Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 24/12/2019, 08:23 AM

Lời Phật dạy: Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với ta

Với tuệ giác giải thoát, vạn pháp đều bị chi phối bởi vô thường, là khổ và hoàn toàn vô ngã. Đó là một sự thật khách quan, là cái thấy biết và chứng tri của bậc Giác ngộ về các pháp.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật 

Như Lai không tranh luận với đời chỉ có đời tranh luận với Như lai

Thế Tôn tuyên thuyết giáo pháp dựa trên nền tảng tuệ giác mà Ngài đã chứng ngộ. Vì thế, giáo pháp không phải là sản phẩm của tư duy, thiên về luận lý như một học thuyết mà đơn thuần chỉ là những kinh nghiệm về con đường vượt thoát khổ đau, là trải nghiệm của người đã đi qua và đã chứng đạt.

Thế Tôn tuyên thuyết giáo pháp dựa trên nền tảng tuệ giác mà Ngài đã chứng ngộ. Vì thế, giáo pháp không phải là sản phẩm của tư duy, thiên về luận lý như một học thuyết mà đơn thuần chỉ là những kinh nghiệm về con đường vượt thoát khổ đau, là trải nghiệm của người đã đi qua và đã chứng đạt.

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỷ kheo, người nói pháp không tranh luận với bất cứ một ai ở đời.

Này các Tỷ kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là không, Ta cũng nói là không; cái gì người có trí ở đời chấp nhận là có, Ta cũng nói có.

Và này các Tỷ kheo, người có trí ở đời không chấp nhận sắc, thọ, tưởng, hành và thức là thường còn, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là không.

Này các Tỷ kheo, đây là cái gì người có trí ở đời chấp nhận là không, Ta cũng nói là không.

Này các Tỷ kheo, người có trí ở đời chấp nhận sắc, thọ, tưởng, hành và thức là vô thường, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là có vậy.

Này các Tỷ kheo, đây là cái gì người có trí ở đời chấp nhận là có, Ta cũng nói là có.

Bài liên quan

Ở trong đời, này các Tỷ kheo, có thế pháp. Thế pháp ấy Như Lai hoàn toàn chứng ngộ. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị.

Sắc thọ tưởng hành và thức, này các Tỷ kheo, là thế pháp. Thế pháp ấy Như Lai hoàn toàn chứng ngộ. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị. Và những ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị như vậy, vẫn không biết, không thấy, với người ấy, Ta xem là phàm phu, mù lòa, không có mắt.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ III, chương 1, phẩm Hoa, phần Bông hoa [lược], Nxb Tôn Giáo, 2000, tr.249)

Suy niệm từ lời Phật dạy

Tu tập để đoạn trừ được tham dục là một vấn đề rất khó. Phần lớn chúng sanh là ưu ái dục, ham thích ái dục cho nên họ bị trói buộc trong đó mà không khi nào thoát ly được khổ xứ.

Tu tập để đoạn trừ được tham dục là một vấn đề rất khó. Phần lớn chúng sanh là ưu ái dục, ham thích ái dục cho nên họ bị trói buộc trong đó mà không khi nào thoát ly được khổ xứ.

Chính vì tham ái, mong cầu lợi nhiều về vật chất nên chúng sanh không thấy được tầm quan trọng của sự thăng hoa tâm thức và niềm an lạc tự nội. Họ chấp chặt vào năm thủ uẩn để nuôi dưỡng, cung phụng, đến khi năm uẩn hết duyên tan rã thì sầu, bi, khổ, ưu não sẽ đến với họ.

Đức Phật là người đã chứng ngộ, chứng tri các pháp là vô thường biến dịch; biết rõ năm uẩn là như vậy, sự tập khởi, sự đoạn diệt, sự nguy hại và sự xuất ly, nhưng vì thế gian ngu muội, không thấy không biết nên họ tranh cãi với Phật, nhưng đức Phật dạy đó không phải là lỗi của Thế  Tôn. Và họ có lỗi như vậy, họ tranh cãi như vậy đức Phật cũng không làm gì được.

Bài liên quan

Tu tập để đoạn trừ được tham dục là một vấn đề rất khó. Phần lớn chúng sanh là ưu ái dục, ham thích ái dục cho nên họ bị trói buộc trong đó mà không khi nào thoát ly được khổ xứ. Kinh Đại Duyên thuộc Trường bộ đức Phật đã nhấn mạnh: “Này A-nan, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp duyên sanh này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, bị rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ mũnja và lau sậy Babaja, không thể nào thoát ra khỏi khổ xứ, sanh tử”.

Đức Phật thấy được thân năm uẩn này là khổ vì thế chúng ta không nên tham đắm chấp thủ nó, không nên trau dồi trang sức nó thái quá mà phải biết tiết độ. Phật dạy: “Thầy tỳ kheo tiết độ trong ăn uống, chân chánh quán sát ăn không để vui đùa, đam mê, trang sức cho thân thể mà chỉ để khỏi tổn hại thân, để giữ gìn phạm hạnh, ăn để diệt trừ cảm thọ cũ, không cho cảm thọ mới khởi lên, nhờ đó mà sống không phạm lỗi lầm và sống an ổn.” (Trung bộ kinh). Thái độ của người xuất gia đối với ăn uống rất rõ là ăn uống vừa phải để khỏi hại thân và để tu tập phạm hạnh, không vì ăn uống mà tham sân si khởi, chướng ngại sự tu tập.

Hiểu được như vậy chúng ta phải thiết lập cho mình một pháp tu hạnh nhẫn nhục. Có nhẫn nhục chúng ta mới có thể kham nhẫn được với các chướng duyên na điều, nan phục này. Như Lai không tranh luận với đời nhưng khéo điều phục, khéo vượt qua, gọi là đấng “Thiện Thệ” một trong thập hiệu của Như Lai Thế Tôn Chánh Đẳng Chánh Giác.

Là con Phật chúng ta phải học hạnh kham nhẫn, hiểu biết và thương yêu như Ngài, để gieo rắc tình thương, làm vơi bớt nỗi khổ niềm đau cho mọi người.

Là con Phật chúng ta phải học hạnh kham nhẫn, hiểu biết và thương yêu như Ngài, để gieo rắc tình thương, làm vơi bớt nỗi khổ niềm đau cho mọi người.

Tu tập nhẫn nhục là để đoạn trừ sự bộc phát sân tâm, cảnh giác ngăn ngừa tội lỗi khổ thọ và giao động của tâm làm tán thất công phu tu tập. Mặt khác luyện cho tâm trầm tĩnh vững chãi, và cũng để tu tập từ, bi, hỷ, xả, chuẩn bị tâm đi vào định tuệ, sự tu tập nhẫn nhục theo yêu cầu của kinh rất cao. Sự nhẫn nhục như vậy là biểu hiện sức mạnh chế ngự nội tâm của người tu tập theo giáo pháp của đức Phật. Thông thường chúng ta sống theo phản ứng tự nhiên (phản ứng động vật) ai mắng ta ta mắng lại, ai đánh ta ta đánh lại, do đó cuộc đời của ta luôn luôn sống trong trạng thái ba động của đấu tranh, của khốn khổ.

Bài liên quan

Một người có trí tuệ sẽ chọn cách sống có kiềm chế, tự chủ hơn và trầm tĩnh hơn. Có người nghĩ rằng nhẫn nhục là thái độ hèn nhát nhưng theo qui luật tâm lý thì ngược lại hèn nhát, thiếu bản lĩnh mới manh động không nhẫn nhục nổi. Nhẫn nhục biểu hiện sức mạnh của ý chí, sự vững chắc của nội tâm, đó cũng là đức tính của một sa môn. Kinh văn dạy: “Thực hành đức nhẫn mới được mệnh danh là bậc thượng nhân có sức mạnh”.

Tranh luận hơn thua chỉ có ở tâm ngã mạn và si mê chứ không có trong tâm mang đầy từ bi và trí tuệ. Như Lai thương cuộc đời hóa độ cuộc đời, nên Ngài kham nhẫn để hóa độ những chúng sanh cang cường khó độ. Mà ở kinh Di Đà, đức Thích Ca Thế Tôn được Chư Phật mười phương tán thán rằng: “Năng vi thậm nan hy hữu chi sự” là làm được những việc khó làm, hy hữu trên thế gian ngũ trược ác thế này.

Là con Phật chúng ta phải học hạnh kham nhẫn, hiểu biết và thương yêu như Ngài, để gieo rắc tình thương, làm vơi bớt nỗi khổ niềm đau cho mọi người.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân bệnh mà tâm không khổ

Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024

Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?

Đánh mất sơ tâm

Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024

Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.

Phật dạy 5 điều thân kính với bà con

Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024

Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.

Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”

Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024

Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.

Xem thêm