Thứ bảy, 18/01/2020, 11:55 AM

Lễ dựng nêu xuân Canh Tý 2020 ở Huế

Đây là hoạt động nhằm tái hiện nghi lễ xưa của dân tộc Việt Nam nói chung, triều đình nhà Nguyễn nói riêng, tạo không khí vui tươi vào dịp mở đầu Tết Nguyên đán. Nêu là một cây tre già dài 15m, do các lính vệ vác cùng đội nghi thức và ban lễ nhạc cung đình đảm trách.

> Xuân muôn nơi 

Sáng ngày 17/1 (tức 23 tháng Chạp Âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TT Huế) tổ chức tái hiện nghi lễ Thướng Tiêu (Dựng Nêu) tại sân trước Hiển Lâm Các – Thế Miếu, Đại Nội Huế và tại Điện Long An (Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế). Lễ dựng nêu là một nghi lễ cổ có ý nghĩa trong đời sống tâm linh của người Việt Nam từ lâu đời.

Cây nêu được rước từ cửa Hiển Nhơn đi qua điện Thái Hòa, tiến về Thế Miếu (nơi thờ các vị vua triều Nguyễn) trong âm thanh của các bài nhạc lễ cung đình xưa. Các nghi thức dựng nêu gồm lễ bái, nghinh thần, khánh hạ được cử hành trong âm thanh trang nghiêm của nhã nhạc cung đình. Khi cây nêu được dựng lên báo hiệu ngày Tết đã đến trong hoàng cung.

Nét đặc biệt của lễ dựng nêu tại hoàng cung Huế là luôn gắn liền với đại nhạc, tiểu nhạc (âm nhạc cung đình Việt Nam) và với các nghi thức rất trang trọng. Trong không gian tràn ngập sắc xuân với các loại trang phục truyền thống, những đôi câu đối thắm, những sắc hoa xuân, không khí rộn ràng, du khách có cơ hội trải nghiệm được nét nghi thức cổ xưa.

Dưới thời Nguyễn, tục dựng nêu được tổ chức bài bản, thường vào ngày 23 tháng Chạp như là một dấu mốc cho sự ngừng nghỉ các công việc trong năm. Nêu được dựng trước dinh phủ, đình chùa, trước điện Thái Hoà và các miếu trong Đại Nội.

Lễ dựng nêu trang nghiêm và phải là viên quan hàm “Tam phẩm” trở lên mới được nhận chỉ dụ của nhà Vua làm chủ lễ. Đặc biệt, cây tre dựng nêu là loại tre đực, cao, to và khoẻ. Trên ngọn nêu treo ấn tín, bút lông, đoản kiếm... nên phải cử lính canh cho đến ngày khai hạ.

Ngày dựng nêu lên, triều đình thường cho bắn súng lệnh từ Kỳ Đài để cáo với đất trời. Tiếng súng lệnh dứt, từ khắp các huyện, phủ và triều đình đều được nghỉ ngơi sau một năm lao động nhọc nhằn để ăn Tết, chơi Xuân.

Lễ dựng nêu là một truyền thống rất lâu đời của người Việt Nam, những ngày đầu xuân mới, lễ này thật sự đã tạo nên không khí vui tươi vào dịp Tết Nguyên đán. Không chỉ phổ biến ở Cố đô Huế, khắp mọi miền đất nước ngày nay vẫn còn duy trì tục lệ này, đó thật sự là một nét đẹp trong truyền thống người Việt.

Lễ dựng nêu sau đó cũng được tổ chức tại nhiều địa điểm di tích khác trong quần thể Di tích Cố đô Huế diễn ra từ ngày 23 đến 30 tháng Chạp. Người dân tin rằng cây nêu có tác dụng xua đuổi, trừ yểm ma quỷ, những điều xấu của năm cũ, chuẩn bị cho một năm mới an lành. Lễ hạ nêu được thực hiện vào mùng 7 Tết.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc

Xuân Muôn Nơi 17:47 25/02/2024

Lễ khai hội Di tích lịch sử quốc gia chùa Hoằng Phúc (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) lần thứ VI - năm 2024, diễn ra hôm 23/2.

Hơn 12.000 người dự lễ cầu an tại chùa Viên Quang

Xuân Muôn Nơi 10:44 23/02/2024

Tối 21/2, chùa Viên Quang (xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, Nghệ An) tổ chức lễ cầu quốc thái dân an Xuân Giáp Thìn 2024, hơn 12.000 người tham dự.

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh

Xuân Muôn Nơi 12:29 21/02/2024

Lễ hội truyền thống làng Ngọc Trà - chùa Bồng Hinh (xã Quảng Trung, H.Quảng Xương, Thanh Hóa) khai hội hôm 18/2.

Xuân thung dung

Xuân Muôn Nơi 19:15 20/02/2024

Nắng vắt hiên Đông, đá mỉm cười/ Chừ Xuân năm mới ghé đây chơi/ Bộn bàng, chuyện cũ chôn hang hốc/ Xơ xác, cành khô nẩy tượt chồi...

Xem thêm