Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 09/08/2018, 12:37 PM

Lễ Vu lan (Ullambana Festival) của Miss La Sen

Nguồn gốc Phật giáo của Lễ Vu lan (Ullambana Festival) có thể bắt nguồn một câu chuyện có nguồn gốc từ Ấn Độ.  

“Ullam” tức là Vu  lan, “bana” là cái chậu. Trong kinh Vu lan (Ullambana Sutra), chúng ta thấy đức Phật dạy Ðại đức Mục Kiền Liên (Mahāmaudgalyāyana) giúp đỡ người mẹ của ngài - người đang  chịu thống khổ trong cõi ngạ quỷ (who was suffering in the lower realm of the Hungry Ghosts).
 
Ðại đức Mục Kiền Liên là một thương nhân giỏi đã bỏ nghề để trở thành một trong những đệ tử lớn của đức Phật. Sau khi đạt được quả vị A La Hán (he attained arhatship), ngài đã nghĩ đến cha mẹ mình và tự hỏi không biết điều gì đã xảy ra với họ.

Ngài dùng thần thông và tìm thấy cha mình ở trên cõi trời. Tuy nhiên, mẹ của ngài đã được tái sinh trong một cõi thấp hơn, được gọi là cõi giới của ma quỷ đói. Mẹ ngài đã mang hình hài của một con ma đói. Bà không thể ăn vì cổ họng rất mỏng và không có thức ăn nào có thể đi qua, nhưng bà luôn luôn đói vì mang một cái bụng bự.

Trước đây, mẹ của ngài đã tham lam với số tiền mà con trai để lại cho bà. Con trai bà đã hướng dẫn bà bố thí hoan hỷ (to kindly offer dana) cho bất cứ vị sư Phật giáo nào mà bà gặp. Nhưng thay vì vậy, bà đã không hoan hỷ và không cho tiền mà chiếm giữ. Đó chính là lý do mà bà phải tái sinh trong cõi ngã quỷ đói (she was reborn in the Realm of Hungry Ghosts).

Đức Phật hướng dẫn cho Đại đức Mục Kiền Liên cúng dường thực phẩm Lễ Tự tứ (Pavāraṇā) cho hội chúng Tăng đoàn vào ngày cuối cùng của khóa tu mùa mưa (mùa hè), tức là vào ngày 15 của tháng thứ Bảy âm lịch (fifteenth day of the seventh month in the lunar calendar).

Pavāraṇā có nghĩa là “Tùy ý”. Công đức thu được từ việc bố thí này đã giúp mẹ của Ngài Mục Kiền Liên được giải thoát khỏi địa ngục.

Ngày nay, nghi lễ mà đức Phật từng yêu cầu Đại đức Mục Kiền Liên làm trước đây đã được thực hành rất chu đáo, trang trọng ở nhiều nước châu Á vào rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm.
 
Lễ Vu lan, Miss La Sen cũng tham dự các nghi thức đọc kinh Di Đà, kinh Vu lan bồn và đặc biệt là nghi thức bông hồng cài áo.
 Miss La Sen trong nghi thức cài bông hồng trên ngực áo
Cô rất hoan hỷ mang bông hồng cài áo này đi dạo phố vì đó là một nghi lễ đặc trưng và ấn tượng của Phật giáo Việt Nam.

Cẩm Tú

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm