Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/06/2019, 06:00 AM

Đức Phật đã làm gì để đền đáp công ơn sinh thành của từ mẫu?

Mẫu thân của Đức Phật, hoàng hậu Māyādevī, trong một kiếp quá khứ khi còn là một thiên nữ ở cung trời Đâu Suất, đã cầu nguyện tha thiết rằng nguyện bà sẽ được tái sinh nơi cõi Người và trở thành người mẹ sinh hạ ra một vị Phật.

Hoàng hậu Maya (Māyādevī) là vợ của vua Tịnh Phạn, là mẹ đẻ của Phật Thích Ca và là chị gái của Mahà Pajàpati (Mahāpajāpatī Gotamī) - nữ tăng đầu tiên.

Theo truyền thuyết trong đạo Phật thì hoàng hậu Maya qua đời sau khi sinh ra Tất-đạt-đa Cồ-đàm được 7 ngày, và tái sinh vào cõi trời. Vì vậy, người em gái Mahà Pajàpati đã nuôi con của chị.

Maya nghĩa là "tình yêu" trong tiếng Phạn. Trong tiếng Tây Tạng, bà được gọi là Gyutrulma và trong tiếng Nhật, bà được biết đến với tên Maya-fujin (摩耶夫人).

Kinh Bản Sinh (Jataka) ghi về nhân duyên làm thân mẫu Phật của bà Maya như sau: cách đây 91 đại kiếp Trái đất, đã có 1 vị Phật tên là Vipassī (Phật Tỳ Bà Thi) ra đời. Có một công chúa đã cúng dường Phật Tỳ Bà Thi với lòng chí thành và ước nguyện rằng trong tương lai, cô sẽ được làm mẹ của 1 vị Phật. Phật Tỳ Bà Thi đã thọ ký cho cô sẽ được như nguyện. Công chúa đó chính là tiền kiếp của hoàng hậu Maya.

Sức mạnh của lời khẩn nguyện tha thiết đã đưa bà sinh ra trong dòng tộc hoàng gia và lên ngôi hoàng hậu, vương hậu của đức vua Tịnh Phạn. Ngay sau khi Đức Phật chào đời, bà đã băng hà và tái sinh trở về cung trời Đâu Suất.

Đức Phật đầu thai vào dòng tộc Thích Ca

Phía nam duới chân núi Tuyết Sơn có rừng cây tươi tốt rậm rạp, nơi ấy ngày xưa gọi là nước Ca-tỳ-la-vệ, vị vua cai trị nước này rất khôi ngô tuấn tú, dũng cảm, tài trí, đức độ hơn người - đó là vua Tịnh Phạn. Trong dòng tộc Thích Ca, vua Tịnh Phạn là người đứng đầu gia tộc và cũng là người đứng đầu trị vì đất nước.

Ở phương bắc có dòng tộc Câu Lợi, vua nước này là Thiện Giác, có người em gái là Maya đã trưởng thành, rất đoan trang, hiền thục. Cô là người thùy mỵ, nết na, nhã nhặn, trầm tĩnh, tiếng đồn về cô vang rộng khắp thành ai ai cũng biết. Danh tiếng này đến tai vua Tịnh Phạn, Ngài liền cùng các đại thần sang phương bắc diện kiến vua Thiện Giác để xin cầu hôn công chúa Maya.

Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Māyādevī

Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Māyādevī

Từ khi vua Tịnh Phạn kết hôn cùng công chúa Maya , trải qua hai mươi năm vẫn chưa có thái tử để nối ngôi thiên tử. Hoàng hậu Maya trong lòng luôn mang nỗi ưu tư, lo nghĩ sợ mai sau không người nối dõi, không người kế vị. Vì thế, hoàng hậu thường khuyên vua làm nhiều điều hiền thiện, tạo phúc cho muôn dân. Bản thân hoàng hậu cũng thường làm việc bố thí và cứu giúp những người nghèo khổ ở khắp nơi, khiến cho người dân trong nước ai ai cũng đều mến phục đức hạnh của bà.

Hoàng hậu Maya là bậc mẫu nghi của nước Ca- tỳ-la-vệ, dung mạo tuy không phải là tuyệt thế, nhưng tâm hồn bà trong sáng như hoa sen. Do trên gương mặt của bà lúc này mang nét u buồn là bởi hoàng hậu đã hơn bốn mươi tuổi rồi mà vẫn chưa có được thái tử.

Trong một giấc mơ, bà thấy có con voi trắng sáu ngà từ không trung bay đến, chui vào hông bên phải của bà. Hoàng hậu giật mình tỉnh giấc, kể lại giấc mộng

Trong một giấc mơ, bà thấy có con voi trắng sáu ngà từ không trung bay đến, chui vào hông bên phải của bà. Hoàng hậu giật mình tỉnh giấc, kể lại giấc mộng

Thế rồi, cho đến vào một đêm vắng lặng, lúc thiếp đi, trong một giấc mơ, bà thấy được 4 thiên thần chở tới hồ Anotatta bên dãy Himalaya. Sau khi tắm xong, các thiên thần đã mặc bộ quần áo của cõi trời, xức dầu thơm và trang điểm cho bà bằng những bông hoa tuyệt đẹp. Ngay sau đó, một con voi trắng vòi giữ một bông hoa sen trắng xuất hiện và đi vòng quanh bà 3 lần, đi vào dạ con của bà từ bên phải. Cuối cùng voi biến mất và hoàng hậu thức giấc, kể lại giấc mộng.

Các quan đại thần đều đoán rằng đây là điềm lành, chắc chắn hoàng tộc sắp có tin vui. Quả nhiên, từ đó hoàng hậu mang thai Thái tử. Vua Tịnh Phạn rất vui mừng cùng thần dân mơ tiệc ăn mừng.

Thái Tử ra đời tại vườn Lâm Tỳ Ni vào ngày 8/4

Mang thai đã được mười tháng, nay đã đến ngày sinh, hoàng hậu Maya xin với vua cho phép bà về nhà mẹ đẻ để sinh con  theo phong tục thời bấy giờ. Không đành để Hoàng hậu đi một mình, đích thân vua dẫn đoàn tùy tùng đi hộ tống Hoàng hậu về nhà mẹ đẻ.

Hôm đó là ngày mồng tám, gió tháng tư hiu hiu thổi, khí trời ấm áp. Khi đoàn đi ngang qua vườn Lâm Tỳ Ni, cảnh vật nơi đây tuyệt đẹp, mọi người ai cũng thấy dễ chịu. Hoàng hậu cho dừng kiệu đế vào vườn nghỉ ngơi một chút. Lúc này xuân hạ giao mùa, trong vườn Lâm Tỳ Ni thì hoa đang nở rộ, muôn chim đua hót. Hoàng hậu ngồi cạnh hồ nước chiêm ngưỡng cảnh vật thiên nhiên, rồi bà đứng dậy dạo quanh vườn hoa, đến cội vô ưu có cành lá sum suê nở rộ. Hoàng hậu đưa tay lên định ngắt lấy một nhành hoa, bỗng ngay lúc ấy Thái tử chào đời.

scan0015

Bấy giờ ánh sáng tỏa chiếu khắp thế gian, nhạc trời trỗi khắp, từ đấy nhân loại có được bậc giác ngộ ra đời để dẫn dắt muôn loài. Hoàng hậu Maya - người mẹ vĩ đại đã cho đời một vị Phật tương lai. Thật đáng kính trọng, thật đáng tán thán! Thái tử khi ra đời đã biết đi. Mỗi bước đi của ngài đều nở một bông hoa sen.

Sau khi sinh thái tử được bảy ngày thì hoàng hậu băng hà. Sau khi thác, bà được sinh về cung trời Đâu Suất, sống đời an vui tịnh hạnh. Trên cung trời Đâu Suất, nhà cửa toàn bằng pha lê, vàng bạc của báu chất đầy như núi, vật dùng đều quý giá bằng vàng. Trong cảnh an nhàn như thế nhưng hoàng hậu vẫn mong ước được gặp Phật.

Sau khi thành Phật, đức Phật thị hiện ở cung trời Đâu Suất để thuyết pháp cho mẫu thân

Đức Phật thị hiện xuống cõi Ta bà này là đế giáo hóa chúng sinh, Ngài muốn chúng sinh cũng được giác ngộ, thoát khổ như Ngài. Cũng giống như bao nhiêu người con hiếu khác, Ngài nhớ đến công ơn sinh thành của từ mẫu nên đã rời khỏi Tăng đoàn, lên cung trời Đâu Suất trong 3 tháng để thể hiện lòng kính trọng, sự báo ân, báo hiếu của một người con với mẹ, để thuyết pháp cho mẫu thân. Đức Phật và đã thuyết kinh nói về hiếu hạnh, gọi là kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Công Đức Vi diệu pháp cho bà. 

Đức Phật thuyết pháp cho chư thiên và Thánh mẫu trên cung trời Đâu Suất

Đức Phật thuyết pháp cho chư thiên và Thánh mẫu trên cung trời Đâu Suất

Như vậy, Kinh Địa Tạng ra đời trước tiên là do lòng hiếu thảo của Đức Phật đối với bậc sinh thành. Khi biết rằng mình sẽ không còn trụ thế bao lâu nữa, Đức Phật đã lập pháp hội tại cung trời này để độ thoát cho thân mẫu.

Hoàng hậu Maya là người mẹ vĩ đại nhất với lời nguyện cầu tha thiết trong tiền kiếp đã sinh ra thái tử Tất Đạt Đa. Bà là người phụ nữ cao quý nhất đã có công sinh ra một bậc vĩ nhân kiệt xuất của nhân loại, để chúng ta có được đạo Phật mà nương theo, có được Chính pháp mà tu tập, hướng đến sự giác ngộ và thoát ra khỏi luân hồi sinh tử.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm