Thứ, 31/03/2025, 16:30 PM

Bị trúng lao mà không hay biết

Lợi danh là một trong những món dục hấp dẫn ở đời. Khi chưa đoạn trừ tâm tham thì tất nhiên chúng ta vẫn bị cuốn theo ngũ dục. Vấn đề là mỗi người có nhận ra điều ấy để tự thúc liễm, chỉnh đốn thân tâm của mình trước cơn lốc tham dục hay không?

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo:

- Khổ lụy, này các Tỷ kheo, là lợi đắc, danh vọng, cung kính, là chướng ngại pháp để chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.

- Này các Tỷ kheo, thuở xưa, trong một hồ nước có những con rùa sinh sống. Rồi một con rùa nói với con rùa khác: Chớ có đi đến chỗ ấy. Con rùa kia không nghe lời đi đến chỗ ấy liền bị người thọ săn phóng trúng nó một cây lao có sợi dây.

Khi thấy con rùa kia đi đến, con rùa này hỏi: Này bạn, bạn có bị thương, bị bắn trúng không?

Không, tôi không bị thương, không bị bắn trúng nhưng có ngọn lao và sợi dây dính theo lưng tôi.

Này bạn, bạn bị thương thật rồi. Bạn bị bắn trúng thật rồi. Chính vì những vật này của người thợ săn mà cha ông của bạn rơi vào bất hạnh, rơi vào tai họa.

- Này các Tỷ kheo, người thợ săn chỉ cho ác ma. Cái lao chỉ cho lợi đắc, danh vọng và cung kính. Sợi dây chỉ cho hỉ tham.

- Tỷ kheo nào, đối với lợi đắc, danh vọng, cung kính mà thọ hưởng và luyến ái thì vị ấy đã bị lao đâm trúng, đã rơi vào tai họa, bị ác ma muốn làm gì thì làm.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ II, chương 6, phẩm 1, phần Con rùa [lược], VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.391)

Lợi dưỡng với người xuất gia

Bị trúng lao mà không hay biết  1
Ảnh minh họa. 

Lời bàn:

Lợi danh là một trong những món dục hấp dẫn ở đời. Khi chưa đoạn trừ tâm tham thì tất nhiên chúng ta vẫn bị cuốn theo ngũ dục. Vấn đề là mỗi người có nhận ra điều ấy để tự thúc liễm, chỉnh đốn thân tâm của mình trước cơn lốc tham dục hay không?

Chuyện con rùa bị người thợ săn phóng lao cắm chặt trên lưng cùng với sợi dây mà không tự biết mình đang bị nạn, sắp rơi vào tai họa cho ta nhiều suy ngẫm. Phải chăng đâu đó trên thân tâm mình cũng đang dính chặt một ngọn lao danh lợi? Nhưng chắc là không, vì chẳng thấy đau đớn hay thống khổ gì cả! Cũng như chú rùa kia nhờ chiếc mai dày nên dù trúng lao nhưng không có cảm giác đau, và đây mới là vấn đề.

Làm được những điều tốt, các việc thiện hay những Phật sự nói chung vốn thật quý hóa. Tuy nhiên, để nuôi dưỡng từ tâm, phụng sự chúng sinh lâu dài trong tinh thần vô ngã vị tha, quả chẳng dễ dàng.

Sự thành công lắm khi trở thành phù sa màu mỡ cho cái tôi nảy mầm, bén rễ. Một khi cái tôi có mặt thì tham ái và chấp thủ bắt đầu trỗi dậy, ngọn lao và sợi dây xuất hiện, khả năng lọt vào vòng kềm tỏa của ác ma có thể xảy ra.

Do đó, thường xuyên cảnh giác với danh lợi và cung kính, tỉnh táo trước vị ngọt của dục để tránh những ngọn lao luôn nhắm vào chúng ta. Người thợ săn dễ dàng khống chế, bắt làm thịt con rùa đã trúng lao. Cũng vậy, chúng ta cũng dễ dàng bị ác ma điều khiển, thao túng, dẫn dắt khi mống tâm thọ hưởng và luyến ái lợi danh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Bị trúng lao mà không hay biết

Lời Phật dạy 16:30 31/03/2025

Lợi danh là một trong những món dục hấp dẫn ở đời. Khi chưa đoạn trừ tâm tham thì tất nhiên chúng ta vẫn bị cuốn theo ngũ dục. Vấn đề là mỗi người có nhận ra điều ấy để tự thúc liễm, chỉnh đốn thân tâm của mình trước cơn lốc tham dục hay không?

Tám đức của người giữ giới không nói dối theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy 16:15 28/03/2025

Người tu dù xuất gia hay cư sĩ đều phải giữ giới. Tu không phải tu cho Phật hay tu cho người nào khác mà là tu cho mình. Đời này mình giữ giới thanh tịnh thì đời này mình được an vui, đời sau cũng được phước đức an vui. Nếu không giữ giới đời này khổ, đời sau cũng khổ.

Năm uẩn đều không, chết cũng thong dong

Lời Phật dạy 12:30 28/03/2025

Dù muốn dù không thì đoạn cuối cuộc đời ai cũng phải đi qua. Tuy vậy, đi qua tử sinh với tâm thái nào mới là vấn đề?

Kẻ trì pháp tại gia sao được gọi Tỳ-kheo?

Lời Phật dạy 17:38 22/03/2025

Sa-môn là một từ chung để chỉ những người tu ở Ấn Độ, gần giống như ông đạo ở xứ ta. Thời Phật, có nhiều hạng loại Sa-môn, nên đệ tử xuất gia của Ngài được gọi riêng là Sa-môn Thích tử.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo