Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/04/2019, 06:00 AM

Lời Phật dạy về 3 điều để trở thành người lương thiện

Phật giáo cho rằng, lương thiện cũng là một loại trí tuệ, hơn nữa còn là trí tuệ đỉnh cao bởi để thiện thì cần có sự hiểu biết, phân biệt tốt xấu đúng sai và kiềm chế được bản thân, không bị hoàn cảnh xung quanh làm ảnh hưởng. Vì thế, làm người khó nhất là trở thành người lương thiện.

>>Những lời Phật dạy sâu sắc 

Vậy làm thế nào để đạt được nguyện ước, giữ được phẩm chất thiện lương giữa cuộc đời lắm sóng gió nhiễu nhương? Nghe lời Phật dạy làm người, ắt có thêm suy ngẫm.

Giữ cái lương thiện trong tâm, Phật dạy người 3 điều để lương thiện tỏa ra từ tâm, không khoa trương hay kiểu cách.

Không tranh cãi với người khác

“Thanh giả tự thanh” việc đúng đắn trước sau vẫn là việc đúng đắn, lời nói đúng không cần bàn cãi đến cuối vẫn tự mình chứng minh được. Ảnh minh họa

“Thanh giả tự thanh” việc đúng đắn trước sau vẫn là việc đúng đắn, lời nói đúng không cần bàn cãi đến cuối vẫn tự mình chứng minh được. Ảnh minh họa

Trong Đạo Đức kinh của Lão Tử có nói: “Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện”, người thiện thì không tranh cãi, người tranh cãi thì không còn lương thiện nữa. Người tốt sẽ không nói lời gian dối, người nói lời gian dối thì không phải người tốt. Khi có sự việc bất đồng, người lương thiện không tranh giành đúng sai, người lương thiện biết đưa ra quan điểm, biết nhẫn nhịn và bỏ qua. Nhẫn nhịn là cảnh giới cao nhất của tu dưỡng.

Bài liên quan

Đừng xem nhân nhượng như một biểu hiện của sự yếu đuối, không có tiếng nói. Nhiều người cho rằng chúng ta càng nhân nhượng thì càng bị lấn át nhưng nếu lời mình nói là đúng, không cần cãi cũng hiển nhiên; nếu lời mình nói là sai, cãi thắng cũng có ích lợi gì. “Thanh giả tự thanh” việc đúng đắn trước sau vẫn là việc đúng đắn, lời nói đúng không cần bàn cãi đến cuối vẫn tự mình chứng minh được.

Tranh cãi làm mất tu dưỡng, tạo khẩu nghiệp, trong lúc cãi vã có thể nảy sinh lòng sân hận, sự thù ghét, kết khẩu nghiệp, mất đi tính đúng đắn của lời nói. Phản đối lời nói sai trái, nói lời đúng, đứng về phe lẽ phải. Đó mới là lẽ hiểu biết, thể hiện sự lương thiện trong con người.

Không dồn ép người khác

Phật dạy làm người quan trọng nhất là có “tâm”, tâm ấy không chỉ cho mình mà còn cho những người xung quanh. Ảnh minh họa

Phật dạy làm người quan trọng nhất là có “tâm”, tâm ấy không chỉ cho mình mà còn cho những người xung quanh. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Phật dạy làm người quan trọng nhất là có “tâm”, tâm ấy không chỉ cho mình mà còn cho những người xung quanh. Người đã đi tới đường cùng, không nên dồn ép, người đã thấy được cái sai không nên vạch mặt, người đã nhận ra lỗi lầm không nên hạch sách. Trời đất rộng mênh mông “quay đầu lại là bờ” cho người khác một cơ hội chuộc lỗi, sửa sai cũng là cách làm một người lương thiện.

Đời người rồi ai cũng có cái khó của riêng mình, không cầu thoát khỏi bể khổ, chỉ mong giữa người với người có được sự cảm thông cần thiết. Lời nói hay chưa chắc đã đẹp, lời nói thẳng chưa chắc đã tốt, làm người quyết liệt tới cùng chưa hẳn là đúng đạo.

Không tự hãm bản thân

Bản chất con người là lương thiện, không cần cố gắng cũng lương thiện, vì thế đừng tự hãm sự thiện lương ấy của bản thân bằng những cầu danh, cầu lợi, cầu tiền, cầu tình.

Hướng con người tới sự lương thiện, tức là giải thoát chúng sinh khỏi những ràng buộc khổ đau, trở về với bản ngã nguyên sơ, tốt đẹp buổi ban đầu. Trong bản ngã mỗi người đều có thiện lương, tu dưỡng là để phát huy thiện lương một cách cao nhất. Đừng tự hãm bản thân trong vòng quay của tham, sân, si, của dục vọng và những toan tính, thiện bất cứ khi nào có thể, như bản năng, như điều bình thường nhất của cuộc sống.

Bản chất con người là lương thiện, không cần cố gắng cũng lương thiện, vì thế đừng tự hãm sự thiện lương ấy của bản thân bằng những cầu danh, cầu lợi, cầu tiền, cầu tình. Ảnh minh họa

Bản chất con người là lương thiện, không cần cố gắng cũng lương thiện, vì thế đừng tự hãm sự thiện lương ấy của bản thân bằng những cầu danh, cầu lợi, cầu tiền, cầu tình. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Làm người lương thiện là cách hay nhất hóa giải những muộn phiền trong đời. Sống lương thiện là cách sống dễ nhất nhưng cũng là khó nhất, người lương thiện là người thiệt thòi nhất nhưng cũng hưởng nhiều phúc báo nhất. Vì thế, mỗi ngày hãy tự nhủ với mình, ta đi đường khó nhưng là đường đúng, ta sống lương thiện vì đó là bản chất của ta, không phải vì cố gắng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cầu nguyện mà không cầu xin

Lời Phật dạy 10:15 02/11/2024

Người con Phật không chỉ cầu nguyện bình an gia đạo, phát tài, đắc lộc mà phải mong cầu và hướng đến thành tựu phẩm hạnh và giải thoát như các bậc Thánh.

Phước đức từ đâu ra?

Lời Phật dạy 16:00 01/11/2024

Vô phước thì vô phần là quan niệm phổ biến trong dân gian. Những ai từng trải nghiệm trong đời hẵn thấy rõ tầm quan trọng của phước báo, bởi lẽ dù cho tài trí đến mấy mà thiếu phước thì chưa chắc đã thành công.

Niệm chết

Lời Phật dạy 10:34 31/10/2024

Chết là một sự thật. Mọi giới đều bình đẳng trước nó. Dù muốn hay không, mọi người đều phải hội ngộ với nó một cách bị động.

Ham ngủ ban ngày

Lời Phật dạy 09:20 31/10/2024

Đối với người tu hành, mê đắm ngủ nghỉ là một trong những yếu tố ngăn che, chướng ngại thiền định. Ngủ nhiều sẽ sinh biếng nhác, giải đãi, mê muội và mất thời gian cho công phu tu tập. Vì thế, muốn phát triển thiền định thì ngủ nghỉ cần phải được tiết chế, giảm thiểu trong đời sống hàng ngày.

Xem thêm