xướng hoạt động này nói.

Tình người nơi ngôi chùa trong hẻm nhỏ Sài Gòn 2
Niềm vui nhân lên trong tuổi xế chiều khi được gặp gỡ những người đồng trang lứa.

Ghi nhận của Phatgiao.org.vn, bên những bát cơm chay giản dị, các cụ vừa ăn vừa trò chuyện, kể nhau nghe chuyện đời, chuyện con cháu xa xứ, chuyện những ngày tuổi già cô quạnh. Nhưng trong khoảnh khắc này, họ không còn thấy đơn độc nữa, vì ít nhất, mỗi tuần hai lần, họ có một nơi để đến, có những con người xa lạ nhưng lại đối xử với nhau như người thân.

Tiếng kinh Phật văng vẳng trong không gian tĩnh lặng của chùa, hòa cùng tiếng cười đùa của các cụ, tạo nên một bức tranh bình dị nhưng đầy tình thương.

Những bữa ăn ở đây không chỉ giúp các cụ có thêm sức khỏe, mà còn là liều thuốc tinh thần, giúp họ cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương từ cộng đồng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Chánh niệm từ bi - hoá giải sân hận trong học đường

Phật pháp và cuộc sống 14:57 28/03/2025

Mặt trời buổi sáng rọi những tia nắng ấm áp qua cửa sổ lớp học, nhưng không khí trong phòng lại căng thẳng đến lạ thường. Minh – một cậu học sinh lớp 9, nổi tiếng là nóng tính – đang đứng đối diện với Nam, ánh mắt đầy giận dữ. Cả lớp nín thở.

Sống biết tha thứ và bao dung

Phật pháp và cuộc sống 14:34 28/03/2025

Cái quý giá nhất của đời sống con người chính là đời sống có được hạnh phúc bình an của tâm hồn. Bao dung tha thứ cho người cũng chính là bao dung tha thứ cho mình. Tha thứ bao dung cho người với trái tim chân thành mới có thể giúp người khác khắc phục được lỗi lầm, trao cho họ một cơ hội để sửa sai.

Thực hành Chánh niệm: Không chỉ phương pháp, quan trọng là ứng dụng

Phật pháp và cuộc sống 11:21 28/03/2025

Thực tế, phương pháp thực hành chánh niệm đã được thiết lập rõ ràng. Đó là nhận biết hơi thở vào và hơi thở ra.

Phật tử Việt Nam và Vesak 2025: Hiểu sâu, hành đúng, lan toả rộng

Phật pháp và cuộc sống 22:42 27/03/2025

Năm 2025, Việt Nam vinh dự đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc, một sự kiện mang tầm vóc quốc tế, đón tiếp quý chư tôn đức, lãnh đạo, học giả, nhà nghiên cứu, Phật tử từ nhiều quốc gia đến tham dự. Đây không chỉ là cơ hội để giới thiệu Phật giáo Việt Nam với thế giới mà còn là dịp để mỗi Phật tử trong nước thể hiện sự hiểu biết, thực hành giáo pháp và đóng góp tích cực vào sự thành công của sự kiện trọng đại này.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo