Lời Phật dạy về người bạn chân thật
Những ai có phước duyên gặp được bạn hiền thì cần phải trân trọng, giữ gìn những tình cảm bạn bè tốt đẹp ấy để cùng nhau học tập, tu dưỡng đạo đức, sống hiền thiện, hạnh phúc và an vui.
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana. Bấy giờ, Singàlaka, Gia chủ tử, dậy sớm, ra khỏi thành Vương Xá, chắp tay đảnh lễ sáu phương.Rồi Thế Tôn, buổi sáng vào thành Vương Xá khất thực, sau khi dạy Singàlaka về ý nghĩa đảnh lễ sáu phương, Ngài dạy thêm:
Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật: Ngăn chặn bạn không làm điều ác; khuyến khích bạn làm điều thiện; cho bạn nghe điều bạn chưa nghe; cho bạn biết con đường lên cõi chư Thiên. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn khuyên điều lợi ích phải được xem là người bạn chân thật.
Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật: Không hoan hỷ khi bạn gặp hoạn nạn; hoan hỷ khi bạn gặp may mắn; ngăn chặn những ai nói xấu bạn; khuyến khích những ai tán thán bạn. Này Gia chủ tử, như vậy có bốn trường hợp, người bạn thương tưởng phải được xem là người bạn chân thật.
(ĐTKVN, Trường Bộ II, kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt [trích], VNCPHVN ấn hành, 1991, tr.539)
Thầy hiền, bạn tốt là yếu tố quyết định của mọi thành công
Lời bàn:
Bạn bè ở đời có nhiều người và nhiều hạng. Vì thế nên người xưa đã từng khuyên chọn bạn mà chơi, chọn mặt để gửi vàng. Việc chọn lựa, tìm kiếm những người bạn hiền, chân thật để học hỏi và sẻ chia là điều cần thiết. Ai có nhiều bạn hiền, ắt hẳn người ấy có cơ hội gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Một người bạn chân thật, theo tuệ giác của Thế Tôn, phải thường xuyên khuyến khích và nhắc nhở cho ta những điều lợi ích, cần phải thực hành để đem đến hạnh phúc, an vui. Người bạn chân thật thường thẳng thắn khuyên ngăn chúng ta trước những việc làm ác. Cuộc sống vốn nhiều biến động và vô vàn những ngang trái, éo le dễ làm cho con người manh tâm tham lam, thù hận. Nếu không kịp thời phản tỉnh trước những lời khuyên của bạn tốt thì chúng ta rất dễ dàng tạo ra những lầm lỗi. Không chỉ có thế, người bạn tốt còn khuyên ta làm các điều lành, tận tình chỉ bày cho ta những điều chưa biết và nhất là trao truyền những phương pháp thực tập chuyển hóa để sống an vui trong hiện tại và tăng trưởng phước báo ở vị lai.
Một đặc điểm khác của những người bạn chân thật là luôn sẻ chia buồn vui với ta trong những lúc thành công hay thất bại. Nên lúc thành công, ta không quá đỗi tự hào và lúc gặp thất bại cũng không thối chí, gắng gượng vươn lên. Trước những lời thị phi ta đang gánh chịu, bạn tốt ra sức bảo vệ và trước những lời tán dương ca ngợi ta, bạn tốt luôn bày tỏ đồng quan điểm. Có được những người bạn với những đức tính như trên, chắc chắn họ là bạn hiền.
Những ai có phước duyên gặp được bạn hiền thì cần phải trân trọng, giữ gìn những tình cảm bạn bè tốt đẹp ấy để cùng nhau học tập, tu dưỡng đạo đức, sống hiền thiện, hạnh phúc và an vui.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hai năng lực để thành đạo
Lời Phật dạy 12:45 07/01/2025Sau khi Thành đạo, nhìn về con đường tu tập đã đi qua, Thế Tôn đúc kết thành kinh nghiệm quý giá: “Có hai lực này. Thế nào là hai lực?
Hành trang cho già bệnh
Lời Phật dạy 12:19 06/01/2025Chặng cuối của cuộc đời là già bệnh và chết, ai rồi cũng phải đi qua. Đối diện với cửa tử, ta chỉ có già bệnh và khối nghiệp cả đời tích tụ đồng thời gần như bất lực trước thân phận.
Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn 'Thành đạo'
Lời Phật dạy 11:31 04/01/2025Ðức Phật đã chứng ngộ, đã thấu suốt dòng sông sanh tử tự bao đời kiếp, mặt trái của sự giả tạo, sự cấu thành hư huyễn..., giờ này Ngài đã tỏ sáng, viên dung như ánh trăng rằm, không còn gì che khuất.
Thế nào là trí tuệ? Thế nào là thức?
Lời Phật dạy 20:37 31/12/2024Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau. Pháp thoại này, Tôn giả Xá-lợi-phất đã khéo léo thỉnh ý Tôn giả Đại Câu-hy-la nhằm giúp hội chúng sơ cơ nhận ra sự khác biệt này.
Xem thêm