Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 23/06/2023, 10:45 AM

Linh hồn nơi Thiền tự

Leo hết con dốc dựng đứng, bà Hoa tới được ngôi chùa nằm lưng chừng núi mà bạn bè giới thiệu. Một ngôi chùa nhỏ nằm lọt thỏm dưới những tán cây to trông thật yên bình và mát mẻ.

Audio

Nhưng có bao nhiêu thứ yên bình cũng chẳng thể lưu lại chút gì trong tâm bà ngoài nỗi phiền muộn về gánh nặng lo lắng về nợ nần mà đứa con hư hỏng của bà đã gây ra. Tình cảnh này được Nguyễn Du mô tả là:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Mấy tháng nay từ ngày trả xong số nợ mà đứa con ngỗ nghịch gây ra, bà cảm thấy kiệt quệ và suy sụp nên hay đi chùa để tìm chút thanh thản, nhưng gần như chưa thấy chút gì thay đổi. Tới chùa nào bà cũng vào lễ Phật, cúng dường rồi lại ngồi thật lâu nơi chánh điện để cầu xin và trách móc. Nói đúng hơn là bà đang tâm sự với Phật những nỗi khổ tâm của mình rồi cầu xin Ngài hãy làm cho con bà hối cải thật sự và làm lại một con người đúng nghĩa. Giận con đến run người nhưng rốt cục bà vẫn thương nó. Tiền bạc và sức lực đều cạn kiệt rồi, nếu nó sai lầm thêm lần nữa thì bà làm sao mà giúp. Cứ nghĩ tới cảnh nó phải chịu sự đánh đập hay tù tội nếu tiếp tục sai lầm khi mình không còn nữa thì lòng bà lại nặng trĩu. Nhiều khi thật sự rất muốn buông xuôi để mặc nó ngụp lặn với đời vì bà đã tròn trách nhiệm nuôi nấng và giáo dưỡng, nhưng bà không buông được. Tấm lòng cha mẹ là như vậy, con cái dẫu có đem lại cho họ bao nhiêu phiền muộn và khổ sở thì họ vẫn cứ thương yêu và lo lắng vì một lẽ:

Mẹ cha trót lỡ câu thề

Làm rào làm chắn suốt đời che con

Vì đời con khóc nỉ non

Tựa vào vai mẹ con còn niềm tin.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Phần lớn những ngôi chùa bà đã viếng thăm đều có chung một mục đích và hành động cứ lặp đi lặp lại ở chỗ cúng dường, lễ lạy và cầu xin. Nhưng đã hơn ba tháng rồi mà đứa con vẫn chưa có dấu hiệu thay đổi và lòng bà vẫn cứ nặng như cái lần bà bước đến ngôi chùa đầu tiên.

Giờ bước vào cánh cổng của ngôi chùa lưng chừng núi này cũng với cùng một mục đích nhưng bà thôi không buồn xin xỏ nữa. Mệt mỏi vì leo núi nên thay vì vào lễ Phật bà lại bước về phía tượng Bồ Tát Quan Thế Âm, nơi có hàng ghế đá và tầm nhìn hướng ra biển. Cả cái thành phố này nơi nào cũng thấy biển nên ngôi chùa dù ở lưng chừng núi cũng hướng mặt ra biển. Ngồi trên cao nhìn trời đất bao la và mặt biển cứ dập dềnh theo từng đợt sóng, bà chợt thấy nhẹ nhõm pha lẫn chút ngạc nhiên. Ngạc nhiên vì bà sinh ra và lớn lên ở cái thành phố này đã hơn năm mươi năm nhưng cho tới bây giờ mới có được cái cảm giác này. Lặng yên một hồi bà chợt nghĩ một đời mình cứ mê mải bon chen tranh giành để đem lại sự no đủ cho gia đình mà chưa một lần ngồi lại để lắng nghe trong yên lặng như thế này. Nếu con không sa ngã chắc bà cũng chẳng nghĩ đến việc đi chùa. Nhưng ngay lúc này thì việc đến chùa của bà chẳng qua cũng chỉ là một cuộc giao dịch: cúng dường cho chùa để đổi lấy sự thay đổi của đứa con. Trong suy nghĩ của bà và phần lớn mọi người thì việc tìm đến chùa chiền trong lúc đau khổ thì không gì hơn ngoài việc xin xỏ và đổi chác. Làm sao mà họ hiểu được cái gọi là nghiệp chướng để dừng lại, học cách hướng thiện và buông bỏ. Không hiểu được và buông xuống thì dù có đi đến hơi thở cuối cùng của kiếp người, lòng bà vẫn cứ nặng trĩu vậy thôi.

Bà ngồi đó cho đến chiều tối. Lâu lắm rồi mới thấy mình vui và nhẹ nhõm. Hôm nay bà không lễ lạy và xin xỏ nhưng lại thấy vô cùng thoải mái. Cái cảm giác lo sợ Phật Bồ Tát sẽ bỏ rơi và không quan tâm mẹ con bà hình như lúc này không còn nữa. Bà đang mặc kệ mọi thứ.

Tiếng đại hồng chung vang lên từng hồi phá tan cái bình yên và thu hút sự chú tâm của bà. Tiếng chuông trầm ấm ngân vang len vào cả trong từng ngọn cây, bao trùm cả ngọn núi rồi vỡ òa ra biển cả mênh mông… xen trong tiếng chuông ngân là giọng của một vị thầy:

Nguyện tiếng chuông này vang pháp giới

Khắp nơi tăm tối thảy đều nghe

Những ai lạc bước mau dừng lại

Tỉnh giấc hôn mê thấy nẻo về.

Toàn thân bà như bất động vì mải chìm trong tiếng chuông ngân vang và câu kệ kia. Có lẽ bà đang thấy nẻo về…

Trên bước đường tìm về với Phật khoảng cách không được tính bằng thời gian mà là khoảnh khắc quay về trong tâm thức. Bình lặng và buông xuống ta sẽ thấy nhẹ lòng.

… lại một tiếng chuông chùa…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người tu quý trọng đạo đức

Kiến thức 16:00 04/05/2024

Tất cả Tăng Ni cần ý thức được việc bổn phận của mình, đó là phải cố gắng tu và xả bỏ cái ngã riêng tư cùng những hư danh hão huyền, để đạt được đạo chân thật mới là cứu cánh. Đừng mắc kẹt vào những cái nhỏ mà quên mất việc lớn, uổng một đời tu của mình.

Tinh tấn siêng năng được an lạc hạnh phúc

Kiến thức 13:45 04/05/2024

Khi nói tinh tấn là nói sự nỗ lực siêng năng cần cù cố gắng hướng thiện, hướng thượng chân chánh thành tựu định lực trí tuệ từ bi giác ngộ, rồi tận tâm giáo hóa cứu giúp chúng sanh vượt thoát khổ đau trong sáu nẻo luân hồi.

Còn hiện hữu là còn Khổ

Kiến thức 12:00 04/05/2024

Mục đích của sự tu tập theo đạo Phật là để chấm dứt luân hồi tái sinh, chấm dứt sự hiện hữu dù bất cứ ở đâu dưới mọi hình thức nào, gọi là Vô dư Niết-bàn, có nghĩa là không còn bất kỳ một lộ trình tâm nào nữa.

Đức Thế Tôn và hạnh vô úy

Kiến thức 07:56 04/05/2024

Cuộc sống vốn có những mối quan hệ chằng chịt, đan chéo lẫn nhau. Sự tương tác ấy đã tác động đến mọi lãnh vực của cuộc sống xã hội, từ lối sống cho đến văn hóa…mà kinh, sách lại là những sản phẩm, gia tài văn hóa của các bậc tiền nhân đã lưu lại.

Xem thêm