Lợi dưỡng với người xuất gia
Người xuất gia mang trên mình một hoài bão lớn là hướng tâm đến giải thoát tự thân và giúp người khác giải thoát. Người xuất gia dấn thân trên đường đạo nguyện trau dồi công đức, làm lợi mình và lợi người.
Tùy thuận chúng sanh, không cầu lợi dưỡng (ăn, mặc, ở, bệnh), giới hạnh thanh tịnh nên người xuất gia đáng được người đời cúng dường. Các bậc chân tu từ bỏ gia đình, xuất gia học đạo, tu hành phạm hạnh, giới luật tinh nghiêm là ruộng phước điền của chúng sanh.
Trong kinh A-hàm, phẩm Cúng dường, Đức Phật dạy: “Dạy người không sát sanh, lại dạy dỗ người khác không trộm cắp, chẳng vọng ngữ, không nói hai lưỡi, cãi lộn, không giận dữ, tà kiến, tật đố, si mê. Do nhân duyên này khiến người xuất gia đáng được cúng dường…”. Hiện tại, cuộc sống khá đầy đủ nên người xuất gia xem lợi dưỡng là chất liệu duy trì sự sống, làm phương tiện để tiến đến đạo quả.
Đức Phật lại dạy: “Chín đức của sự cúng dường, người thí có ba, vật thí có ba, người nhận vật thí cũng thành tựu ba pháp”. Người nhận vật thí phải hội đủ giới đức, chánh định và trí tuệ mới thành tựu phước báo cho mình và người. Nếu người xuất gia không tinh cần tinh tấn, không xả ly tham đắm, lợi dưỡng thì không thể tu tập giải thoát tự thân mà ngược lại là hướng tâm đến dục lạc, tham đắm không giữ được tâm giải thoát như ban đầu.
Hành Bồ-tát đạo, người xuất gia là hình ảnh đẹp, sống lợi mình và lợi người. Khi một Tỳ-kheo nhận vật thí phải suy xét bản thân đủ đức hạnh để nhận không, vì người xuất gia cũng có nhiều hạng, có người chưa đầy đủ phước báo để nhận nhiều vật thí.
Pháp “Thiểu dục tri túc” mà Phật đã dạy cho người xuất gia nhằm giúp họ không vướng mắc vào lợi dưỡng. Đã cạo bỏ râu tóc, ra khỏi nhà thế tục, chẳng lẽ lại tham cầu lợi dưỡng, bỏ đi con đường chánh, không xa lìa được tham dục của thế gian? Người xuất gia luôn thực hành quán tưởng về lợi dưỡng, thu thúc lục căn, đoạn trừ phiền não, hướng tâm đến con đường giải thoát. Cuộc đời của thế nhân đã khổ về tham cầu, người xuất gia phải vượt qua cái khổ thế nhân để thăng hoa tiến đạo, dự phần vào Thánh quả.
Quán niệm lợi dưỡng chỉ là phương tiện, các pháp do duyên sanh cũng do duyên diệt, thấu hiểu được điều đó người xuất gia sẽ không còn vướng bận nhiều vào lợi dưỡng. Như vậy tâm của người xuất gia sẽ nhẹ bớt đi một trong những phiền não ở thế gian.
Dính mắc lợi dưỡng, danh vọng là khổ lụy, tổn giảm trong thiện pháp
Theo Báo Giác Ngộ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Ngày Phật thành đạo là dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại
Kiến thức 08:30 07/01/2025Nhờ có ngày mùng 8 tháng 12 mà hôm nay thế giới loài người đã tôn vinh và công nhận đạo Phật là đạo của con người, vì con người mà sống thương yêu đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim có hiểu biết.
Bài học đáng quý nhân ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo
Kiến thức 13:00 06/01/2025Chúng ta thấy không có kết quả tốt đẹp nào đến ngẫu nhiên cả, tất cả đều nhờ công phu cực khổ mới được. Bây giờ chúng ta kính phục lễ lạy Phật, đó là kết quả Ngài đã từng trả giá rất đắt trên bước đường tầm tu, không phải chuyện dễ dàng.
Nghi thức hồi hướng tiêu trừ nghiệp chướng bệnh tật
Kiến thức 12:05 06/01/2025Hết thảy chúng sinh, vì vọng động từ vô thỉ kiếp mà có vô minh, mê lầm đã trải qua số kiếp nhiều như cát bụi. Khởi tâm động niệm tạo biết bao ác nghiệp nên che mất Phật tánh của mình. Nghiệp chướng không trừ thì Phật tánh không thể hiện tiền.
Ý nghĩa thâm diệu và công đức của Bát Nhã Tâm Kinh
Kiến thức 10:57 04/01/2025Người Phật tử còn đang tại thế nghĩa là còn đang sống với đời không thể nào tách rời cuộc sống với việc tu hành để đạt thành đạo quả, nghĩa là phải kết hợp hòa nhuyễn đạo và đời như Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói trong Cư trần lạc đạo phú.
Xem thêm