Ứng dụng Tam pháp ấn trong tu tập
Vô thường, Khổ và Vô ngã là ba đặc tính trọng yếu của giáo pháp. Mỗi pháp ấn có vai trò và chức năng khác nhau để nhận diện Chánh pháp. Tuy nhiên, dưới tuệ giác duyên khởi thì ba pháp ấn có quan hệ tương tức, hỗ tương gắn bó chặt chẽ với nhau.
Trong dấu ấn vô thường vốn hàm chứa dấu ấn của khổ và vô ngã, trong hai dấu ấn còn lại cũng tương tự. Giáo lý Tam pháp ấn ngoài chức năng thẩm định Chánh pháp còn cung cấp tuệ giác để soi chiếu thực tại nhằm phá tan mê mờ, tham ái, tà kiến để vượt thoát mọi chấp thủ khổ đau, đạt đến bình an, giải thoát. Một khi tâm tư của con người bị nhuốm màu chấp thủ, khi đó khổ đau có mặt.
Hai ý niệm mà con người thường bị trói buộc là “cái tôi” và “cái của tôi”. Quan niệm sai lầm cho rằng mọi sinh thể đều có một bản chất đồng nhất hay một “linh hồn” tồn tại mãi mãi và sự bảo thủ trong quan niệm, ý kiến và cho rằng ta luôn luôn đúng trong mọi trường hợp là căn để của khổ đau và làm chướng ngại sự thăng hoa tinh thần.
Ý niệm “có một thực thể vô hình thường tại trong mỗi cá thể” đã hiện diện trong hầu hết các tôn giáo trước và đương thời Thế Tôn, đồng thời vẫn còn ảnh hưởng đậm nét trong đời sống tinh thần của nhân loại ngày nay. Do vậy, chừng nào con người liễu tri thế giới hiện tượng và chúng sanh vốn dĩ vô thường và vô ngã thì khi ấy khổ đau, tăm tối thật sự được diệt trừ.
Tóm lại, ba khuôn dấu Vô thường, Khổ và Vô ngã là những nguyên lý cơ bản nhằm xác định Chánh pháp, tái thẩm định các lý thuyết, quan điểm và cả pháp môn tu tập của Phật giáo. Mặc dầu kinh điển Phật giáo cực kỳ đa dạng song tư tưởng hàm chứa trong các kinh điển ấy vẫn không ngoài quỹ đạo của ba pháp ấn. Hiện tại, vẫn còn rải rác đây đó những “kinh” sách lưu truyền trong chùa viện và giới Phật tử với danh nghĩa kinh Phật nhưng thiếu vắng ba dấu ấn Chánh pháp, đơn cử như Địa mẫu chơn kinh, Táo quân chơn kinh…
Do vậy, cần nhận thức đúng về ba pháp ấn để thẩm định kinh điển và nhất là ứng dụng trong tu tập quán chiếu về năm uẩn. Mọi khổ đau của chúng sanh đều bắt nguồn từ những ràng buộc, chấp thủ do quan niệm sai lầm về một cái ngã thường tại, bất biến, vĩnh cửu. “Cái tôi” và “cái của tôi” là nguyên nhân của xung đột toàn diện trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Vì thế, giáo lý ba pháp ấn là chìa khóa để mở cửa giải thoát, làm nền tảng cho sự chuyển hóa phiền não, thành tựu tuệ giác và thăng hoa tâm linh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Xem thêm