Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 11/10/2022, 21:08 PM

Lời Phật dạy về việc chăm sóc người bệnh

Tuổi già và bệnh tật là những điều không thể tránh khỏi trong dòng luân hồi sinh tử của mỗi kiếp người. Chính trong nỗi khổ ấy, càng nhận rõ hơn vai trò quan trọng của việc chăm sóc người bệnh. Đức Phật, Người được mệnh danh là bậc Đại Y Vương, đã có những lời dạy sâu sắc về điều này.

Thân tứ đại vốn chịu sự chi phối của quy luật vô thường, nên có thân là có bệnh. Người nào dù mạnh khỏe đến đâu rồi cũng đến lúc bệnh hoạn, ốm đau. Những cảm thọ đau đớn về thân, ít nhiều cũng tác động đến tâm. Thân không khỏe, sẽ kéo theo tâm không an ổn. Bệnh khổ là một trong các nội dung của khổ đế. 

hinh anh duc phat

Phiền não và bệnh tật

Đức Phật do hiểu rõ tâm trạng bệnh khổ nên rất quan tâm và thường nhắc nhở tứ chúng đệ tử phát tâm chăm sóc người bệnh. Người đã dạy rằng: săn sóc người bệnh tức là đã săn sóc Ta không khác. Các Thầy sẽ luôn luôn được phước đức lớn. Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này. (Kinh Tăng nhất A-hàm).

Chính Người đã tự tay chăm sóc một vị Tỳ kheo già yếu, bệnh tật. Đó cũng là nhân duyên để Phật khuyến tấn các vị xuất gia rằng:

Sở dĩ Như Lai xuất hiện ở đời là vì những người khổ đau, không ai giúp đỡ này. Cúng dường cho sa-môn, đạo sĩ bệnh hoạn và người già cô độc, nghèo khó thì sẽ được phước vô lượng, sở nguyện như ý. Ví như nước năm sông chảy vào biển cả, phước này cũng nhiều như thế. Nhờ đó, công đức từ từ viên mãn và có thể đắc đạo. (Kinh Tăng nhất A-hàm)

Phật cũng dạy các vị Tỳ kheo:

Các thầy sở dĩ xuất gia đồng một Thầy, hòa hợp như nước sữa, mà không chăm nom lẫn nhau. Từ nay về sau nên lần lượt chăm sóc thăm nom nhau. Nếu Tỳ-kheo bệnh không có đệ tử, trong chúng nên cử người lần lượt làm khán bệnh. Vì sao? Ngoài việc này ra, không thấy có việc gì hơn phước của người chăm sóc bệnh. (Kinh Tăng nhất A-hàm)

Như vậy, theo lời Phật dạy, có thể khẳng định rằng: chăm sóc cho người đau bệnh là công đức không thể nghĩ bàn !

Trên thực tế, xưa cũng như nay, trong các Tăng đoàn, đã xuất hiện các vị xuất gia phát tâm lo lắng, chăm sóc cho huynh đệ những khi đau bệnh, không nệ khó khăn, không quản nhọc nhằn. Quý Ngài đã làm đúng những lời nhắc nhở của đức Thế Tôn khi xưa. Thật đáng trân trọng biết bao!

Việc tiếp theo là nên chăm sóc người bệnh bằng tâm nào, bằng những việc làm nào? Đức Phật đã  nói về cách săn sóc bệnh nhân nhằm giúp mình và người đều được phước báo như thế nào ?

Trong chương Năm Pháp, Phẩm Bệnh  (IV) thuộc Kinh Tăng chi bộ, kinh số 124, Săn Sóc Bệnh (2), Đức Phật dạy:

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một người săn sóc bệnh có đủ khả năng để săn sóc người bệnh. Thế nào là năm?

1.Có năng lực pha thuốc.

2. Biết cái gì thích đáng, cái gì không thích đáng; đưa cái gì thích đáng, không đưa cái gì không thích đáng.

3.Vì lòng từ săn sóc người bệnh, không vì lợi ích vật chất.                                 

4. Không cảm thấy ghê tởm khi phải dọn phân, nước tiểu, đồ mửa ra, hay đờm.

5.Có năng lực thỉnh thoảng với pháp thoại trình bày, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ người bệnh.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, một người săn sóc bệnh có đủ khả năng để săn sóc người bệnh.

Nuôi bệnh, trước hết cần có cái tâm thương người. Ngoài ra, bên cạnh việc hiểu và thương, người nuôi bệnh cần có những kỹ năng săn sóc thân thể và chăm dưỡng tinh thần, giúp bệnh nhân thân tâm đều thoải mái thì mới mau lành. Đó là những nội dung chính trong đoạn kinh văn trên.

Trong lời thề Hypocrat của sinh viên y khoa, có những điểm tương đồng với những lời dạy ấy của đức Phật, cụ thể ở hai nội dung sau:

- Coi nghề thầy thuốc mà tôi đã tự chọn như một con đường cứu người và giúp đời, chứ không xem như một phương tiện thương mại.

- Vì tôn trọng sinh mạng của người bệnh và tư tưởng cao đẹp của nghề thầy thuốc, tôi sẽ phải học hỏi và nghiên cứu trọn đời.

Như vậy, dễ nhận thấy rằng, nếu quán chiếu sâu sắc những lời Phật dạy, thì đó cũng chính là y đức, là kim chỉ nam cho người thầy thuốc khi thực hiện thiên chức cao quý của một lương y. Giữ tâm trong sáng, hy sinh, phục vụ người bệnh. Không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn, để có thể làm tất cả, trong khả năng của mình, giành giật sự sống cho người bệnh.

Hình ảnh minh họa đội ngũ bác sĩ tuyến đầu phải chiến đấu với thần chết để bảo vệ các bệnh nhân của mình. (Ảnh: sưu tầm)

Hình ảnh minh họa đội ngũ bác sĩ tuyến đầu phải chiến đấu với thần chết để bảo vệ các bệnh nhân của mình. (Ảnh: sưu tầm)

Trong lịch sử ngành y , đã xuất hiện rất nhiều những y bác sĩ không những giỏi về chuyên môn, mà còn sáng ngời bởi tâm hy sinh, phụng sự.

Vào những ngày này, khi đại dịch Covid-19 đang đe dọa toàn thế giới, xin được nhắc đến một cách trân trọng về bác sĩ Alexandre Yersin, người thầy thuốc, nhà vi trùng học nổi tiếng, người đã có đóng góp rất lớn trong việc sản xuất huyết thanh điều trị bệnh dịch hạch, một căn bệnh khủng khiếp đe dọa sự sống của con người vào những năm cuối thế kỷ XIX.

Không chỉ là một bác sĩ giỏi, một nhà khoa học danh tiếng, Yersin còn được người đời biết đến vì nhân cách cao thượng của Ông. Những ai từng có cơ duyên tiếp xúc và làm việc với Yersin, đều nhận ra lòng nhân ái bao la ở vị bác sĩ tài năng này. Trong một lá thư gởi về cho mẹ, Ông đã viết:

“ Mẹ hỏi con có thích hành nghề y khoa hay không. Có và không. Con có nhiều niềm vui khi điều trị những người đã đến gặp con để được hướng dẫn, nhưng con không bao giờ coi y khoa là một nghề, phải nói rằng không bao giờ con có thể đòi tiền người bệnh cho việc chăm sóc họ. Đòi tiền để chăm sóc bệnh nhân chẳng khác nào nói với người đó rằng: tiền hay mạng sống”.

Ông cũng đã từng từ bỏ công việc nghiên cứu, giảng dạy và một vị trí quan trọng ở viện Pasteur nổi tiếng tại Paris, để  bắt đầu hành trình sang Đông Dương.  Và từ đây, trong suốt năm mươi năm còn lại của cuộc đời, ông đã sống, đã cống hiến toàn bộ tâm sức của mình cho con người và đất nước Việt Nam, nơi ông đã tự nhận là quê hương thứ hai !

Trong những ngày cơn bão đại dịch Covid-19 đang hoành hành, đội ngũ y bác sĩ của cả nước đã lao vào cuộc chiến chống dịch với tinh thần của những chiến sĩ quả cảm, thông minh, gan dạ. Nói theo cách nói của nhà Phật, họ đã sống và làm việc bằng tâm- tuệ- đức, bằng tinh thần vô úy thí.

Nhân viên y tế tranh thủ nghỉ ngơi sau một kíp làm việc. (Ảnh: Đỗ Hằng)

Nhân viên y tế tranh thủ nghỉ ngơi sau một kíp làm việc. (Ảnh: Đỗ Hằng)

Có lẽ chưa bao giờ cả nước lại có dịp chứng kiến những hy sinh to lớn của những thiên thần áo trắng như hôm nay. Hình ảnh những nữ điều dưỡng ngã vội lưng trên tấm bìa cac-tông trong hành lang bệnh viện, những bác sĩ với bộ đồ bảo hộ từ ngày này qua ngày khác, với những nguy cơ lây nhiễm virut luôn chực chờ đe dọa từng giờ….

Chính phủ và Bộ Y tế đã kịp thời có những quyết sách khẩn trương, khoa học và chính xác trong quyết tâm dập dịch. Những quyết định mạnh mẽ, sáng tạo liên tục được ban hành, phù hợp với những diễn biến phức tạp, khó lường trong cuộc chiến cam go này.

Đội ngũ bác sĩ giỏi từ nhiều bệnh viện lớn (bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Bạch Mai….) vẫn không ngừng chi viện cho Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương… Để tiện cho công việc, những nam bác sĩ ở Hải Phòng đã tự cạo mái tóc mình trước khi nhận nhiệm vụ vào Đà Nẵng… Thật bất ngờ và đó là những tiền lệ chưa từng có trong ngành y tế nước ta. Tất cả đã lên đường đi vào tâm dịch với tinh thần: Chưa hết dịch, chưa về !

Ở một mức độ nhất định, sự hy sinh đó cũng là biểu hiện của bố thí nội tài, một pháp thí đòi hỏi sự xả ly thân mạng, chỉ có được ở những người có tâm từ rộng lớn. Trong khi, nhìn từ góc độ thế gian, bản thân người thầy thuốc chính là vốn quí của gia đình và xã hội.

Xin được tri ân những hy sinh to lớn ấy. Bởi lẽ, khi đọc các dòng tin về những nỗ lực của quý vị đứng đầu ngành Y tế, những ưu tư của các bác sĩ  tuyến  đầu  trước một ca bệnh không qua khỏi, mới thấy được phần nào trọng trách nặng nề mà cao cả, các vị ấy đang gánh trên vai.

Cũng trong những ngày này, càng thấm thía hơn những lời Phật dạy về tính nhân văn của việc chăm sóc người bệnh, để phần nào xoa dịu nỗi đau của con người bởi bệnh khổ, điều mà ai trong cuộc đời, cũng phải đối mặt.

Nguyện cầu trong tai ương, tâm và tình người tỏa sáng.

Nguyện cầu đại dịch đi qua, thế giới an lành, chúng sinh tỉnh thức !

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đánh mất sơ tâm

Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024

Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.

Phật dạy 5 điều thân kính với bà con

Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024

Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.

Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”

Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024

Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.

Giữ giới và định tâm pháp tu căn bản của Phật tử

Lời Phật dạy 16:00 19/11/2024

Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới cùng các điều kiện liên quan, nhất là biết rõ lợi ích to lớn nhờ giữ giới, hoan hỷ và an lạc trong sự bảo hộ của Thánh giới.

Xem thêm