Lời Phật dạy về công ơn người mẹ khi mang thai
Chúng ta ai cũng là con cả, vì ai cũng có cha có mẹ, để cho ta hình hài như ngày hôm nay cha mẹ đã chịu biết bao khổ nhọc. Ngay từ những ngày ta còn trong bụng mẹ, mẹ đã phải chịu biết bao khổ nhọc. Thật không thể kể hết công ơn của người mẹ khi mang thai ta.
Này A-Nan con, về bên nam giới trong lúc bình sinh, thường lui tới những chốn chùa chiền, nhờ có nhân duyên nghe Kinh lễ Phật, kính mến Tăng-già, nợ trần đã qua, hồn về cõi Phật, bao nhiêu xương trắng, nhắc thấy nặng hơn là xương nam giới còn như nữ giới trong lúc bình sinh, nhiều lần sinh nở, nuôi nấng con thơ, tổn hao khí huyết, mỗi một kỳ sinh, máu đặc trong mình chảy ra sáu đấu, mỗi người con bú, tám thùng bốn đấu, xương ở trong mình giảm bớt tinh anh, cho nên xương nhẹ và có sắc đen.
Tôi nghe Phật nói thương xót vô cùng, như dao cắt ruột, nước mắt chứa chan, hai hàng châu lệ, mà bạch Phật rằng:
Lạy Ðức Thế Tôn, công ơn cha mẹ như non như bể, thăm thẳm nghìn trùng, lấy gì báo đáp, cúi xin Ðức Phật dủ lòng thương xót, dạy bảo chúng con.
Nầy A-Nan con, về ân đức mẹ, trong vòng mười tháng đi lại nặng nề, cưu mang nhọc mệt, khổ không xiết:
Khi vừa một tháng, ở trong thai mẹ, khác gì hạt sương dính trên ngọn cỏ, sớm còn tụ đọng, trưa đã tan, khó lòng giữ được.
Khi được hai tháng, ở trong thai mẹ, hình như sữa đặc, đã chắc gì đâu.
Khi được ba tháng, ở trong thai mẹ, ví như cục máu, đông đặc đỏ ngầu, vô tri vô giác.
Khi được bốn tháng, ở trong thai mẹ, mới dạng hình người.
Khi được năm tháng, ở trong thai mẹ,mới đủ năm hình, chân tay đầu tóc.
Khi được sáu tháng, ở trong thai mẹ, sáu căn mới đủ, mắt tay mũi lưỡi thân hình và ý.
Khi được bảy tháng, ở trong thai mẹ, mới sinh đầy đủ, ba trăm sáu mươi những cái đốt xương, cùng là tám vạn, bốn nghìn chân lông.
Khi được tám tháng, ở trong thai mẹ, phủ tạng mới sinh, ý chí mới đủ, chín khiếu mới thông.
Khi được chín tháng, ở trong thai mẹ, mới đủ hình người ngồi trong bụng mẹ, khát uống nguyên khí, không ăn hoa quả, cùng là ngũ cốc, sinh tạng rủ xuống, thực tạng hướng lên, có một dãy núi gồm có ba quả; một là Tu Di hai là núi Nghiệp, ba là núi máu, núi nầy đồng thời hoá ra dòng máu, rót vào trong miệng.
Ở trong thai mẹ, trong vòng mười tháng, trăm phần toàn vẹn, mới đến ngày sinh, nếu là con hiếu, chắp tay thu hình, thuận lối mà ra, không đau lòng mẹ; nếu là con bạc, dẫy giụa bải bơi khiến lòng mẹ, buốt chói từng hồi, như đâm như xỉa, như cấu như cào, như nghìn mũi dao, đâm vào gan ruột, đau đớn vô cùng, nói sao cho siết, sinh được thân nầy, mừng thay vui thay, yêu thay mến thay.
Phật bảo A-Nan: Công ơn từ mẫu, gồm có mười điều, phàm kẻ làm con, phải lo báo hiếu.
Những gì là mười điều?
Nhớ ơn mẹ ta, chín tháng mười ngày, cưu mang nặng nhọc.
Nhớ ơn mẹ ta, khi sinh lúc nở, đau đớn vô cùng.
Nhớ ơn mẹ ta, khi sinh lúc nở, quên cả âu lo.
Nhớ lại công ơn, mẹ ăn miếng đắng, lại nhả miếng ngon, dành dụm cho con.
Nhớ lại công ơn, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo xê con.
Nhớ ơn mẹ ta, ba năm bú mớm, nuôi nấng thuốc thang, trong khi sài đẹn.
Nhớ ơn mẹ ta, giặt diệm hong phơi áo quần dơ dáy, ô uế tanh hôi mẹ đành cam chịu.
Nhớ ơn mẹ ta, khi đi đâu xa, vì thương nhớ con, trong lòng cầy cậy, một phút chẳng ngơi.
Nhớ công ơn mẹ, vì sinh nuôi con, mà mẹ cam lòng tạo bao nhiêu ác nghiệp.
Nhớ công ơn mẹ, lòng rất thương con, trọn đời yêu dấu, không phút nào ngơi.
ÐỆ NHẤT ÂN: CHÍN THÁNG MƯỜI NGÀY CƯU MANG NẶNG NHỌC
Bao kiếp, duyên cùng nợ;
Ngày nay, mới vào thai
Ðầy tháng, sinh ngũ tạng;
Bảy bảy, sáu tinh khai
Thân trọng, như non Thái
Ðộng tĩnh, sợ phong tai
Áo the, đành xốc-xếch,
Gương lược, biếng trang đài.
ÐỆ NHỊ ÂN: KHI GẦN SINH NỞ
Khi gần ngày sinh nở
Nặng nhọc, khổ vô cùng,
Cưu mang, trong mười tháng
Sinh nở, sắp đến ngày
Ðứng ngồi coi nặng nhọc;
Dáng vẻ, tựa ngô ngây,
Sợ hãi lo, cùng lắng;
Tử sinh giờ phút nầy!
ÐỆ TAM ÂN: SINH NỞ
Mẹ ta, khi sinh nở,
Thân thể đều mở toang!
Tâm hồn như mê mẩn,
Máu me chan hòa đầy,
Chờ nghe, thấy con khóc;
Lòng mẹ mừng rỡ thay!
Ðương mừng lại lo đến
Rầu rĩ ruột gan nầy.
ÐỆ TỨ ÂN: ĂN ÐẮNG NHẢ NGỌT
Mẹ ta lòng thành thực,
Thương con chẳng chút ngơi
Nhả ngọt nào có tiếc!
Ăn đắng nói cùng ai?
Yêu dấu như vàng ngọc.
Nâng niu tay chẳng rời
Những mong con ấm no;
Mẹ đói rách cũng vui .
ÐỆ NGŨ ÂN: XÊ CON TỰ THẤP
Tự mình nằm chỗ ướt,
Chỗ ráo để xê con,
Hai vú phòng đói khát;
Hai tay ủ gió sương.
Thâu đêm nằm chẳng ngủ;
Nâng niu tựa ngọc vàng
Những mong con vui vẻ;
Lòng mẹ mới được yên.
ÐỆ LỤC ÂN: BÚ MỚM NUÔI NẤNG
Ðức mẹ dày như đất;
Công cha thẳm tựa trời
Chở che coi bình đẳng;
Cha mẹ cũng thế thôi!
Chẳng quản, câm mù, điếc!
Chẳng hiềm, quắt tay chân!
Bởi vì con ruột thịt,
Trọn đời dạ chẳng khuây.
ÐỆ BÁT ÂN: ÐI XA LÒNG MẸ THƯƠNG NHỚ
Từ biệt, lòng khôn nhẫn;
Sinh ly dạ đáng thương;
Con đi đường xa cách
Mẹ ở chốn tha hương,
Ngày đêm thường tưởng nhớ;
Sớm tối vẩn vấn vương
Như vượn thương con đỏ
Khúc khúc đoạn can trường?
ÐỆ CỬU ÂN: VÌ SINH CON MÀ CAM LÒNG TẠO BAO ÁC NGHIỆP
Mẹ trải qua bao nhiêu gian khổ,
Công lao tựa vực trời
Bồng bế cùng nuôi nấng;
Mong sao con ăn chơi
Nhường cơm cùng xẻ áo;
Mẹ đói rách dũng vui!
Khôn lớn tìm đôi lứa
Gây dựng cho nên người
ÐỆ THẬP ÂN: MẸ TRỌN ÐỜI THƯƠNG YÊU CON
Công cha cùng đức mẹ
Cao sâu tựa vưc Trời
Mẹ già, hơn trăm tuổi,
Vẫn thương con tám mươi!
Bao giờ ân oán hết?
Tắt nghỉ cũng chẳng thôi !…
Trích đoạn trong: Phật nói kinh đại báo phụ mẫu trọng ân
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật dạy về nhân duyên con người có thọ mạng ngắn dài
Lời Phật dạy 20:00 02/11/2024Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này. Bởi xung quanh ta vô thường luôn khấy đảo, nhiều người lần lượt ra đi lúc tuổi trẻ đầu xanh.
Cầu nguyện mà không cầu xin
Lời Phật dạy 10:15 02/11/2024Người con Phật không chỉ cầu nguyện bình an gia đạo, phát tài, đắc lộc mà phải mong cầu và hướng đến thành tựu phẩm hạnh và giải thoát như các bậc Thánh.
Phước đức từ đâu ra?
Lời Phật dạy 16:00 01/11/2024Vô phước thì vô phần là quan niệm phổ biến trong dân gian. Những ai từng trải nghiệm trong đời hẵn thấy rõ tầm quan trọng của phước báo, bởi lẽ dù cho tài trí đến mấy mà thiếu phước thì chưa chắc đã thành công.
Niệm chết
Lời Phật dạy 10:34 31/10/2024Chết là một sự thật. Mọi giới đều bình đẳng trước nó. Dù muốn hay không, mọi người đều phải hội ngộ với nó một cách bị động.
Xem thêm