Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 26/07/2021, 08:52 AM

Lời khuyên tâm lý dành cho F1, F0 khi cách ly tại nhà

Duy trì nhịp sinh học đều đặn như hàng ngày, giữ kết nối với các mối quan hệ xã hội, xây dựng thời gian biểu cho các hoạt động tinh thần, để giảm tâm lý tập trung vào bệnh.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Lâm Hiếu Minh, Đơn vị Tâm lý Lâm Sàng Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM chia sẻ: F1, F0 được cách ly và điều trị tại nhà, tâm lý chung sẽ có buồn, lo lắng, hoang mang. Tuy nhiên chúng ta cần giữ cho sức khỏe tinh thần khỏe khoắn, thoải mái để hỗ trợ tăng đề kháng, giúp cơ thể mau khỏi bệnh.

"Để giúp sức khỏe tinh thần người bệnh khỏe cần chú ý 3 yếu tố về sinh học, tâm lý và xã hội. Sự phối hợp hỗ trợ 3 yếu tố trên giúp các F1, F0 lạc quan, suy nghĩ tích cực hơn", bác sĩ Minh chia sẻ.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Cách để giữ bản thân, gia đình an toàn trong dịch Covid-19

Sinh học

Người bệnh, người cách ly tại nhà cần chú ý duy trì nhịp sinh học đều đặn như thường thường. "Khi phá vỡ nhịp sinh học thường ngày bằng các thói quen thức khuya, dậy muộn sẽ khiến có thể stress. Nếu thường ngày lịch sinh hoạt thức dậy, đi vệ sinh, ăn uống tắm rửa giờ nào thì cần duy trì như vậy" - bác sĩ Minh khuyên.

Ngoài ra người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn y tế dành cho bệnh nhân F0, F1 để đảm bảo khỏe về mặt sinh học như uống đủ nước, bổ sung dung dịch bù nước, vitamin C, ăn uống đa dạng đảm bảo dinh dưỡng.

Cố gắng vận động trong nhà, duy trì các bài tập nhẹ nhàng sáng 30 phút, chiều 30 phút. Khi vận động, cơ thể sẽ tiết ra các chất có lợi có lợi cho tinh thần, giữ nhịp vận động.

Xã hội

Tuy bị cách ly tại nhà nhưng người bệnh tùy theo sức khỏe nên có sự tương tác xã hội với những người xung quanh. Nên kết nối với người thân, bạn bè để có các cuộc gọi online trao đổi thông tin, giúp cơ thể giải tỏa các vấn đề của bản thân và duy trì sự kết nối giúp tinh thần tốt hơn.

Với các F1 cách ly nếu vẫn còn công việc để duy trì làm từ xa, làm online thì càng tốt.

Tâm lý

Để giữ tâm lý thoải mái lạc quan, giảm lo âu vượt qua bệnh tật cần lên lịch xây dựng các hoạt động tinh thần, tách sự chú ý của bản thân vào bệnh tật.

Các F0 nhẹ, F1 cách ly tại nhà ngoài các hoạt động chăm sóc cơ thể, có thể lên lịch làm các việc nhẹ nhàng thư giãn như đọc sách, trồng cây, tưới nước, chăm hoa... để thư giãn tinh thần.

Ngoài ra quan trọng nhất để giữ tâm lý khỏe là phải ngủ đủ giấc. Nên vận động nhẹ nhàng 2 tiếng trước khi ngủ, tắm nước ấm hoặc thư giãn để dễ ngủ. Đặc biệt nên tắt các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad trước khi đi ngủ 30' đến một tiếng.

"Nằm trên giường xem, nghe, đọc các tin tức về dịch bệnh hay các thông tin khác xong thả điện thoại, ipad lại đi ngủ, các thông tin này sẽ len lỏi vào giấc ngủ khiến người bệnh mộng mị, không sâu giấc, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi, lừ đừ", bác sĩ Minh chia sẻ.

Theo bác sĩ Minh giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần người bệnh Covid-19, do đó trong trường hợp không ngủ được, mất ngủ nhiều ngày cần liên hệ ngay nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Ngoài ra đối với trẻ em cách ly tại nhà, cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, nhiều đồ chơi để trẻ vui chơi, tránh việc sử dụng thiết bị điện tử quá lâu. Theo bác sĩ Minh, hiện trong thời gian giãn cách xã hội, cách ly tại nhà có nhiều người dùng các thiết bị điện tử từ 10 -12 giờ mỗi ngày là quá nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một gia đình F1 đang cách ly tại nhà sau khi hết thời gian cách ly tập trung. Ảnh: Hữu Khoa

Một gia đình F1 đang cách ly tại nhà sau khi hết thời gian cách ly tập trung. Ảnh: Hữu Khoa

Lê Cầm 

Nguồn: Báo VnExpress

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

Môi trường 16:58 20/11/2024

Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.

Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km

Môi trường 10:09 19/11/2024

Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.

Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung

Môi trường 17:04 16/11/2024

Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.

Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học

Môi trường 09:13 15/11/2024

Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?

Xem thêm