STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
“Hạnh phúc đích thực” là tên cuốn sách mà tôi là tác giả. Đây là cuộc trò chuyện giữa tôi và Thiền sư Thích Nhất Hạnh xoay quanh chủ đề về hạnh phúc, làm thế nào để chế tác được hạnh phúc đích thực?
Tôi vẫn nhớ, mở đầu cuộc trò chuyện, tôi đã hỏi Thiền sư: “Hạnh phúc là gì?”. Thầy đã trả lời: “Hạnh phúc là an lạc. Không có an thì không có lạc. An trong thân và trong tâm. Nếu con người chứa chất quá nhiều sự căng thẳng, stress, thân không an thì tâm làm sao an được. Trong khi đó, tâm có những cảm giác, cảm xúc như giận hờn, tuyệt vọng, bạo động. Nếu không có phương pháp cụ thể thì làm sao nhận diện và chuyển hóa được những bất an của tâm”.
Câu trả lời ấy của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã giúp tôi hiểu, vì sao, rất nhiều người giàu có, rất nhiều người nổi tiếng, rất nhiều người có địa vị, quyền lực cao trong xã hội mà họ vẫn đau khổ, thậm chí nhiều người đã phải tự tử. Là bởi vì họ không có bình an ở trong thân và trong tâm. Họ có quá nhiều những căng thẳng, lo âu, sợ hãi, giận dữ, căm hờn, bạo động, ghen ghét, đố ky…, trong đó, có những người luôn cảm thấy cô đơn mặc dầu họ rất nổi tiếng, có hàng triệu người hâm mộ. Bởi họ thiếu tình thương.
Cho nên, thật là sai lầm, thật là thiếu hiểu biết nếu chúng ta có một niềm tin mù quáng rằng: hạnh phúc đến từ tiền bạc, danh vọng, quyền lực… Không! Hạnh phúc đích thực chỉ có khi trong tâm ta luôn có sự bình an, có tình thương. Cổ nhân có một câu rất hay: “Nội yên tri phúc”, nghĩa là: khi cái tâm bên trong của chúng ta an yên thì chúng ta sẽ có hạnh phúc.
Đã có hạnh phúc đích thực thì tức là có những hạnh phúc không đích thực. Chúng là gì? Nhận diện và từ bỏ được không?
Hạnh phúc không đích thực, nói một cách khác, là hạnh phúc ảo, bắt nguồn từ những thứ khiến tâm mình bất an, điên đảo. Nó trái ngược với nền tảng căn cốt của hạnh phúc đích thực, đó là tâm an lạc. An là yên. Lạc là vui. Nó bắt nguồn từ những ham muốn khôn cùng về danh vọng, tiền bạc, quyền bính, sắc dục…, những thứ mà ta cứ tưởng, nó sẽ mang lại cho mình hạnh phúc nhưng sự thực, chỉ là khổ đau. Nhà Phật gọi đó là ‘Tham” - một trong “tam độc”. Đó là tham, sân, si - ba thứ độc hại khiến tâm mình điên đảo.
Quan sát nhiều năm nay, tôi thấy, ở đời, ai cũng có ít nhiều lòng tham. Người thì tham tiền, danh vọng, quyền lực. Người thì mê đắm nhục dục, rượu bia, hút hít... Và thực tế, tôi thấy, tham ít thì khổ ít. Tham nhiều thì khổ nhiều. Càng tham càng khổ. Có người tham đắm tất cả những thứ trên thì cuộc đời đúng là địa ngục. Song, bi kịch hãi hùng nhất là ở chỗ: lúc họ đang chìm trong cơn mê đắm dục lạc, họ lại thấy, họ đang hạnh phúc, sung sướng nhất trần gian.
Quán sát kỹ, tôi thấy, từ tham dễ dẫn người ta đến sân (tức giận, hận thù) và si (si mê, mù quáng). Và vì thế, khổ đau chồng chất khổ đau. Hận thù, bạo động, chiến tranh, chết chóc… bắt đầu từ đó.
Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài đã giảng một bài pháp rất hay về hạnh phúc. Ngài cho rằng, hạnh phúc không phải là sự ham muốn dục lạc. Dục lạc chỉ mang đến cho ta ảo tưởng về hạnh phúc. Nhưng sự thật nó chỉ đem lại khổ đau. Để chứng minh điều đó, Ngài đã kể một câu chuyện.
Chuyện rằng: Người đàn ông nọ mắc bệnh hủi. Thời xa xưa, bệnh hủi là “tứ chứng nan y”. Cả làng kinh sợ, xa lánh, hắt hủi. Người đó phải vào trong tít tận rừng sâu, sống một mình. Mỗi khi lên cơn ngứa, không chịu nổi, ông thường hơ chân tay, mình mẩy đang ngứa đến phát điên phát dại lên trên hố lửa, bên dưới chất đầy củi khô. Ông cảm thấy dễ chịu. Một lúc sau, cơn ngứa tạm dừng. Ngày nào hết củi, không được hơ thân trên lửa, cơn ngứa hành hạ khiến ông vô cùng đau khổ.
Rất may cho ông, vài năm sau, khỏi bệnh. Ông trở về làng đoàn tụ với gia đình. Một hôm, trở lại cánh rừng xưa, ông chợt bắt gặp mấy người bị hủi đang hơ mình trên hố lửa hồng. Tiến lại gần, ông giật nảy mình. Nóng quá. Nóng như thiêu như đốt, không chịu nổi. Ông bỗng ứa nước mắt, thấy xót thương cho những người bệnh hủi vô cùng.
Kể đến đây, Đức Phật dừng lời. Một lát sau, Ngài nói: Tham đắm vào dục lạc cũng giống như nướng mình trên hố than hồng. Hành động này đem lại khổ đau ngay trong hiện tại và cho cả tương lai.
Một đệ tử băn khoăn hỏi: “Thưa Đức Thế Tôn! Nếu đam mê dục lạc không phải là hạnh phúc thì cái gì là hạnh phúc?”. Phật ôn tồn bảo: An trú trong giây phút hiện tại, ý thức được những gì đang xảy ra bên trong và bên ngoài ta, bây giờ và ở đây, ta sẽ tiếp xúc được với những mầu nhiệm của cuộc sống: một áng mây trắng, một bông cúc vàng, một bữa cơm ngon, những khuôn mặt của người thương… Ta tận hưởng trọn vẹn những niềm hạnh phúc ấy nhưng không bị ràng buộc, tham đắm vào những thứ ấy. Muốn vậy, ta phải thấy được vạn pháp là vô thường và vô ngã. Không bị ràng buộc, tham đắm, ta sẽ sống thảnh thơi, không lo âu, không sợ hãi. Biết rằng bông hoa kia sớm nở tối tàn cho nên không vì sự sinh diệt của vạn pháp mà sầu khổ, lo âu. Nhờ thế, ta cũng không lo âu, sợ hãi ngay cả sự sinh diệt của chính mình. Bởi vậy, niềm hạnh phúc ấy là niềm hạnh phúc chân thật.
Nhiều người trong chúng ta tin rằng, muốn có hạnh phúc trong tương lai thì phải chịu khó chịu khổ trong hiện tại. Vì vậy, chúng ta làm ngày làm đêm, đày đọa thân xác, tâm trí, hy sinh tất thảy mọi thứ những mong mua lấy hạnh phúc trong tương lai. Không! Chúng ta đã lầm. Đức Phật đã dạy rằng: “Quá khứ đã qua đi. Tương lai thì chưa đến”. Sự sống, hạnh phúc chỉ có mặt trong giây phút hiện tại. Hy sinh hiện tại là giết chết sự sống, giết chết hạnh phúc chân thật.
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Lá cờ thể hiện lòng tôn kính Đức Phật, biểu tượng của giáo pháp, của ánh sáng trí tuệ mà Ngài đã khai sáng cho nhân loại.
Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục - những người nổi tiếng - vừa bị báo chí, mạng xã hội và dư luận réo tên, liên quan đến quảng cáo lố một loại kẹo rau củ.
Phật giáo không nằm ở những tờ giấy được dán trên tường, mà nằm ở sự tu tập, giữ gìn giới hạnh và thực hành lòng từ bi.
Từ thiện là hoạt động, ý niệm sẻ chia, nghĩa cử đẹp ngàn đời của con người nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng.
Tôi có cái tật lạ, mỗi bận ngồi rảnh tay lại hay nghĩ: "Nếu bữa nay là bữa cuối của mình, thì sao...?"
Bản tin được đọc nhiều nhất tuần qua trên Cổng thông tin Phật giáo là vụ một tu sĩ ở An Giang bị xóa bỏ tư cách tu sĩ, đồng thời bị cách chức phó trụ trì một ngôi chùa, với hơn 4.300 lượt xem.
Phim Phật giáo hay không phải ít nhưng ở những nền điện ảnh khác.
Ca sĩ Lynda Trang Đài bị tạm giam ở Nhà tù quận Cam, Mỹ, vì tội "trộm cắp hàng hóa" hồi tháng 1, hiện đã được tại ngoại.