Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Cách để giữ bản thân, gia đình an toàn trong dịch Covid-19
Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm tăng mạnh mỗi ngày, đặc biệt là với chủng vi rút mới Delta diễn biến nhanh, vậy cách gì để giữ cho bản thân, gia đình, họ hàng và cơ quan được an toàn?
Mới đây, bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), đã có những lời khuyên rất hữu ích để mỗi người có thể giữ được cho bản thân, gia đình, họ hàng và cơ quan được an toàn trong tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay.
Những con đường dẫn đến có thể bị nhiễm
Nếu muốn giữ cho bản thân, gia đình rồi họ hàng, cơ quan an toàn trong dịch bệnh thì đầu tiên phải hiểu về con vi rút này. Vi rút có các nhóm là lây trực tiếp từ người qua người, lây từ động vật qua người hoặc là lây qua trung gian. Và đối với vi rút Covid-19 thì chỉ lây từ người qua người và không có đường lây khác. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng mà bản thân mỗi người phải hiểu được để tự bảo vệ mình, rồi hướng tới bảo vệ gia đình, họ hàng và cơ quan.
Chính vì chỉ lây từ người qua người cho nên nếu mình không gặp người bệnh thì không bao giờ bị bệnh, hoặc nếu có gặp mà phòng thủ đúng cách thì cũng không bao giờ bị nhiễm. Và bàn tay của mình không tiếp xúc với đồ vật mà người bệnh sử dụng hoặc giọt bắn của người bệnh văng vào, và chúng ta không đưa lên vùng mũi, miệng thì cũng không thể bị nhiễm.
Và một điều nữa, nếu mình không đi vào phòng lạnh, kín mà trước đó không có người bị bệnh ho hoặc nói chuyện ở đó thì mình cũng không thể bị bệnh. Chỉ khi nào mình đi vào một phòng kín, lạnh có người bị nhiễm ho, nói chuyện trong đó mà mình không mang khẩu trang thì cũng có thể bị nhiễm.
Vậy nên, nếu thực hiện đúng những điều trên thì chúng ta là người an toàn.
Đối với gia đình thì rất khó để mang khẩu trang khi tiếp xúc với nhau, cho nên muốn gia đình an toàn thì tất cả thành viên trong gia đình đều phải an toàn.
Nếu mình đi qua nhà họ hàng, trong nhà họ hàng có người không an toàn mà mình không mang khẩu trang khi tiếp xúc, thì mình trở thành người không an toàn và rồi mang về cho gia đình. Thì cuối cùng gia đình vốn dĩ đang là cộng đồng an toàn nhưng mình lại mang nguồn không an toàn về thì gia đình trở thành không an toàn.
Họ hàng, mình có thể nghĩ là họ an toàn nhưng không chắc được, bởi vì mình không thể biết được những ai đã đến nhà họ hàng của mình. Cho nên chỉ khi nào mình biết chắc chắn người đối diện an toàn, mình sinh hoạt với người ta thì mình mới là người an toàn.
Đối với một cơ quan thì sẽ khó hơn nhiều so với một gia đình hay họ hàng. Bởi vì cơ quan là tập hợp những người ở nhiều xóm, nhiều quận khác nhau, họ có nhiều gia đình và họ hàng khác nhau thì lúc đó có rất nhiều yếu tố để người trong cơ quan trở thành không an toàn. Không bao giờ cơ quan an toàn được nếu một trong những thành viên trong cơ quan là người không an toàn.
"Con vi rút này chỉ lây từ người sang người..."
Vậy thì có quá khó khăn khi muốn trở thành bản thân an toàn, gia đình, họ hàng và cơ quan của mình đều an toàn? Câu trả lời là thật sự không phải là quá khó.
Ví dụ nếu mình ở trong rừng 15 ngày, không tiếp xúc với ai (vì vi rút này chỉ lây từ người qua người) và sau 15 ngày đó xét nghiệm âm tính thì chắc chắn mình là người an toàn. Như vậy nếu trong gia đình mình có các thành viên đều sinh hoạt trong quần thể đó, ban đầu rất an toàn, sau 15 ngày xét nghiệm âm tính hết thì gia đình mình chắc chắn an toàn. Và nếu gia đình họ hàng mà cũng chắc chắn an toàn thì mình có thể giao lưu được.
Hoặc ví dụ đưa nguyên một cơ quan vào trong rừng làm việc hết, lúc đầu âm tính đến 15 ngày sau xét nghiệm lại đều âm tính thì cơ quan đó chắc chắn an toàn.
Cho nên mình phải biết là một chỗ ở, chỗ làm, chỗ sinh hoạt, chỗ mua sắm đều an toàn thì chắc chắn khu vực đó an toàn. Còn nếu ngược lại thì nguyên chuỗi đó sẽ mất an toàn. Cho nên mới có câu chuyện là cách ly, phong toả, ngồi yên một chỗ…tất cả những việc này là để người không an toàn sẽ không di chuyển. Người an toàn cũng đứng yên, người không an toàn cũng đứng yên thì làm sao xuất hiện thêm một người không an toàn nữa được. Cho nên nếu theo nguyên tắc đó thì không phải quá khó để có được một cộng đồng an toàn.
Chúng ta phải hiểu là bây giờ bản thân mỗi người phải là người an toàn, ở yên một chỗ, hoặc di chuyển đúng những nơi mà mình chắc chắn an toàn, chơi với ai, làm việc với ai cũng phải chắc chắn người đó an toàn. Như thế, cộng với việc ngành y tế bóc hết những người không an toàn riêng ra, giữ cho họ đến lúc an toàn rồi trả về thì lúc đó chúng ta mới mong hết dịch được. Đó là nguyên tắc vô cùng quan trọng, nếu mình không thực hiện nguyên tắc này thì chắc chắn sẽ thất bại. Chỉ còn chờ vào vắc xin thôi. Vắc xin giúp người nguy cơ không an toàn sẽ trở thành người ít bị không an toàn, nhiều người ít bị không an toàn thì sẽ trở thành khu vực an toàn.
Nên hiện nay chúng ta có mấy việc phải làm, đó là bản thân mình ra đường, đi đâu về đâu cũng luôn hình dung trong đầu mình phải là người an toàn khi trở về gia đình, muốn đi thăm một người họ hàng nào đó phải biết chắc các thành viên trong họ hàng đó đều an toàn. Nếu muốn vào cơ quan sinh hoạt, làm việc thì phải đảm bảo tất cả những thành viên trong cơ quan đó đều an toàn.
Tôi muốn nhắc lại là con vi rút này chỉ lây từ người sang người và qua trung gian bàn tay hoặc lây trực tiếp qua đường hô hấp, ngoài ra không có một con đường nào khác để lây cho chúng ta được cả.
Và chúng ta luôn nhớ rằng, làm sao con vi rút Covid-19 này có thể tồn tại nếu trong môi trường nắng nóng, làm sao tồn tại được nếu mình sát khuẩn tay thường xuyên, làm sao tồn tại trong phòng thông thoáng và làm sao tồn tại được nếu mình thường xuyên sát khuẩn các bề mặt. Nếu mình sống trong môi trường nhiệt độ âm thì vi rút Covid-19 có thể tồn tại rất lâu, có khi cả tháng. Còn nếu nhiệt độ của nước mình như vậy thì không thể tồn tại trong môi trường kéo dài được.
Chúng ta nên lưu ý là nếu cả 2 người cùng mang khẩu trang đúng, đứng cách nhau khoảng 1 mét thì gần như không thể lây bệnh được. Nếu mình xác định được như vậy thì không phải là quá khó để bản thân an toàn, rồi gia đình, họ hàng và cơ quan đều an toàn trong dịch bệnh, vấn đề ở chỗ là các bạn có cẩn thận hay không mà thôi.
Theo Báo Thanh Niên
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm