Lễ Vu Lan trong triết học PG và truyền thống đạo hiếu của người Việt Nam
Người Việt tiếp nhận đạo Phật không chỉ ở nội dung triết lý sâu sắc ẩn chứa trong hệ thống giáo lý, mà còn tiếp nhận những nguyên tắc, hành vi đạo đức mang tính nhân văn cao cả. Trong đó triết lý đạo đức của lễ Vu Lan đã hòa quyện với Đạo hiếu của dân tộc, tạo nên nét độc đáo của đạo đức và văn hóa người Việt Nam.
1. Dẫn nhập
2.2. Sự tương đồng của lễ Vu Lan trong triết học Phật giáo với đạo hiếu của người Việt Nam
Phật giáo truyền vào Việt Nam đã hòa quyện vào văn hoá nói chung và đạo hiếu của người Việt Nam nói riêng. Trong truyền thống của người Việt Nam rất đề cao đạo hiếu, điều đó được thể hiện trên nhiều bình diện khác nhau.
Sự tương đồng của lễ Vu Lan trong triết học Phật giáo với đạo hiếu của người Việt Nam được thể hiện ở những nét sau: (1) đối với cha mẹ lúc còn sống phận làm con phải biết kính trọng đối với đấng sinh thành. Lúc còn nhỏ phải vâng lời cha mẹ, chăm chỉ học hành, giúp cha mẹ những công việc vừa sức, lớn lên phải biết phụng dưỡng cha mẹ. (2) khi cha mẹ không còn phải biết nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục bằng cách sống tốt ở đời và tưởng nhớ đến cha mẹ bằng cách thờ cúng. Trong cuộc sống mỗi con người chúng ta không chỉ biết ơn những người đang cưu mang mình mà còn phải tưởng nhớ công ơn của những người đã khuất, từ những đấng sinh thành từ vô lượng kiếp đến những người có công vì nước, vì dân đã hy sinh đền nợ nước, những đồng bào tử nạn, những oan hồn không có người cúng tế chịu nhiều đau khổ nơi địa ngục.
Sự hòa trộn giữ tình yêu thương quê hương đất nước, yêu thương cha mẹ, tinh thần tôn sư trọng đạo, … của người Việt Nam với sự từ bi của đạo Phật đã góp phần xây dựng nên một xã hội trọng tình. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam với giáo lý mang tính đạo đức nhân sinh cao cả của Phật giáo đã dung hợp với nền văn hóa bản địa. Đặc biệt, tinh thần hiếu nghĩa trong đạo đức Phật giáo đã hòa nhập với tinh thần hiếu nghĩa của người dân Việt Nam.
Theo truyền thống dân tộc Việt Nam thường thờ cúng ông bà tổ tiên của mình với quan niệm rằng, ông bà tổ tiên sau khi chết sẽ trở về với cội nguồn. Do vậy việc thờ cúng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi đạo hiếu của người Việt Nam là kính trọng ông bà cha mẹ khi đang còn sống và kính trọng cả ông bà cha mẹ đã qua đời. Ðối với những người còn cha mẹ, phải hết lòng hiếu dưỡng, chăm sóc, không làm như vậy là bất hiếu. Và đối với người thân đã quá vãng, phải phụng thờ, giữ trai giới để cầu nguyện cho vong linh trở về cội nguồn.
2.3. Ý nghĩa của lễ Vu Lan trong triết học Phật giáo đối với hiện nay
Lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy hàng năm không chỉ dừng lại là ngày lễ của các tín đồ đạo Phật mà còn là ngày lễ của mọi người dân Việt Nam. Chính vì thế lễ Vu Lan được tổ chức vào ngày rằm tháng Bảy hàng năm có những ý nghĩa cơ bản sau:
Thứ nhất là, lễ Vu Lan mang ý nghĩa giáo dục lòng nhân ái của con người, khơi mở lòng từ bi độ lượng trong mối quan hệ giữa con người với con người và con người với các loài vật xung quanh. Cùng với đạo hiếu truyền thống của dân tộc Việt Nam, “Đức Báo ân” cũng đã thấm sâu vào đời sống xã hội Việt Nam, góp phần không nhỏ vào việc củng cố đạo đức trong xã hội. Sự hoà quyện đó đã hình thành nên nét độc đáo trong văn hoá đạo đức của người Việt Nam đó là việc hiếu kính đối với ông bà và cha mẹ. Lễ Vu Lan hàng năm đã thực sự trở thành ngày hội của tình thương yêu con người. Ngày nay, ngày lễ Vu Lan đã có sức lan tỏa lớn và góp phần không nhỏ trong việc giáo dục đạo đức con người. Với những ý nghĩa đó lễ Vu Lan được nhiều tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tham gia.
Thứ hai, lễ Vu Lan có ý nghĩa nhắc nhở mọi người báo hiếu cho cha mẹ. Trong giáo lý đạo Phật luôn đề cao các mối quan hệ của con người trong xã hội, nổi bật nhất là mối quan hệ cha mẹ và con cái. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thì Phật giáo đề cao chữ hiếu, quan điểm này tương đồng với quan điểm của dân tộc Việt Nam. Cũng giống như quan điểm đạo hiếu trong truyền thống dân tộc Việt Nam, Phật giáo cho rằng phận làm con phải báo ân cho cha mẹ khi cha mẹ còn sống. Đạo hiếu của con người được đề cao và nó trở thành chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Trước mặt trái của nền kinh tế thị trường, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền và lợi nhuận bằng mọi giá, đã và đang tác động tiêu cực đến lối sống, đạo đức nói chung và đạo hiếu nói riêng thì ngày lễ Vu Lan mang lại những ý nghĩa vô cùng to lớn. Ngày lễ Vu Lan không chỉ dừng lại ở việc hoằng dương Phật pháp mà còn giảng giải đạo hiếu thông qua những tấm gương điển hình trong đời sống hiện thực. Việc báo hiếu của con cái đối với cha mẹ phải được thể hiện bằng những hành động thiết thực tuỳ theo sức của mình khi cha mẹ còn sống, đây là giá trị lớn nhất của ngày lễ Vu Lan.
Thứ ba, lễ Vu Lan mang ý nghĩa góp phần khắc sâu vào tâm của người dân Việt Nam đạo lý uống nước nhớ nguồn. Trong những năm gần đây ở Việt Nam, lễ Vu Lan ngày càng được tổ chức quy mô, trọng thể. Ngày lễ Vu Lan đã trở thành “ngày hội hiếu” của tín đồ phật tử và của nhân dân. Trong ngày này một số lớn người dân đến chùa để cúng, một số khác cúng ở nhà thờ họ hoặc tại nhà để hồi hướng công đức cho ông bà, cha mẹ và cho pháp giới chúng sinh. Ở các chùa còn tổ chức chương trình văn hóa, nghệ thuật Phật giáo, làm tôn vinh thêm giá trị của ngày lễ Vu Lan, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, nâng cao tinh thần hiếu đạo, tri ân và báo ân trong lòng người dân Việt Nam. Đây chính là tinh thần nhân văn cao cả trong triết lý nhân sinh của đạo Phật được người dân Việt Nam đón nhận một cách trân trọng nhất.
Võ Văn Dũng/Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 7 năm 2016
-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam
Văn hóa 16:57 20/11/2018Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
Phật
Văn hóa 12:28 14/11/2018Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?
Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”
Văn hóa 12:18 14/11/2018
Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.
An lành
Văn hóa 10:12 13/11/2018Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!
Xem thêm