Lễ Phật, niệm kinh thế nào mới có công đức để hồi hướng cho oan gia?
Oan gia trái chủ từ vô lượng kiếp đến nay, vì vậy trên đường bồ đề tại vì sao chúng ta lại đi khó khăn đến như vậy? Là vì oan gia trái chủ có quá nhiều. Bạn muốn thành tựu, bạn muốn giải thoát nhưng họ không cam tâm, họ muốn báo thù.
Chúng ta phàm phu mắt thịt không nhìn thấy, có một số người có thể nhìn thấy nên nói cho tôi biết, oan gia trái chủ của mỗi một người xếp hàng dài đến mấy kilomet đến nỗi nhìn cũng không thấy hết. Bạn nói có đáng sợ không?
Lời nói này tôi tin tưởng, oan gia trái chủ từ vô lượng kiếp đến nay, vì vậy trên đường bồ đề tại vì sao chúng ta lại đi khó khăn đến như vậy? Là vì oan gia trái chủ có quá nhiều. Bạn muốn thành tựu, bạn muốn giải thoát nhưng họ không cam tâm, họ muốn báo thù. Báo thù, báo oán, đòi nợ, trả nợ, những ân ân oán oán này liên miên không dứt thì những sự việc phiền phức sẽ nhiều rồi.
Những người học Phật chúng ta tin tưởng điều này nhất định không phải là mê tín. Vậy chúng ta phải làm thế nào? Nhân thì đã trồng rồi nên cách giải quyết duy nhất là giải quyết từ trên duyên, ta từ này trở về sau sẽ không tạo ác nữa, gắng sức từ bỏ ác ngôn ác hạnh, quan trọng hơn nữa là bỏ hẳn ác niệm, thật sự làm được đến tâm thiện, lời nói thiện, hành vi thiện.
Biết tu hành tạo phước đừng quên oan gia trái chủ

Ảnh minh họa.
Ba nghiệp đều thiện thì mang công đức này hồi hướng cho oan gia trái chủ. Ta lấy công đức này để trả nợ, trừ nợ. Ta tin rằng tuyệt đại đa số oan gia trái chủ sẽ tiếp nhận, như vậy mới có thể hóa giải. Trên đường Bồ Đề mới có thể thuận buồm xuôi gió, vì vậy chúng ta thường niệm bài hồi hướng:
“Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Trên đền bốn ân nặng
Dưới cứu khổ ba đường”
Đó chính là hóa giải oán kết, thế nhưng bạn thử nghĩ xem, chúng ta lấy công đức gì đây? Niệm Kinh một vài lần không có công đức, lạy Phật có công đức không? Không có công đức, vì tâm hạnh không tương ứng, khởi tâm động niệm vẫn là tự tư tự lợi, những hành vi việc làm vẫn là tổn người lợi mình thì lấy đâu ra công đức?
Lễ Phật thế nào mới có công đức để hồi hướng cho oan gia? Là mang tâm cung kính lễ Phật này cung kính hết thảy chúng sanh thì lễ Phật liền có công đức. Ta cung kính đối với Đức Phật, tôi đối với hết thảy chúng sanh cũng đều cung kính như vậy. Đây mới là công đức. Đối với Phật rất cung kính nhưng đối với người không cung kính thì điều này không có công đức.
Niệm Kinh mà giải nghĩa, y giáo mà phụng hành thì liền có công đức, chỉ niệm và không hiểu nghĩa thú, cũng không biết thực hành thì niệm Kinh cũng không có công đức. Không có công đức thì việc hồi hướng kia là nói vọng ngữ. Nói vọng ngữ liền có tội, quỷ thần chế nhạo bạn, quỷ thần sẽ không tha thứ cho bạn. Vì vậy chúng ta cần phải tu hành thật sự, phải sửa đổi làm mới từ trên tâm địa, từ trên lời nói, từ trên hành vi mà tu hành.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Bài sám Phật đản sinh dành cho Phật tử
Kiến thức
Chúng con mắt lệ bùi ngùi / Chẳng được chiêm ngưỡng Phật quang,/ Nhưng còn Kinh Luật mênh mang nhiệm màu / Giữ gìn, lan tỏa cho nhau / Y kinh hành đạo, mai sau sẽ thành. Kiếp người một thoáng mong manh/ Nguyện lòng theo Phật, tu nhanh không tàn./ Nén hương khói tỏa trăng ngàn/ Tâm tâm nhớ Phật vô vàn thánh ân.

Cái gì dẫn dắt đi tái sanh?
Kiến thức
Chỉ có người không còn gây nhân thiện ác mới chấm dứt tái sanh, chứ nếu còn gây nhân thiện ác thì sẽ sanh trở lại để thọ nhận quả báo, vòng sinh tử vì thế sẽ tiếp nối mãi không ngừng. Danh sắc cũ và danh sắc mới cũng chính là mình đấy chứ không phải ai khác.

Từ đâu có tham, sân, sợ hãi, niệm?
Kiến thức
Thiền sử Việt Nam kể rằng khi Vua Trần Thái Tông (1218-1277) rời bỏ kinh thành, lên núi xin xuất gia, thì được Quốc sư Trúc Lâm dạy rằng: "Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ ở trong tâm. Tâm lặng mà biết, thì đó là Chân Phật. Nay ngài nếu ngộ tâm này thì tức khắc thành Phật, không nhọc tìm cầu bên ngoài."

Bố thí cúng dường rồi, đừng sinh tâm hối tiếc
Kiến thức
Hối hận hay sự truy hối của tâm là tính chất của tâm sở ố tác. Ố tác tức là đối với những việc đã làm, khi nhìn lại, nhớ lại, cảm thấy đáng ghét, đáng khinh, khả ố.
Xem thêm