Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 20/11/2019, 16:40 PM

Con đường phát triển tâm linh qua pháp môn tu tập tứ niệm xứ

Con đường thực nghiệm tâm linh cũng như những bản đồ chỉ dẫn con đường giác ngộ đến chánh biến tri về thực chất của tâm linh. Nó không có nhãn hiệu, không có hạn định về thời gian, không gian hay chủng tộc. Người sống trong giáo pháp phải tự mình chứng nghiệm qua cuộc sống thực tế hàng ngày.

 >>Kiến thức

Bài liên quan

Pháp môn tứ niệm xứ thắp sáng giáo lý của Thế Tôn giữa cuộc đời này, nhân duyên diệu pháp được tồn tại lâu dài hay không, đều tuỳ thuộc vào sự học hỏi và thực hành Tứ Niệm Xứ, chúng ta hãy lắng nghe lời dạy sau đây của đức Thế Tôn.

“Này Bà La Môn, do bốn niệm xứ không được tu tập, không được làm cho sung mãn sau khi Như Lai nhập diệt nên diệu pháp không tồn tại lâu dài. Do bốn niệm xứ được tu tập làm cho sung mãn, này Bà La Môn, sau khi Như Lai nhập diệt Diệu Pháp được tồn tại lâu dài”.

Hai bài thuyết pháp quan trọng nhất Đức Phật đã từng giảng về sự phát triển tâm linh được gọi là: “Satipatthàna – sutta” (số 22 trong Digha – Vikàya hay số 10 của Majjhima – Nikàya) được chia thành bốn phần. Phần đầu nói về thân thể (Kàya) phần thứ hai nói đến những cảm giác cảm thọ của ta (vedanà), phần thứ ba nói về tâm (Citta) và phần thứ tư nói về đạo đức tri thức (pháp – Dhamma). Nói rõ hơn, Tứ Niệm cứ là thân niệm xứ, thọ niệm xứ, tâm niệm xứ và pháp niệm xứ.

Khi ở thân và tâm khởi lên cảm thọ lạc, khổ, hỷ, ưu, xã hay bất khổ, bất lạc thì hành giả biết là có cảm thọ thuộc vật chất hay không thuộc vật chất, là cảm thọ ở trong hay ngoài và giữ chánh niệm tỉnh giác, quán tánh sanh diệt của các cảm thọ mà không khỏi lên niệm chấp trước, không nương tựa bất cứ vật gì trên đời.

Khi ở thân và tâm khởi lên cảm thọ lạc, khổ, hỷ, ưu, xã hay bất khổ, bất lạc thì hành giả biết là có cảm thọ thuộc vật chất hay không thuộc vật chất, là cảm thọ ở trong hay ngoài và giữ chánh niệm tỉnh giác, quán tánh sanh diệt của các cảm thọ mà không khỏi lên niệm chấp trước, không nương tựa bất cứ vật gì trên đời.

Thế nào là quán thân nơi thân?

Sự tu tập quán thân nơi thân được biểu hiện bằng nhiều cách: ngồi kiết già, lưng thẳng, để niệm trước mặt và theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra, hơi thở ra, vào. Dài, ngắn thì biết dài, ngắn giữ niệm tỉnh giác hành giả tập biết cảm giác toàn thân. Khi thở vào, thở ra và tập nhiếp cho thân an tịnh khi theo dõi hơi thở vào, ra giữ chánh niệm, tỉnh giác hay quán tánh sanh khởi, tính đoạn diệt trên thân, giữ thân không chấp thủ, an trú chánh niệm. Như vậy là một hình thức quán thân nơi thân.

Bài liên quan

Hoặc khi hành giả đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc… hành giả biết mình đang đi, đứng, nằm, ngồi… giữa chánh niệm tỉnh giác, không chấp trước vật gì ở đời. Hoặc hành giả quán sát thân mình từ lòng bàn chân đến tóc gồm có 32 thứ sai biệt, biết thân chỉ là chiếc túi bất tịnh, đựng đủ 32 thứ bất tịnh, quán sát sự vô thường sanh diệt diễn ra trong từng sát na trong thân và giữ chánh niệm tỉnh giác, không chấp thủ nhiếp phục tham ưu ở đời. Hoặc quán sự ngắn ngũi của một kiếp người. Thở ra mà không hít vào kể như xong một kiếp người, những tai nạn, bệnh tật… luôn hủy hoại và thần chết luôn rình rập thân phận con người. Hoặc quán thi thể ở ngoài nghĩa địa hay trong lò hỏa thiêu, sau khi chết thân mình ươn sình lên, hôi thúi, dòi đục, tan rã… thành tro bụi. Một người khi ở đời dù là kiều diễm mỹ miều hay giàu sang phú quý cỡ nào đi nữa nhưng rốt rồi chỉ còn đống xương khô, nằm hiu quạnh trong nắm mồ hoang, bị quên lãng theo dòng thời gian dĩ vãng. Quán thân là vô thường, là bất tịnh như vậy, luôn giữ chánh niệm tỉnh giác, nhiếp phục tham luyến, chấp thủ về thân này.

Sự tu tập quán thân nơi thân được biểu hiện bằng nhiều cách : ngồi kiết già, lưng thẳng, để niệm trước mặt và theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra, hơi thở ra, vào. Dài, ngắn thì biết dài, ngắn giữ niệm tỉnh giác hành giả tập biết cảm giác toàn thân. Khi thở vào, thở ra và tập nhiếp cho thân an tịnh khi theo dõi hơi thở vào, ra giữ chánh niệm, tỉnh giác hay quán tánh sanh khởi, tánh đoạn diệt trên thân, giữ thân không chấp thủ, an trú chánh niệm.

Sự tu tập quán thân nơi thân được biểu hiện bằng nhiều cách : ngồi kiết già, lưng thẳng, để niệm trước mặt và theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra, hơi thở ra, vào. Dài, ngắn thì biết dài, ngắn giữ niệm tỉnh giác hành giả tập biết cảm giác toàn thân. Khi thở vào, thở ra và tập nhiếp cho thân an tịnh khi theo dõi hơi thở vào, ra giữ chánh niệm, tỉnh giác hay quán tánh sanh khởi, tánh đoạn diệt trên thân, giữ thân không chấp thủ, an trú chánh niệm.

Bài liên quan

Nhưng không có nghĩa là coi thường, huỷ hoại thân này một cách thiếu trí tuệ, mà phải luôn ý thức bảo vệ, rèn luyện thân này cho mạnh khỏe bằng cách phải thường xuyên vận động, ăn, ngủ, làm việc, học hành, tu niệm… cho điều độ chừng mực, giữ thân mình trong trạng thái cân bằng. Khi có sức khỏe tốt, thân thể tráng kiện thì đầu óc mới minh mẫn để mà tu mà học, mà sống. Biết được thân vô thường ngắn ngũi nên không sống biếng nhác, biết qúy trọng thời gian, sống có ích trong đời sống hiện tại, mỉm cười thanh thản khi tuổi xế chiều, bằng lòng hãnh diện khi nhìn lại cả cuộc đời mình đã qua, đã thực sự sống một đời sống hiền lương có ý nghĩa. Khi nhắc đến tên mình mọi người đều thương kính mến mộ…

Thế nào là quán thọ nơi thọ? Khi ở thân và tâm khởi lên cảm thọ lạc, khổ, hỷ, ưu, xã hay bất khổ, bất lạc thì hành giả biết là có cảm thọ thuộc vật chất hay không thuộc vật chất, là cảm thọ ở trong hay ngoài và giữ chánh niệm tỉnh giác, quán tính sinh diệt của các cảm thọ mà không khỏi lên niệm chấp trước, không nương tựa bất cứ vật gì trên đời. Như vậy là sống quán thọ trên thọ.

Con đường thực nghiệm tâm linh cũng như những bản đồ chỉ dẫn con đường giác ngộ đến chánh biến tri về thực chất của tâm linh. Nó không có nhãn hiệu, không có hạn định về thời gian, không gian hay chủng tộc. Người sống trong giáo pháp phải tự mình chứng nghiệm qua cuộc sống thực tế hàng ngày.

Con đường thực nghiệm tâm linh cũng như những bản đồ chỉ dẫn con đường giác ngộ đến chánh biến tri về thực chất của tâm linh. Nó không có nhãn hiệu, không có hạn định về thời gian, không gian hay chủng tộc. Người sống trong giáo pháp phải tự mình chứng nghiệm qua cuộc sống thực tế hàng ngày.

Thế nào là quán tâm nơi tâm?

Hành giả theo dõi tâm mình, biết rằng tâm có tham khi tham tâm khởi lên, biết rằng tâm có sân khi tâm sân khởi lên, biết rằng tâm có si khi tâm si khởi lên.. hay là tâm không có tham, không có sân, không có si, biết rằng tâm thiện hay tâm bất thiện, định tỉnh hay đang vọng động… hành giả quán sinh diệt của tâm và giữ chánh niệm tỉnh giác, không chấp thủ một vật gì ở đời. Như vậy là quán tâm nơi tâm.

Thế nào là quán pháp nơi các pháp…?

Bài liên quan

Hành giả theo dõi năm triền cái để thấy rõ tâm mình đang vướng mắc ở triền cái nào. Hoặc quán tính sinh diệt của các triền cái. Hoặc quán pháp ở nơi ngũ uẩn (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức) quán năm uẩn tập khởi, năm uẩn đoạn diệt với chánh niệm, tỉnh giác, nhiếp phục, tham ưu, không chấp thủ.

Hoặc quán pháp trên sáu căn, sáu trần do nhân duyên của căn trần kiết sử (tham, sân) khởi, hành giả biết các kiết sử khởi lên trong mình và giữ chánh niệm, tỉnh giác.

Hoặc quán pháp trên bảy giác chi, xem trong thân mình hiện đang có giác chi nào (hoặc đã sanh, hoặc chưa sanh) và giữ chánh niệm tỉnh giác.

Hoặc quán pháp trên Tứ Thánh Đế: Đây là khổ, đây là khổ tập, đây là khổ diệt, đây là khổ diệt đạo, quán tánh sanh diệt của pháp và giữ chánh niệm tỉnh giác, không chấp trước vật gì ở đời. Như thế là tu tập quán pháp ở nơi các pháp.

con đường thực nghiệm tâm linh cũng như những bản đồ chỉ dẫn con đường giác ngộ đến chánh biến tri về thực chất của tâm linh. Nó không có nhãn hiệu, không có hạn định về thời gian, không gian hay chủng tộc.

con đường thực nghiệm tâm linh cũng như những bản đồ chỉ dẫn con đường giác ngộ đến chánh biến tri về thực chất của tâm linh. Nó không có nhãn hiệu, không có hạn định về thời gian, không gian hay chủng tộc.

Bài liên quan

Con đường thực nghiệm chính là con đường tu tập để hành giả bước đi ra khỏi phiền não và đi vào các hạnh phúc của thân tâm. Hành giả đi từng bước đi tin tưởng an lạc. Bỏ lại sau lưng những thất vọng buồn khổ, mộng mị và bóng tối của cuộc đời.

Bài kinh niệm xứ diễn tả cách trao dồi tâm linh, nhằm vượt qua ngoài phạm vi trí thức đến mức tự mình thật sự chứng nghiệm đời sống, tự mình khám phá những chứng bệnh phổ cập sâu kính của tâm con người và gia công giải phóng tâm ra khỏi mọi ràng buộc, đạt được trạng thái châu hoàn tối thượng.

Người xuất gia cần phải cố gắng, thành thật và thẳng thắn tự nhìn lại  mình, nhìn những cảm giác và những tư tưởng của mình một cách sáng suốt. Theo pháp hành thiền trong Phật giáo, mở rộng tâm trí và tìm tòi quan sát một cách thẳng thắn và điều kiện tất yếu không thể không có. Thiếu yếu tố này, một hành giả sơ cơ sẽ không thể đặt nền tảng vững chắc cho những cơ cấu xây dựng bên trên. Bởi vì thấu hiểu chân lý là vấn đề hoàn toàn cá nhân của mỗi người, mỗi cá nhân phải tự mình tìm hiểu chính mình, tự mình thể nhập thực tại qua con đường thực nghiệm chứ không có sự chỉ dẫn hay giáo huấn nào có thể hoàn toàn giúp ta, mà chỉ là tấm bản đồ hướng dẫn đường đi, muốn đi đến đích cần phải siêng năng cất bước lên đường, thực nghiệm tâm linh, sống hết lòng cho thực tại.

Con đường thực nghiệm chính là con đường tu tập để hành giả bước đi ra khỏi phiền não và đi vào các hạnh phúc của thân tâm. Hành giả đi từng bước đi tin tưởng an lạc. Bỏ lại sau lưng những thất vọng buồn khổ, mộng mị và bóng tối của cuộc đời.

Con đường thực nghiệm chính là con đường tu tập để hành giả bước đi ra khỏi phiền não và đi vào các hạnh phúc của thân tâm. Hành giả đi từng bước đi tin tưởng an lạc. Bỏ lại sau lưng những thất vọng buồn khổ, mộng mị và bóng tối của cuộc đời.

Bài liên quan

Nhân loại hiện nay vì chưa nhận rõ bóng ảo huyền của lạc thú, còn đang giãy giụa trong lưới đau thương của cuộc đời, còn đang tìm kiếm an lạc, hoài vọng hạnh phúc nên còn điêu linh khổ ải, còn tìm kiếm là còn lý do để phát triển và tồn tại của các tư tưởng hệ. Chừng nào nhân loại tỉnh ngộ quay về với vị thầy tâm linh của chính mình thì chừng đó nhân loại sẽ ngừng ngay vai trò của triết lý khép lại cánh cửa của tư tưởng hệ. Đây cũng là khả năng trực nhận chân ngã. Một khi cánh cửa của vòm trời tâm linh đã hé mở thì tự thân hành giả sẽ trực nhận được con đường dẫn đến hạnh phúc và chân lý sẽ hiển bày, bởi:

“Nó là một con đường dẫn đến sự thực chứng chân lý tối hậu, dẫn đến sự tự do hoàn toàn, hạnh phúc và bình an nhờ sự hoàn thiện về đạo đức, tâm linh và trí thức”.

Đúng vậy con đường thực nghiệm tâm linh cũng như những bản đồ chỉ dẫn con đường giác ngộ đến chánh biến tri về thực chất của tâm linh. Nó không có nhãn hiệu, không có hạn định về thời gian, không gian hay chủng tộc. Nó là giáo lý của mọi thời đại, người sống trong giáo pháp phải tự mình chứng nghiệm qua cuộc sống thực tế hàng ngày, khi biết khôn ngoan đối diện với chính mình phát triển theo chiều hướng hiểu biết một cách chân thực. Nếu không có thực nghiệm tâm linh người ta không thể hiểu được mình là ai và không thể giải quyết các vấn đề tâm lý vì sự an tịnh và hạnh phúc trong hiện tại.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Xem thêm