Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Lời thưa cõi tạm còn vang

Lần giở sổ tay chợt giật mình nhớ ngày ra đi của cố Hòa thượng Thích Thông Quả (1939 - 2015), nguyên Viện chủ thiền viện Phước Hoa (Long Thành, Đồng Nai). Hòa thượng đã xả báo an tường vào trưa ngày 13/09/Ất Mùi (25/10/2015) với 32 hạ lạp chuyên tu trong 76 tuổi đời duyên thế.

Là một người tuy ít được tiếp cận và hầu chuyện cùng Hòa thượng lúc sinh thời nhưng có lẽ còn có diễm phúc hơn người chưa từng được. Lấy đó làm niềm an ủi to lớn để rồi nhận đó làm kỷ vật vô giá, cất vào hành trang bước tiếp trên những quảng đường đời dốc tâm phụng sự đạo pháp và dân tộc. Hãnh diện như thế vì nhận thấy ra đó cũng chính là tâm nguyện, là hình bóng lung linh của Hòa thượng từng thao thức, truyền lại trong sự nghiệp tiếp dẫn hậu lai. 
 
Thiền viện Phước Hoa ngày nay đã nói thay tâm nguyện ấy của Hòa thượng mà thời gian trụ vững tương đồng tuổi hạ lạp. Công hạnh đó sâu dày ngang bằng với sự nghiệp hoằng hóa. Như vậy trách nhiệm thực thi việc hữu ích cho đạo pháp, lợi lạc quần sinh vẫn luôn được Hòa thượng chu toàn trên hai vai trần thế, không chỉ là việc huân tu, đóng cửa giữ riêng mình chốn thanh tịnh để tăng trưởng lực cho riêng bản thân mình.

Ngưỡng bạch Giác Linh Hòa thượng!
 
Tuy không phải là nhà văn, là nghệ sĩ đa tài, nhưng trong tâm khảm con từ lâu đã có một hình ảnh cơ cực trong chốn trần ai, một mình lăn lộn với biết bao chướng duyên. Từ bên này đèo Hải Vân, buông bỏ tất cả để xuôi Nam tìm cầu đạo cả, để phước báu ngàn đời gặp được bậc ân sư khả kính là Hòa thượng Thích Thanh Từ, người đang miệt mài khơi dậy dòng thiền Yên Tử ngàn xưa. Đoạn đường dài ấy trong lưu sử mai sau chắc chắn sẽ là điểm nhấn quan trọng nhất trước ngưỡng cửa đến với cửa Thiền.

Cũng vậy, thiền viện Phước Hoa lúc Hòa thượng mới khai sơn, những nhát cuốc còn vương đượm mồ hôi cơ nhọc, đổ xuống từng thớ đất khô cằn của miền Đông đầy nắng và gió. Đó là giai đoan khó khăn nhất của Phật giáo, chung cùng số phận của đất nước thời bấy giờ. Từ quốc lộ 51 nhìn vào hãy còn xa thăm thẳm, từng bụi cây ngọn cỏ chưa nhường bước chân trần của bậc chân tu. Máu tứa bàn chân, mồ hôi rửa trôi sạch cơ nhọc từng đêm về trên chiếc bồ đoàn đơn sơ nơi tịnh cốc mà âm thầm nuôi chí nguyện thiết tha. 

Ngày Hòa thượng xuôi tay nhắm mắt, trả lại trần thế nhục thân vay mượn suốt 76 năm trường để thực hiện giấc mơ tu học và hoằng hóa, về an nghỉ bên cõi Phật. Bản thân con không nhìn nhục thân Hòa thượng trong tang lễ thế gian, mà chỉ nhìn một thiền viện Phước Hoa ngày Hòa thượng ra đi. Ở đó đã nói lên tất cả!

Đó là suy tư trộm nghỉ của cá nhân, một người đứng bên ngoài thiền viện Phước Hoa, biết ít nhiều về hành trạng và công lao của Hòa thượng. Nhưng đó là động lực, là gương soi lối cho mình đi lên ngay thằng có lời đáp từ cõi nhân sinh, để khắc đậm đôi phần công ơn ấy. Cũng vì thế, khi có người nói rằng thiền viện Phước Hoa bây giờ đang dần xa, đường đi ngày càng trở nên khúc khỉu (dù đường cao tốc đã bắc ngang nhà).

Tôi vẫn nghĩ rằng cái xa, cái khúc khỉu ấy là vòng xoay của vô thường tác động, chẳng làm ảnh hưởng là bao đối với công ơn to lớn, cơ nhọc ngày nào Hòa thượng đã chắt chiu gầy dựng và xây từng viên gạch mới cho nền móng của thiền viện ngày nay. Những ai kéo đường dài thêm xa, sẽ đắc tội với lương tâm mình. Khi một trong tứ ‘đại trọng ân’ mình luôn gìn giữ và khắc ghi thì chẳng có trở ngại nào làm hao mòn bước chân chính đáng ấy cả. Lấy đó làm vốn liếng ứng xử với cuộc đời, ai hiểu thì phước báu mình đã đến, ai không hiểu thì vẫn phải chấp nhận trả nợ với đời.

Tưởng nhớ Hòa thượng, đối với một người đứng ngoài thiền viện Phước Hoa như con mà còn có biết bao ưu tư khoắc khoải với ít nhiều kỷ niệm bên cạnh Hòa thượng, huống chi tăng chúng thiền viện, những người trực tiếp, nhận tiếp trách hậu lai của Hòa thượng hôm nay, từng ngần ấy thời gian sống, tu học và lớn lên bên cạnh người, sẽ còn nhớ thương thăm thẳm biết nghìn trùng! 

Kỷ niệm một năm ngày Hòa thượng viên tịch, không biết con dùng từ Tiểu tường có sai với cách gọi của hệ thống thiền viện hay không, còn lại tất cả là tấm lòng con xin hướng đến Giác linh Hòa thượng.

Giác Đạo - Dương Kinh Thành
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Phật giáo thường thức 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Phật giáo thường thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Từ bi và trí tuệ phải cân bằng

Phật giáo thường thức 08:00 26/04/2024

Trí tuệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí tuệ mà thiếu từ bi là trí tuệ khô (càn tuệ), có từ bi mà không trí tuệ là từ bi mù quáng (si từ).

Tội là gì?

Phật giáo thường thức 07:57 26/04/2024

Tội lỗi là những điều bất thiện, những việc ác do chính mình nói, chính mình làm, chính mình suy nghĩ, chính mình gây ra, chính mình tạo tác, do thân khẩu ý của chính mình.

Xem thêm