Thứ bảy, 16/02/2019, 13:00 PM

Lễ Phật quanh năm không bằng lễ Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng còn gọi là tết Nguyên Tiêu hay tết Thượng Nguyên là một lễ hội cổ truyền của dân tộc, vào ngày 15 (rằm) tháng Giêng Âm lịch.

Theo Kinh pháp cú 183. Thánh hội Tăng già là một sự kiện đặc biệt, xảy ra chỉ một lần lúc đức Phật ở Trúc Lâm tịnh xá, tại thành phố Ràjagaha. Vào ngày rằm tháng Giêng, 1250 vị thánh Tăng tự tập trung về ngồi chung quanh đức Phật lắng nghe bài kinh Giải Thoát Giáo.

Ngày đức Phật tuyên bố đạo tròn duyên mãn: Sau khi chứng đạo quả Chánh Đẳng Chánh Giác dưới cội Bồ đề, đức Phật đã dành 45 năm đi nhiều nơi thuyết pháp, ở tuổi 80 tuổi Ngài quyết định chọn thị trấn nhỏ Kusinara nhập diệt.

Cùng với ngày Phật Bảo (đại lễ Phật đản Rằm tháng Tư), ngày Tăng Bảo (Lễ Kathina tháng Mười.) và bởi vì nội dung kinh Giải Thoát  được xem là tôn chỉ của giáo Pháp nên lễ rằm tháng Giêng được gọi là Ngày Pháp Bảo.

Lễ Phật quanh năm không bằng lễ Rằm Tháng Giêng

Lễ Phật quanh năm không bằng lễ Rằm Tháng Giêng

Bài liên quan

Ngày xưa, dưới thời phong kiến, rằm tháng Giêng, chính là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp này, nhà vua mở hội họp các Trạng Nguyên để thết tiệc và mời vào  Thượng Uyển ngắm hoa, thưởng ngoạn cảnh, làm thơ…

Về cội nguồn của tết Nguyên Tiêu, theo truyền thuyết dân gian có rất nhiều cách giải thích. Tết Nguyên Tiêu có từ thời vua Hán Vũ. Hồi đó, các cung nữ sau tết Nguyên Tiêu, đều nhớ nhà và nhớ cha mẹ, nhưng cung vua canh phòng cẩn mật, làm thế nào để ra  gặp mặt cha mẹ?

Đông Phương Sóc nhiều trí thông minh  khi nghe được tin này, bày tỏ sự đồng tình, tìm cách  giúp các cung nữ thực hiện nguyện vọng gặp mặt cha mẹ. Bước đầu tiên của Đông Phương Sóc tung tin, hỏa Thần sẽ cử người đến thiêu hủy thành Trường An, khiến  trong nội thành hoang mang khiếp sợ. Sau đó Đông Phương Sóc  hiến kế với vua Hán Vũ, tối ngày Rằm mọi người trong cung phải đi lánh nạn ở ngoài cùng Vua, các đường lớn ngõ hẻm, trước nhà sau sân trong nội thành đều treo đèn lồng đỏ, tạo nên cảnh giả  thành Trường An lửa cháy hừng hực, nhờ đó đánh lừa Hỏa Thần. Vua Hán Vũ đã đồng ý phương án này của Đông Phương Sóc, thế là các cung nữ nhân Tết Nguyên Tiêu thực hiện nguyện vọng gặp mặt người thân. Từ đó, cứ đến ngày rằm tháng Giêng mỗi năm đều treo đèn lồng.

Bà con nông dân cấy lúa mùa xuân nhân rằm tháng Giêng Tết nguyên tiêu

Bà con nông dân cấy lúa mùa xuân nhân rằm tháng Giêng Tết nguyên tiêu

Còn có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Trước sau ngày rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, đến tối ngày rằm tháng Giêng nông dân  ra đồng ruộng tập trung cây cỏ lá khô, chuẩn bị mùa vụ mới bắt đầu.

Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, rằm tháng Giêng ở Việt Nam trở thành một trong ba ngày Rằm lớn của dân tộc: Lễ Thượng nguyên (rằm tháng Giêng), Lễ  Trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và Lễ Hạ nguyên (Rằm tháng Mười).

Ngày rằm tháng Giêng,  nhiều chùa lập đàn Thất châu Dược sư, khai kinh và tụng kinh Dược Sư khuyên các Phật tử cùng tụng niệm hồi hướng công đức để thế giới được an lành, chúng sinh an lạc.

Rằm Tháng Giêng là tết Nguyên Tiêu cổ truyền, từ 2003, Hội Nhà văn VN đã chọn Rằm tháng Giêng làm Ngày Thơ Việt Nam

Rằm Tháng Giêng là tết Nguyên Tiêu cổ truyền, từ 2003, Hội Nhà văn VN đã chọn Rằm tháng Giêng làm Ngày Thơ Việt Nam

Đêm rằm tháng Giêng Âm lịch là Tết Nguyên Tiêu cổ truyền của người dân Châu Á, còn gọi là "Tết Hoa Đăng ". Theo tập tục đêm Rằm tháng Giêng ở thành thị hay nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn, kết hoa, ngâm thơ, bình thơ… Từ năm 2003 Hội nhà văn Việt Nam đã chọn ngày rằm tháng giêng hằng năm làm Ngày Thơ Việt Nam.

Hàng năm, cứ vào ngày Rằm tháng Giêng tại Văn miếu Quốc tử Giám, Hà Nội, giới thi ca lại có buổi gặp gỡ giao lưu và trình diễn nhiều tác phẩm thơ mới tới công chúng. Năm nay 2019, Ngày Thơ Việt Nam diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước, và sự kiện Ngày Thơ Việt Nam chính thức do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra tại  Hà Nội, TP Hạ Long (Quảng Ninh) và TP Bắc Giang (Bắc Giang); với nhiều hoạt động phong phú, sôi động.

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 17 được khai mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) với chủ đề chính Sông núi trên vai, hướng về biên cương, biển đảo của Tổ quốc và kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc (17-2-1979 - 17-2-2019)

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 17 được khai mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) với chủ đề chính Sông núi trên vai, hướng về biên cương, biển đảo của Tổ quốc và kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc (17-2-1979 - 17-2-2019)

Mở đầu, là Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ tư, được khai mạc trọng thể vào ngày 16-2 (tức ngày 12 tháng Giêng) tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội). Chiều cùng ngày, các nhà thơ quốc tế và Việt Nam sẽ tham gia tọa đàm với chủ đề Văn học Việt Nam - Sức sống của một dân tộc yêu hòa bình; giao lưu và đọc thơ cùng sinh viên hai trường đại học Văn hóa và Sư phạm với chủ đề Trên đôi cánh thơ ca.

Sáng ngày 17-2 (tức ngày 13 tháng Giêng), Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 17 được khai mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) với chủ đề chính Sông núi trên vai, hướng về biên cương, biển đảo của Tổ quốc và kỷ niệm 40 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc (17-2-1979 - 17-2-2019). Tối cùng ngày, tại đây sẽ diễn ra Dạ hội thơ quốc tế.

Rằm tháng Giêng, Ngày Thơ Việt Nam, ngày hội sinh hoạt của các Hội thơ, Câu lạc bộ thơ… ngày sinh hoạt Văn hóa truyền thống của dân tộc thấm đẫm chất nhân văn

Rằm tháng Giêng, Ngày Thơ Việt Nam, ngày hội sinh hoạt của các Hội thơ, Câu lạc bộ thơ… ngày sinh hoạt Văn hóa truyền thống của dân tộc thấm đẫm chất nhân văn

Ngày 18-2 (tức ngày 14 tháng Giêng), các đại biểu được gặp gỡ lãnh đạo Ðảng, Nhà nước tại Phủ Chủ tịch, tham quan Vịnh Hạ Long và tham dự Ðêm thơ quốc tế tại TP Hạ Long.

Ngày 19-2 (tức ngày Rằm tháng Giêng), đại biểu tham dự Lễ khai mạc Ngày Thơ Việt Nam tại thành Xương Giang, TP Bắc Giang với chủ đề Người Kinh Bắc…Rằm tháng Giêng, Ngày Thơ Việt Nam, ngày hội sinh hoạt của các Hội thơ, Câu lạc bộ thơ… ngày sinh hoạt Văn hóa truyền thống của dân tộc thấm đẫm chất nhân văn…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm