Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 04/03/2015, 10:09 AM

Lên núi Cấm viếng chùa Vạn Linh

Nằm ở độ cao hơn 600m so với mặt nước biển, chùa Vạn Linh (núi Cấm) xưa kia còn gọi là chùa Lá (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) trở thành trung tâm “Mùa hành hương và du lịch tham quan” khu vực Bảy Núi (tỉnh An Giang) hàng năm. Đặc biệt, là ngay từ dịp đợt Tết Âm lịch và Rằm Thượng Ngươn hiện nay. 

Chùa Vạn Linh nhìn từ động Thủy Liêm
Tương truyền, ngôi chùa Vạn Linh (núi Cấm, tỉnh An Giang) do Hòa thượng Thích Thiện Quang khai sơn năm 1927, với cấu trúc xây dựng ban đầu chỉ là một am cất cây và lợp tranh. Hòa thượng Thích Thiện Quang khai sơn, thuộc dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 40, đệ tử của Hòa thượng Viện chủ tổ đình Phi Lai Thích Chí Thiền. Nhờ vào đức độ và tài phục dược của Hòa thượng khai sơn, nên phật tử và người đời đồn đãi, am đón khách thập phương ngày một đông. Đến năm 1941, am lá mới được trùng tu và xây dựng thành chùa Lá – Vạn Linh). Hòa thượng Thích Thiện Quang viên tịch ngày tu 26 tháng 11 Quý Tỵ 1953. Thế rồi, chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cứu nước, ngôi chùa Lá – Vạn Linh) bị bom đạn tàn phá. Mãi đến năm 1976, ngôi chùa mới được trùng tu.
Sương giăng núi Cấm
Chùa Vạn Linh – chùa Lá ngày nay
 
Năm 1994, Hòa thượng Thích Trí Tịnh (để tử của Hòa thượng Thích Thiện Quang), bấy giờ là đương kiêm Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mới nhận việc xây dựng ngôi chùa Lá – Vạn Linh trên diện tích khoảng 6ha. Và, Thượng tọa Thích Hoằng Tri được cử trông coi trực tiếp việc xây dựng ngôi chùa Lá – Vạn Linh (núi Cấm, tỉnh An Giang).
Người hành hương, du khách vùng ĐBSCL viếng chùa Vạn Linh
 
Trước sân chùa Vạn Linh có nhiều bảo tháp, như: Bảo tháp Hòa thượng  Thích Thiện Quang khai sơn, tháp chuông thờ đức Phật A Di Đà, tháp Bồ tát Quan Thế Âm…
Cổng chính vào chùa Vạn Linh
Một lễ cúng tại chùa
Đặc biệt, Bảo cát Quan Âm cao 40m theo mẫu Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) gồm bảy tầng và đặt thờ nhiều vị Phật, Bồ tát được tạc bằng đá quý ở Thanh Hóa. 
Thích thú chụp ảnh lưu niệm
Dấu ấn ở chùa Vạn Linh
 
Ngôi chùa Vạn Linh có vị thế rất đặc biệt, là tựa lưng vào trên sườn đồi Bồ Hong (đỉnh cao nhất núi Cấm với 716m), mặt hướng về hồ Thủy Liêm, khuôn viên trồng nhiều hoa, cây cảnh… tương tự như Thiền viện Trúc Lâm (thành phố Đà Lạt).

Chính vì sự kết hợp hài hòa này, quang cảnh ngôi chùa Vạn Linh trở nên uy nghi, xứng đáng với tầm vóc của Khu du lịch Núi Cấm và ngay cả vùng ĐBSCL. Nơi đây, còn là “trung tâm hành hương và du lịch tham quan” khu vực Bảy Núi (tỉnh An Giang) và liên hoàn với Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang).

Bài và ảnh: Phan Trọng Ân
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Một vài đặc điểm kiến trúc của ngôi chùa Việt

Chùa Việt 10:25 16/04/2024

Ngôi chùa được xem là bảo tàng nghệ thuật, là nơi lưu giữ nhiều di sản Phật giáo có giá trị. Bản thân kiến trúc chùa còn chuyển tải nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và tôn giáo.

Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên vách núi hơn 500 năm

Chùa Việt 08:30 15/04/2024

Tương truyền, chùa Vô Vi được khởi dựng từ thời Đinh (thế kỷ X), sau nhiều biến cố của lịch sử, chùa được dời lên vách núi như ngày nay đã hơn 500 năm.

Hàng cây cổ thụ độc nhất vô nhị dẫn lối vào ngôi chùa màu hồng hơn 400 năm tuổi

Chùa Việt 07:45 14/04/2024

Chùa Hàng Còng, ngôi chùa duy nhất trong tỉnh An Giang có hàng cây còng cổ thụ nối dài từ cổng vào đến bên trong khuôn viên với bề dày lịch sử hàng trăm năm.

Phát huy di sản chùa Thầy

Chùa Việt 11:23 13/04/2024

Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Việt Nam nằm trong Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy và khu vực núi đá Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội.

Xem thêm