Vì sao vua Lý Thánh Tông đã từng nổi giận đốt chùa rồi lại sám hối xây chùa
Giận 2 công chúa quyết chí tu hành mà từ bỏ trách nhiệm làm con, vua Lý Thánh Tông trong phút bực tức ra lệnh đốt chùa. Nhưng sau khi bình tâm, Vua lại sám hối và ra lệnh xây thêm chùa cho con.
Vua Lý Thánh Tông là vị vua ít có con trai, dù đã xem nhiều danh y, cầu tự các nơi, nhưng các bà Phi chỉ sinh ra được công chúa, mãi sau này khi ông gặp Ỷ Lan mới sinh được Thái tử Càn Đức.

Bà Ỷ Lan sinh cho vua Lý Thánh Tông thái tử Càn Đức. (Tranh của họa sĩ Đức Hòa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh”)
Bấy giờ Hoàng hậu Thượng Dương sinh đôi được hai công chúa là Từ Thục và Từ Huy. Lúc này người dân sống trong cảnh thanh bình với niềm tin vào Phật giáo. Được hưởng nền giáo dục với niềm tin vào Đạo Phật từ nhỏ, khi vừa chớm trưởng thành hai công chúa đã xin vua cha được xuất gia tu hành.
Tương truyền khi đi tìm nơi tu hành, hai công chúa đi qua các làng Tương Khúc, Tự Khoát, Vẹt (thuộc huyện Thanh Trì). Nơi đây ở giữa đồng bằng nổi lên một ngọn núi, trúc mọc chen chúc khắp nơi, gọi là núi Trúc (Trúc Lĩnh). Phía mặt tiền có thủy điều, có gò cao làm án tiền; các gò nổi lên đều chầu về núi Trúc.
Nhận thấy đây đúng là nơi linh địa, người dân lại thuần hậu, chất phác, hai công chúa liền dựng Am trên đỉnh núi Trúc tu hành. Vua Lý Thánh Tông cũng giúp đỡ xây ngôi chùa cho hai con gái.

Vua Lý Thánh Tông cũng giúp đỡ xây ngôi chùa cho hai con gái. (Tranh của họa sĩ Đức Hòa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh”)
Vua coi trọng kết giao với các tù trưởng biên giới. Nên muốn hai công chúa về để gả con cho các tù trưởng. Hai công chúa rất lo lắng, vì không về thì là cãi lệnh Vua cha, mang tội bất hiếu; còn nếu về lấy chồng thì sẽ dang dở con đường tu hành.
Trong khi hai công chúa đang lưỡng lự, thì vua Lý Thánh Tông sốt ruột, trong một phút nóng giận đã ra lệnh cho đốt luôn chùa. Hai công chúa được người dân rước về làng Tự Khoát, ở trên núi Trúc Lĩnh.
Còn dân gian thì có thơ rằng:
Hai con gái, Thánh Tông hoàng đế
Chị Từ Thục tuổi chỉ mười hai.
Em Từ Huy đóa hương nhài.
Ngại ngùng chỉ sợ đến vài năm sau
Lại lấy chồng, tuyến đầu biên giới.
Xa mẹ cha, ngại cả rừng xanh.
Thế nên xin được tu hành.
Vào chùa niệm Phật để thành ni sư…

Vua coi trọng kết giao với các tù trưởng biên giới. Nên muốn hai công chúa về để gả con cho các tù trưởng.
Khi qua cơn nóng giận, nhà Vua hối hận, không muốn ép buộc nữa mà để hai con gái tiếp tục con đường tu hành. Không chỉ thế Vua lại còn cho dựng lại chùa Đông Phù, bởi thế ngôi chùa này còn có tên là chùa Đền, hiện trong chùa còn có dấu tích bị đốt cháy.

Khi qua cơn nóng giận, nhà Vua hối hận, không muốn ép buộc nữa mà để hai con gái tiếp tục con đường tu hành nên đã xây dựng lại chùa cho các con gái. (Tranh của họa sĩ Đức Hòa trong bộ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh”)
Thêm nữa, Vua lại cho xây một chùa trên đỉnh núi Trúc Lĩnh gọi là chùa Hưng Phúc, vì ngôi chùa này thuộc làng Tự Khoát nên còn được gọi là chùa Tự Khoát.
Câu chuyện này đã được người dân lưu lại như sau:
Bởi có lệnh vua cha hối thúc
Phải lấy chồng châu mục Lạng Sơn
Còn đường nào tính thiệt hơn
Mối giường phên dậu bảo tồn quốc gia
Đã trù trừ vua cha nổi giận
Lý Thánh Tông hạ lệnh đốt chùa
Cho rằng dám trái lệnh vua
Dân làng Tự Khoát kịp vừa rước sư
Các tín đồ Đông Phù sang đón.
Hai vị về chỉnh đốn am thiền
Về sau chùa được xây lên
Nhà vua hối hận làm đền hơn xưa.
Hưng Phúc tự vua vừa cho chữ
Tên Nam Trù lưu giữ vua ban
Cả chùa Đỉnh Trúc xây thêm
Vua tặng chín xã tổng tên Nam Phù
Chùa Tự Khoát kể từ dạo ấy
Nhị bồ tát đã thấy tình dân
Hội chùa lễ rước tôn thân
Ni sư triều Lý nhiều vần thơ dâng:
“Lý đại hà niên song đế nữ
Liên đài thử địa lưỡng thần tiên”.
Trải qua hàng chục năm, hai công chúa thành tâm tu luyện rồi viên tịch. Người dân 9 xã đều nhớ công ơn của 2 bà mà xây thêm nhiều chùa và tạc tượng để tưởng nhớ.
Đến ngày nay hàng năm ở Ninh Xá có “hội Thánh Đản” diễn ra suốt từ ngày mồng 1 đến ngày 10 tháng hai nhằm tưởng nhớ công đức của 2 vị công chúa đối với người nơi đây, đông đảo người dân tham dự.
Ngoài ra còn có lễ hội rất lớn khác, 5 năm tổ chức một lần tại chùa Đông Phù, bắt đầu từ ngày 13/3 và diễn ra suốt nhiều ngày.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Hạng người nào có đầy đủ phước báu nhất để niệm Phật?
Kiến thức
Quý vị đây không đủ phước báu suốt ngày vọng tưởng, suy nghĩ lung tung. Vậy thì ai là người có đủ phước báu? Là những người thật thà, chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Đà Phật, việc gì cũng không nghĩ tưởng.

Nghiệp sát nặng dẫn đến nhiều bệnh tật
Kiến thức
Người trên thế gian có rất nhiều bệnh tật, từ đâu mà đến? Nghiệp sát quá nặng. Lúc trước, khi tôi đọc quyển “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh”, sợ đến nỗi dựng cả tóc gáy.

Đức Phật nói về nguyên nhân hiểm nạn, thiên tai, bệnh tật
Kiến thức
Chỉ khi những điều kiện này được đầy đủ, thì người này mới thành tựu những lợi ích của Kinh Hộ Trì. Do vậy, điều quan trọng là khi Kinh Hộ Trì được tụng đọc và mọi người nên lắng nghe với niềm tin, sự kính trọng và bằng sự chú tâm.

Hòa thượng Thích Trí Tịnh: 'Cố gắng hết sức mình, cầu đài sen thượng phẩm'
Kiến thức
Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.
Xem thêm