Thứ bảy, 10/10/2020, 08:45 AM

Lễ hội hoa đăng quảng chiếu cầu nguyện quốc thái, dân an

Tối 9/10, tại Chùa Trấn Quốc, Hà Nội, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Lễ hội Hoa đăng quảng chiếu cầu nguyện quốc thái, dân an, nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long, Hà Nội và 66 năm Ngày giải phóng thủ đô.

Lễ hội hoa đăng quảng chiếu là sự kiện quan trọng, một nghi thức tâm linh của Phật giáo với ý nghĩa mang ánh sáng của trí tuệ, từ bi soi rọi, lan tỏa khắp muôn nơi, cầu mong quê hương thanh bình, thịnh vượng.

Tại gốc cây bồ đề trong chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội), hàng trăm tăng, ni, cư sĩ dự Lễ hội hoa đăng Quảng Chiếu cầu nguyện quốc thái dân an nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội và 66 năm giải phóng Thủ đô.

Tại gốc cây bồ đề trong chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội), hàng trăm tăng, ni, cư sĩ dự Lễ hội hoa đăng Quảng Chiếu cầu nguyện quốc thái dân an nhân kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội và 66 năm giải phóng Thủ đô.

Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, trải qua bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử, nhưng đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam và Phật giáo Việt Nam luôn chung sức chung lòng, dựng nước và giữ nước, giữ gìn hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Trong suốt thời gian ấy, Thăng Long - Hà Nội vẫn là cái nôi, là trung tâm Phật giáo của cả nước, là trung tâm của Giáo hội Tăng già toàn quốc Việt Nam.

Biểu tượng hoa đăng trong Phật giáo

Quang cảnh buổi lễ.

Quang cảnh buổi lễ.

Qua gần 40 năm hoạt động, Phật giáo Việt Nam ngày nay đã định vị vững vàng trong lòng dân tộc, góp phần xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, củng cố hòa bình thế giới để chúng sinh an lạc.

Những bông hoa được đặt dưới chân cây bồ đề mà không thả xuống hồ nhằm mục đích bảo vệ môi trường.

Những bông hoa được đặt dưới chân cây bồ đề mà không thả xuống hồ nhằm mục đích bảo vệ môi trường.

Lễ hội Hoa đăng quảng chiếu nhằm mục đích nêu cao truyền thống uống nước nhớ nguồn đối với các thế hệ tiền nhân đã có công xây dựng đất nước, Thủ đô Thăng Long - Hà Nội văn hiến và cầu nguyện nhân dân no ấm, giàu mạnh, an lạc, Quốc gia thịnh trị phú cường, thế giới hòa bình.

Buổi lễ với sự tham gia của hàng trăm Phật tử.

Buổi lễ với sự tham gia của hàng trăm Phật tử.

“Chúng ta càng tự hào bao nhiêu, lại càng cần có trách nhiệm bấy nhiêu để phát huy tinh thần của người Việt Nam, Phật giáo Việt Nam trong việc xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc”, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho biết.

Trưởng ban Tôn giáo thành phố Hà Nội Phạm Tiến Dũng khẳng định: Phật giáo Thăng Long đã đưa Phật giáo Việt Nam đến đỉnh cao chủ nghĩa yêu nước chân chính. Những giá trị tốt đẹp của giáo lý Phật giáo đã thấm nhuần trong đời sống đông đảo người Việt Nam, góp phần hun đúc nên những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam.

Lễ hội hoa đăng có ý nghĩa mang ánh sáng trí tuệ, từ bi soi đường dẫn lối cho mỗi người vào đạo lộ giải thoát.

Lễ hội hoa đăng có ý nghĩa mang ánh sáng trí tuệ, từ bi soi đường dẫn lối cho mỗi người vào đạo lộ giải thoát.

Đêm hoa đăng nguyện cầu chùa Hoằng Phúc, Quảng Bình

Tư tưởng Phật giáo đã củng cố hơn nữa truyền thống vị tha, nhân bản, bác ái của người Việt Nam. Mái chùa che chở hồn dân tộc, là nơi dung hợp giữa Phật giáo với Nho giáo, Đạo Giáo và các hình thức tín ngưỡng dân gian trong xu thế “hòa nhi bất đồng". Chính điều này khiến đạo Phật ở Việt Nam trở thành điển hình của tính khoan dung tôn giáo và tư tưởng. 

Theo ông Phạm Tiến Dũng, trong lễ hội, tại các ngôi chùa ở Thăng Long - Hà Nội, tín ngưỡng Phật giáo luôn hòa đồng với các hình thức tín ngưỡng và truyền thống văn hóa dân gian như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng nông nghiệp, đề cao truyền thống đánh giặc cứu nước, tinh thần thể thao, truyền thống văn hóa và tinh thần hòa hiếu, đoàn kết. Ngày nay, Phật giáo Thủ đô luôn phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc, phục vụ nhân dân với tinh thần "Phục vụ chúng sinh tức là cúng dàng chư Phật".

Các bạn trẻ thành kính, chú tâm niệm Phật.

Các bạn trẻ thành kính, chú tâm niệm Phật.

Trưởng ban Tôn giáo thành phố Hà Nội Phạm Tiến Dũng cho rằng, từ khi được thành lập (năm 1981) đến nay, công tác hoằng dương Phật pháp, bài trừ mê tín hủ tục và các tệ nạn xã hội ngày càng được đẩy mạnh. Phật đản Phật lịch 2564 - dương lịch 2020 năm nay đúng vào thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và lan rộng trên toàn thế giới. Nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục, trong đó có tôn giáo bị trì hoãn, đình trệ. Nhưng khó khăn cũng là lúc yêu thương được lan tỏa, nghĩa cử và trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng, đất nước và thế giới được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết.

Ảnh chụp Màn hình 2020-10-10 lúc 08.47.41
Phật tử đồng thanh đọc bài kinh Chuyển pháp luân - bài thuyết pháp đầu tiên của Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi Ngài đắc đạo.

Phật tử đồng thanh đọc bài kinh Chuyển pháp luân - bài thuyết pháp đầu tiên của Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi Ngài đắc đạo.

Trong Phật giáo có bốn loại ánh sáng là mặt trăng, mặt trời, ngọn lửa và trí tuệ. Nơi nào có ánh sáng nơi đó xua tan bóng tối, nơi nào có trí tuệ nơi ấy những si mê, ham sân si sẽ mất đi. Lễ hội hoa đăng quảng chiếu có truyền thống từ thời Lý mang mục đích cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, thế giới hòa bình, nhân dân an lạc, đặc biệt cầu cho dịch bệnh COVID-19 hiện nay sớm được đẩy lùi để nhân dân yên tâm làm ăn.

Hàng nghìn đèn hoa xếp trên các bệ đá trong chùa. Hoa đăng là biểu tượng của ánh sáng trí tuệ, từ bi.

Hàng nghìn đèn hoa xếp trên các bệ đá trong chùa. Hoa đăng là biểu tượng của ánh sáng trí tuệ, từ bi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lễ huý nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ

Tin Phật sự 08:30 03/12/2024

Sáng ngày 02/12/2024 (nhằm ngày mùng 2 tháng 11 năm Giáp Thìn ), tại Tổ đình Nho Lâm (huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) đã trang nghiêm tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.

Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam

Tin Phật sự 06:45 03/12/2024

Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.

Chùa Bửu Liên Quang trao 400 phần quà đến bà con nghèo H.Đức Trọng

Tin Phật sự 14:14 02/12/2024

Sáng 1-12, đạo tràng Pháp Lâm do Đại đức Thích An Đạt, trụ trì chùa Bửu Liên Quang, H.Bến Lức (Long An), làm trưởng đoàn đã hướng dẫn Phật tử đến chùa Hội Phước (H.Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) tặng quà đến những hộ nghèo tại đây.

Chùa Tích Sơn trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ

Tin Phật sự 17:18 01/12/2024

Sáng ngày 30/11/2024 (nhằm ngày 30/10 Giáp Thìn ), tại chùa Tích Sơn (TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã long trọng tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.

Xem thêm