Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 22/03/2017, 10:35 AM

Lời giảng dạy của đức Đạt Lai Lạt Ma tác động đến người dân Trung Quốc

Trung Quốc tức giận sau khi đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng, khôi nguyên giải Nobel Hòa bình đã tham dự “Hội nghị quốc tế Phật giáo trong thế kỷ 21” do Bộ Văn hóa Ấn Độ và Đại học Nav Nalanda Mahavihara tổ chức sẽ diễn ra trong 3 ngày (17 đến 19/03/2017).

Hôm thứ Hai, ngày 20/03/2017, Nhà lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng, đức Đạt Lai Lạt Ma đã bác bỏ tuyên bố rằng các cuộc truyền giáo của Ngài không có tác động ảnh hưởng đến người dân Trung Quốc “Ảnh hưởng Đại chúng” rõ ràng cho thấy 400 triệu người dân Trung Quốc là Phật giáo đồ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với các phóng viên tại Karshni Ashram Raman Reti ở thành phố Mathura, ở phía bắc Ấn Độ: “Việc 400 người dân Trung Quốc là Phật giáo đồ là bằng chứng cho thấy lời giảng dạy của tôi đang tác động ảnh hưởng rất lớn đối với người dân Trung Quốc”.

Ngài nói phần lớn người dân Trung Quốc đang truy cập Internet để nghe các bài giảng của Ngài. Ngài cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự hiểu biết tốt hơn giữa Ấn Độ và Trung Quốc về tăng trưởng kinh tế.

Nhà lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng, khôi nguyên giải Nobel hòa bình, đức Đạt Lai Lạt Ma đã tỵ nạn sang Ấn Độ sau cuộc kháng chiến chống bành trướng Bắc Kinh xâm lược và chiếm đóng Tây Tạng vào năm 1959. Ngài lên án những hành động bạo lực và rằng Ngài chỉ muốn tự trị cho quê hương của mình.

Truyền thông Trung Quốc đã cảnh báo Ấn Độ cho phép đức Đạt Lai Lạt Ma dự Hội thảo Phật giáo Quốc tế và khánh thành khoa mới của đại học Phật giáo tại Rajgir ở bang Bihar thuộc miền Đông Ấn, nói rằng họ "không hài lòng" với động thái này.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Huà Chūnyíng (Hoa Xuân Oánh) nói: “Gần đây, Ấn Độ phớt lờ những đại diện trang trọng của Trung Quốc và trở thành đối lập mạnh mẽ, ngang nhiên mời đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đến dự “Hội nghị quốc tế Phật giáo trong thế kỷ 21” được tổ chức bởi Chính phủ Ấn Độ.

Nữ phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Huà Chūnyíng cho biết: “Chúng tôi thúc giục Ấn Độ nhận thức rõ ràng tính chất ly khai chống Trung Quốc của Liên minh Đạt Lai Lạt Ma, tuân thủ các lời hứa về vấn đề Tây Tạng, tôn trọng các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và tránh gây rối trật tự và gây tổn hại cho quan hệ Trung - Ấn”.

Trong khi đó, đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhấn mạnh sự cần thiết phải truyền bá tinh thần từ bi, tình thương yêu, Ngài nói rằng: “Tất cả các tôn giáo đều nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển tình yêu thương và sự khoan dung... vì vậy Thống nhất trong xã hội là rất cần thiết, đánh thức những cảm xúc là quan trọng”.

Ngài nói rằng hầu hết các vấn đề nóng lên toàn cầu, bạo lực, khủng bố . . . đến cái nhìn ích kỷ của người dân.

Ngài nói: “Ngoại trừ Chính phủ Hoa Kỳ Donald Trump (ở Mỹ)", “Gần như toàn thế giới đang rút khỏi cuộc chạy đua vũ trang sau cuộc tàn phá hàng loạt của thế chiến thứ hai”.

Để đạt được hòa bình, Ngài nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm bớt sự sợ hãi, thất vọng và giận dữ mà không có sự bình an nội tâm của con người.

Với một câu hỏi, đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng vũ đài chính trị thế giới đã có rất nhiều thay đổi và trong hai năm qua Ấn Độ nổi lên như một quốc gia vĩ đại.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói không hiểu lý do tại sao Trung Quốc phản đối chuyến viếng thăm bang Arunachal Pradesh, một nhà nước Ấn Độ có biên giới giữa Trung Quốc, vì mục đích chuyến viếng thăm của Ngài là tinh thần.

Năm 1962, hai nước Trung - Ấn từng giao tranh với nhau và dù quan hệ thương mại lẫn ngoại giao đã tốt đẹp hơn trước rất nhiều, nhưng rõ ràng hai bên vẫn chưa hoàn toàn tin cậy nhau.

Trong những năm gần đây Ấn Độ và Trung Quốc đều dồn nỗ lực để củng cố vị trí chính trị của họ trên bàn cờ khu vực lẫn thế giới, và đôi khi có những hành động chống đối nhau. Điển hình là báo chí Ấn Độ vẫn liên tục đưa tin về những vụ binh sĩ Trung Quốc cố ý vượt biên giới xâm nhập sang lãnh thổ của Ấn Độ, và chuyện Bắc Kinh không đồng ý cho Ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ những dự án phát triển ở bang Arunachal Pradesh, viện dẫn lý do đây là nơi hai quốc gia đang tranh chấp chủ quyền nên mọi trợ giúp của thế giới dưới bất kỳ hình thức nào đều phải đợi cho tới khi vấn đề được giải quyết xong giữa đôi bên.

Vân Tuyền (Nguồn: NDTV India)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Kỳ quan chùa cổ nghìn năm tạc thẳng vào vách núi

Quốc tế 10:30 25/03/2024

Mạch Tích Sơn là một trong bốn quần thể hang động Phật giáo lớn nhất Trung Quốc với hàng nghìn bức tượng, tranh Phật quý giá và được biết đến là địa điểm hấp dẫn dọc theo Con đường tơ lụa của Trung Quốc cổ đại.

Cậu bé ở Mỹ nhớ chi tiết về “tiền kiếp”, chính xác đến mức không thể giải thích

Quốc tế 15:35 23/03/2024

Một cậu bé ở Mỹ có những ký ức rất chi tiết - và chính xác đến đáng sợ - về những điều mà cậu gọi là “tiền kiếp” của mình. Đến bố mẹ của cậu cũng không hiểu vì sao con mình lại “nhớ” được những việc như vậy.

Lào phát hiện kho báu hơn 100 pho tượng Phật chưa xác định được nguồn gốc và độ tuổi

Quốc tế 14:10 23/03/2024

Mới đây, chính quyền tỉnh Bokeo (Bắc Lào) đã khai quật được hơn 100 pho tượng Phật lớn nhỏ và nhiều đầu tượng Phật có hình dạng khác nhau ở huyện Tonpheung, tỉnh Bokeo.

Phát hiện ngôi chùa cổ đầy kho báu, ít nhất 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Quốc tế 15:30 14/03/2024

Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ.

Xem thêm