Lắng nghe, thấu hiểu người khác cũng là nghệ thuật (phần 1)

Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska, trong một bài viết của mình, đã có câu kết luận khiến nhiều người phải suy nghĩ: “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”.

Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska, trong một bài viết của mình, đã có câu kết luận khiến nhiều người phải suy nghĩ: “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”.

Và bà đã kể lại câu chuyện có nội dung như sau: Bé trai Jasio mới trên dưới một tuổi đã có cô em gái mấy tháng. Bữa nọ Jasio lấy ngón tay chọc vào mắt em gái. Bố mẹ em hoảng quá vội vàng bế thốc em gái lên và mắng bé thậm tệ: “Mày không biết mày làm thế là chọc mù mắt em hay sao!". Tác giả câu chuyện đưa ra nhận xét: Jasio đâu phải là ông anh độc ác, nó chỉ muốn em gái mở mắt ra xem mắt em thế nào. Cũng như phần lớn trẻ em ở tuổi mình, Jasio coi tất cả mọi người quanh bé như những đồ vật để nó tiến hành các thí nghiệm thuần túy vật lý học: Thử xem có thể làm gì với những “đồ vật” đó, nên đẩy ngã, giật tóc, sờ nắn khắp nơi là chuyện bình thường.

Trẻ nhỏ không biết rằng người khác cũng có những trạng thái nội tâm nào đó. Thậm chí nếu chúng có phát hiện ra ở mọi người những cái mà đồ vật không có thì trong mười mấy tháng đầu đời chúng cũng không phân biệt được những cảm nhận, mong muốn của chính mình với trạng thái và mong muốn của người khác. Trẻ em luôn coi mình là chủ nhân của cả thế giới chúng đang sống, cho nên chúng coi tất cả các trạng thái tâm lý của người khác cũng giống hệt như các trạng thái của chúng. Nhà khoa học nổi tiếng người Thụy Sĩ, Jean Piaget, đã gọi hiện tượng này là tư tưởng trung tâm nhận thức. Bằng chứng rõ ràng nhất về tư tưởng này là việc làm của trẻ thể hiện trong trò chơi giấu - tìm. Một cậu bé ở tuổi lên ba lên năm giấu một vật gì đó, chẳng hạn như quả bóng hay con búp bê, ở chỗ cậu tự chọn cho mình (thí dụ trong đôi giầy của bố), một cậu bé khác, khi đó phải ở phòng bên cạnh, không nhìn thấy, có nhiệm vụ tìm ra đồ vật đã được bạn mình giấu đi. Nếu chúng ta hỏi: “Cháu nghĩ sao, bạn cháu sẽ đi tìm các thứ ấy ở đâu ?” thì những trẻ em ở vào độ tuổi lên sáu vẫn hầu như có cùng câu trả lời: trong đôi giầy của bố. Nói cách khác, trong giai đoạn phát triển nhất định của mình, trẻ không phân biệt được cách nhìn của mình với cách nhìn của đứa trê khác hay cách nhìn của người lớn khác. Nó luôn có cảm tưởng rằng người khác cũng nhìn thấy, cũng biết và trải nghiệm những cái giống y như nó, mặc dù các tình huống là hoàn toàn khác nhau. Quan sát phản ứng của những đứa trẻ cùng lứa tuổi bị coi là đồ vật (như việc em gái khóc do nó cố làm em mở mắt ra, hoặc tiếng kêu cũng những giọt nước mắt của bạn trai bị lấy mất quả bóng, bạn gái bị giật tóc), cũng như nhìn thấy phản ứng của người lớn trước những hành động mang tính thăm dò, phát hiện của chúng, trẻ dần dần học được một điều rằng những người khác cũng có sự cảm nhận và nhu cầu nào đó, rằng không phải bao giờ họ cũng muốn những em tưởng tự như chúng, rằng đôi khi chỉ đơn giản là cngười ta không nhìn ra cái mà chúng đang nhìn thấy. Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em ở độ tuổi lên năm lên sáu đã biết làm theo nguyên tắc: “Ta sẽ nhìn thấy gì khi ta ở vị trí của bạn kia”’.

Hình minh họa

Hình minh họa

Dần dần từng bước, chúng ta học cách ly tâm, tức là chúng ta được chuẩn bị về mặt nhận thức vượt ra khỏi cái không gian của riêng mình, bước vào một không gian khác. Chúng ta có đủ khả năng vứt bỏ tư tưởng, trung tâm nhận thức. Nhưng liệu như vậy đã phải là chúng ta đang lớn dần, vượt ra khỏi nó chỉ một lần và vĩnh viễn, để rồi với tư cách người lớn, chúng ta sẵn sàng đi theo xu hướng phát hiện ra sự khác biệt ở người thứ hai đồng thời hiểu rõ quan điểm của người ấy không? Tại sao ở người lớn vẫn có chuyện ai đó không đủ khả năng vượt ra khỏi cái không gian nhỏ hẹp của mình? Có ba nhóm yếu tố có thể được coi là quan trọng nhất: Những vấn đè gặp phải với cái “tôi” cá nhân, với sự tự đánh giá mình và với nhận thức về giá trị bản thân, coi hình ảnh mình như một khuôn mẫu hay công cụ để hiểu người khác, lười biếng về mặt nhận thức, tức là thiếu suy nghĩ, thiếu cân nhắc, không có ý chí và năng lực lắng nghe.

Thấu hiểu người khác là phát hiện chính xác nhu cầu, mục đích, nỗi lo lắng, niềm hy vọng, cách nhìn thế giới các mối quan tâm, hiện trạng cảm xúc của người đó.

Để có thể thấu hiểu người khác, cần phải thật sự quan tâm đến anh ta, phải dành cho anh ta khoảng thời gian nhất định của mình, phải có năng lực nhận thức và phải có nhiệt tình. Nhưng chúng ta có thể tập trung vào người khác thế nào được khi chúng ta còn bận bịu với bao suy nghĩ về các vấn đề của chính mình, khi bản thân chúng ta còn chưa biết được là mình thuộc loại thông minh hay đần độn, mình là người bạn tốt hay cũng chỉ là một kẻ xấu xa, đểu cáng, khi chính chúng ta còn chưa xoay xở được với bao thứ trách nhiệm được giao ở cơ quan, còn con cái chúng ta thì học hành chẳng đâu vào đâu ở trường? Trong rất nhiều công trình nghiên cứu xã hội học, người ta đã chỉ ra rằng phát hiện chính xác ở người khác (cả người quen cũ và người mới quen), những lầm lẫn trong việc gán nguyên nhân cho hành động của người thân nhất (vợ, chồng, cha, mẹ, con cái) thường có nguồn gốc ở những vấn đề liên quan đến việc tự đánh giá thấp bản thân. Chẳng hạn như các công trình nghiên cứu do bà Maria Jarymowicz và các cộng sự của bà tiến hành đã chỉ rõ rằng những người tự đánh giá mình thấp thì cũng đánh giá thiếu chính xác nhất xúc cảm của người khác, còn những người đánh giá tích cực, trung thực về bản thân mình thì bao giờ cũng hiểu người khác một cách đúng đắn nhất. Chưa hết, nếu những người đang trải qua nỗi khó khăn, buồn phiền liên quan trực tiếp đến bản thân mình được tác động để nâng cao những đánh giá vẻ bản thân thì về cơ bản họ sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước nhu cầu và những vấn đề đang gặp phải của người khác, họ hiểu thấu hơn những người kể trên.

Cố gắng hiểu thấu người khác thông qua việc gán cho họ những đặc tính, những nhu cầu, những trạng thái cảm xúc haynhững mục tiêu xác định - là dựa trên việc sử dụng những đặc tính muôn màu muôn vẻ của cái “tôi” cá nhân với tư cách điểm xuất phát, với tư cách một khuôn mẫu chúng ta dùng để so sánh mình với người khác. Chuyện đó đặc biệt thường xuyên xảy ra khi chúng ta cố gắng nhận biết những người chúng ta ít quen. Coi những đặc tính nhất định của cái “tôi” cá nhân như một khuôn mẫu đặc biệt được thể hiện chẳng hạn trong việc gán ghép đặc tính và ý định của mình cho những người khác, hoặc nói thẳng thừng ra là thể hiện bằng việc phát hiện ở người khác những đặc tính ngược lại một cách rõ ràng với đặc tính của bản thân mình. “Ta chăm chỉ là vậy, có trách nhiệm cao là vậy còn tất cả bọn họ chỉ là một lũ lười chảy thây”. Trong các vấn đề chúng ta cho là quan trọng, chúng ta thường hay bỏ qua cái gọi là sự đồng thuận xã- hội, nghĩa là chúng ta có xu hướng làm sao để quan điểm, thái độ và các giá trị của chúng ta được đại đa số chia sẻ. Điều này thường dẫn đến các sai lầm trong nhận thức và thiếu sự thấu hiểu dành cho người khác. Những khó khăn gặp phải khi muốn hiểu thấu người thứ hai cũng là kết qua của việc chúng ta thường có xu hướng dễ dãi trong cuộc sống, tức là thích phân loại và sử dụng các khuôn mẫu cũ. Việc vơ những người cụ thể vào các nhóm có tiêu chí rộng hơn là cách sắp xếp lại thế giới nhưng cũng đồng thời là nguồn gốc của sự hiểu biết sai lầm, nông cạn, cứng nhắc nhắc về những người này. Chúng ta không thể nói gì nhiều về một người mà chúng ta chỉ biết mỗi họ tên.. Thế nhưng có biết bao nhiêu đặc tính khác nhau chúng ta sẵn sàng gán cho người đó khi chúng ta liệt người ta vào nhóm “phụ nữ”, “nhà phẫu thuật”, “già”, “theo đạo Hồi”, “bệnh nhân bệnh viện tâm thần”, “vô gia cư”… Các thông tin về việc một người cụ thể thuộc nhóm xã hội nào cụ thể thuộc nhóm xã hội cụ thể nào thường được tạo ra một cách tự động, không có sự tham gia của ý thức chúng ta. Việc bỗng nhiên xuất hiện trong đầu chúng ta những loại người nào đó sẽ tạo thuận lợi để chúng ta đến với những thông tin có tính tiêu cực và cản trở chúng ta đến với những thông tin tích cực hoặc ngược lại, phụ thuộc vào loại khuôn mẫu chúng ta có về đề tài loại người nhất định. Chẳng hạn như ai đó bị liệt vào loại “bà già” , thì sự xác định mang yếu tố tiêu cực liên quan đến khuôn mẫu người già cả sẽ đến trong đầu chúng ta dễ dàng hơn và chúng ta cũng nhớ kỹ hơn là những đặc tính không phù hợp với người đó. Hơn nữa, khi chúng ta gán cho ai đó những đặc tính xấu một cách máy móc gọi là liên quan đến một loại người nhất định, điều đó đã hạn chế các mối quan hệ của chúng ta với người đó rồi. Vậy là chúng ta không có cơ hội để làm quen với người đó tốt - hơn nhằm mục đích kiểm nghiệm suy nghĩ của chúng ta về nguời ấy.

Hình minh họa

Hình minh họa

Như vậy bước đầu tiên để có thể thấu hiểu người khác là không tự cho phép mình được dễ dàng bị lôi cuốn vào sự hấp dẫn cứng nhắc mà rất cần dành thời gian cho cái ai đó đang làm cũng như phải lắng nghe những gì người đó đang nói về bản thân mình. Nghe chăm chú, tức là cách nghe có thể dẫn đến thấu hiểu người khác, không phải là điều dễ dàng. Đó là một quá trình tích cực không chỉ nhằm mục đích thu thập thông tin mà còn là sắp xếp lại những thông tin đã nghe được và tái tạo chúng. Chúng ta cũng không chỉ đơn thuần làm cái việc cơ cấu lại những gì người khác nói mà chúng ta còn cho nó một ý nghĩa nhất định trong ngữ cảnh của điều chúng ta hiểu về người này, chúng ta không chỉ cố gắng đánh tín hiệu cho người đó biết rằng chúng ta đang nghe một cách chăm chú mà chúng ta còn cố gắng bằng cách nào đó (chẳng hạn như thông qua các câu hỏi hơi mang tính “soi mói”) để biết được, liệu sự phân tích của chúng ta về điều người đó đang nói có đúng hay không. Nếu năng lực nhận biết của chúng ta bị vướng bận vào một việc gì đó khác hơn là nghe thì khi đó rất nhiều thông tin quan trọng người khác nói sẽ chỉ từ tai này sang tai kia mà thôi. Không thể chú ý lắng nghe trong khi vừa nghe vừa xem ti vi, đọc sách báo hay nghĩ về những khó khăn mình đang phải đối đầu. Điều này chỉ khiến chúng ta vô cùng mệt mỏi. Nhưng rất đáng tiếc là năng lực nghe ở người lớn lại không gia tăng theo tuổi tác. Những người lớn tuổi thường là các thính giả tồi hơn so với trẻ em. Các em học sinh, khi bắt đầu cắp sách đến trường, nhớ được nhiều thông tin hơn so với các anh chị sắp thi tốt nghiệp phổ thông trung học của chúng.

Trẻ em không ngại hỏi người đối thoại với chúng xem chúng hiểu những lời người đó như vậy có đúng không. Người lớn ít làm việc này, cho nên vì những lý do nhất định, họ chỉ nắm bắt từ phát ngôn của người ta những gì tiện lợi cho mình, những gì phù hợp với mô hình của họ. Thỉnh thoảng họ bỏ qua những nội dung lẽ ra là quan trọng nhất đối với người thứ hai. Chúng ta thường thay đổi chủ đề câu chuyện để chuyển sang cái chủ để dễ dàng, tiện lợi hơn đối với chúng ta, chúng ta đưa ra những đánh giá có tác đụng “bịt miệng” người đang đối thoại với mình. “Mà có chuyện gì nào” - chúng ta hay nói điều này với một người từ mấy tuần đang đau khổ vì sau tai bỗng nhiên mọc lên một nốt ruồi to tướng. Khi chúng ta cố gắng tìm cách kể cho cô bạn mình nghe về chuyện chúng ta đang có tâm trạng buồn phiền vì hôm trước vừa bị đuổi việc mà chúng ta lại phải nghe từ cửa miệng cô ta: “Cậu biết không, bắt đâu từ hôm qua cái Lan có một con mèo tuyệt vời. Cậu biết nơi nào có thể mua thức ăn cho mèo tốt nhất, bảo đảm nhất không”- thì rõ ràng chúng ta mất hết cả hứng tiếp tục câu chuyện.

Mọi người thường không thể đạt tới sự hiểu biết lẫn nhau khi họ thôi không nói chuyện với nhau nữa: Mà họ không nói chuyện với nhau là vì họ không có thời gian hoặc không đủ kiên nhãn để vượt qua những khó khăn trong giao tiếp hay họ nhìn thấy là họ không đủ khả năng gây sự chú ý ở người đối thoại với mình. Nhiều cặp vợ chồng bỏ nhau chỉ vì bản thân những người bạn đời của nhau không hiểu được nhau, không nhìn ra những nhu cầu của nhau hoặc phân tích sai những nhu cầu đó Đôi khi phải sau nhiều năm thất bại trong hôn nhân, ở giai đoạn cuối cùng trước khi hôn nhân đổ vỡ khi lá đơn ly hôn đã được chuyển đến tòa án, vợ chồng mới bắt đầu nói chuyện với nhau. Bởi vì khi đó cả hai bên đều không có gì để mất. Người ta nói với nhau về những ước mơ ấp ủ bao năm, về những tình cảm và hy vọng. Họ bắt đầu hiểu ra là trước đấy họ đã nghĩ về nhau sai lầm như thế nào.

Cho nên rút kinh nghiệm, chúng ta hãy cố gắng lắng nghe và thấu hiểu người khác. Và chúng ta cũng cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất để người khác hiểu rõ về chúng ta hơn.

Gần đây có một thuật ngữ tâm lý học được mọi người chú ý: Nghe hết mình. Để hiểu thấu người thứ hai, rất cần phải huy động toàn bộ sự chú ý, sự nhạy cảm, trí thông minh và hiểu biết của mình vào việc nghe. Năng lực thấu hiểu người khác và hiểu rõ bản thân mình là hai thứ có liên quan mật thiết với nhau. Khi cái này lấn át cái kia, cái thứ hai sẽ được bổ sung.

Nhà văn Nga vĩ đại Lev Tolxtoi đã từng khuyến khích mọi người tận dụng một cách có ý thức sự phụ thuộc lẫn nhau này khi ông viết: “Sống giữa mọi người, bạn đừng quên những gì bạn đã nhận thức được trong cảnh cô đơn. Trong cô đơn, bạn hãy nghĩ đến điều bạn đã nhận thức được khi tiếp xúc với mọi người”. Cho nên để hiểu người khác thấu đáo hơn, cần phải nhớ lại tình huống từ chính kinh nghiệm bản thân khi chúng ta cảm thấy mình được những người khác hiểu rõ, hay nói chính xác hơn: Khi chúng ta được người thứ hai hiểu mình. Bởi vì sự hiểu biết thấu đáo nhất chỉ có thể xuất hiện trong mối quan hệ giữa hai cá nhân, giữa Tôi và Bạn. Bởi vì chỉ khi đó sự tập trung trọn vẹn của người này dành cho người kia mới có thể diễn ra, sự chú ý cao nhất của một người dành cho người thứ hai khi ở đỉnh cao mới cho phép nhận ra toàn bộ sự thật về người đó, bất kể sự thật đó liên quan đến cái gì. Và đó là điều kiện tiên quyết cho dù điều kiện đó rất khó đáp ứng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật ở đâu?

Phật pháp và cuộc sống 15:09 27/12/2024

Thuở xưa có anh chàng đọc kinh, nghe nói về Phật thích lắm, nhất định đi tìm cho gặp Ngài mới nghe. Anh chàng khăn gói quả mướp ra đi.

Hội từ thiện chùa Tường Nguyên trao 300 phần quà đến người nghèo, học sinh tại tỉnh Bình Thuận

Phật pháp và cuộc sống 15:00 27/12/2024

Ngày 26-12, Hội từ thiện chùa Tường Nguyên tặng 200 phần quà cho bà con dân tộc nghèo và 100 phần quà cho học sinh và trẻ em ở xã Thuận Mình, H.Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Cuộc sống ngày càng ổn định hơn nhờ thường xuyên, liên tục phóng sanh

Phật pháp và cuộc sống 14:42 27/12/2024

Tôi làm một chia sẻ những hiểu biết của mình: Bản thân tôi cũng nhất quyết thả cá từ tháng 9 năm ngoái, đầu năm ngoái kinh tế không giàu, ngày nào cũng thả 2 con.

"Hồn đất Việt" trong những tác phẩm “Gốm chùa”

Phật pháp và cuộc sống 10:19 27/12/2024

Màu tro bếp, màu nâu sồng của vạt áo, màu của đất mẹ, màu phai úa của thời gian trên những tác phẩm “Gốm chùa” gợi nhớ trong tâm thức nhiều người về ký ức xưa, đồng thời phảng phất những chiêm nghiệm về cuộc sống nhân sinh bình dị đời thường.

Xem thêm