Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 15/02/2024, 10:10 AM

Long Đọi Sơn, ngôi chùa nghìn tuổi trên núi Rồng

Chùa Long Đọi Sơn (còn gọi là Đọi Sơn) tọa lạc trên đỉnh núi Long Đọi, thuộc địa phận xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Trải qua gần một nghìn năm, ngôi cổ tự được biết tới là một danh thắng nổi tiếng, là trung tâm Phật giáo của trấn Sơn Nam xưa.

Theo sử sách ghi lại, giữa địa hình đồng bằng của xã Đọi Sơn, có một ngọn núi nhìn từ xa trông giống một con rồng lớn hướng về phía kinh thành Thăng Long nên được gọi là Long Đọi Sơn (núi Long Đọi). Chùa được mang tên núi, ngoài ra chùa còn có tên "Diên Linh tự" hay "Long Đọi". Chùa nằm ở vị trí sơn thủy hữu tình, yên tĩnh càng làm cảnh chùa thêm tịch mịch và huyền bí.

01

Chùa do vua Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng năm 1054. Đến đời Lý Nhân Tông, nhà vua tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh (từ năm 1118 đến năm 1121). Qua nhiều thời đại và nhiều biến cố lịch sử, ngôi chùa nhiều lần được trùng tu tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét cổ kính và những kiến trúc tiêu biểu của thời Lý.

Diện tích chung của chùa Long Đọi Sơn rộng trên 10.0000m2, lưng tựa vào núi Ðiệp với ba dòng sông bao quanh. Quanh chân núi có 9 giếng nước tự nhiên mà người dân vẫn gọi là chín mắt rồng. Để lên đến chùa, du khách phải leo gần 373 bậc đá xẻ, đá phiến lớn men theo triền núi. Trước tam quan chùa là nhiều gốc cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm.

Đường lên núi Long Đọi- chùa Long Đọi Sơn với 373 bậc đá.

Đường lên núi Long Đọi- chùa Long Đọi Sơn với 373 bậc đá.

Ngôi chùa hiện chùa còn giữ được nhiều di vật quý như: tượng Phật Di Lặc bằng đồng ở chính điện; 6 pho tượng Kim Cương bằng đá, cao 1,60m; bia đá Diên Linh (dựng năm 1121), cao 2,88m, rộng 1,40m và dày 0,29cm, đặt trên đế đá chạm rồng, hình chạm khắc và hoa văn trang trí trên bia mang đậm phong cách thời Lý; 4 pho tượng hình người có cánh cao 40cm, bề ngang 30cm.Quanh chân núi có 9 giếng nước tự nhiên mà dân gian gọi là chín mắt rồng. Từ trên đỉnh núi phóng tầm mắt ra bốn phía, khung cảnh khoáng đạt, nên thơ, có cánh đồng lúa, bãi ngô, ruộng khoai mượt mà, tươi xanh, chân núi có dòng Châu Giang quanh co lượn khúc như dải lụa đào uốn quanh.

Quần thể di tích chùa Long Đọi Sơn có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa tâm linh to lớn. Từ xa xưa tín ngưỡng dân gian đã coi Đọi Sơn là trái "núi thiêng". Thuyết phong thủy nói rằng nơi đây đất phát nghiệp bá vương: "Đầu gối núi Đọi, chân dọi Tuần Vường, phát tích đế vương, lưu truyền vạn đại". Cho tới ngày nay, mỗi dịp lễ, Tết, người dân quanh vùng lại hành hương Đọi Sơn, vãn cảnh chùa Long Đọi, để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất, gửi gắm những nguyện vọng, mong ước của họ trong năm mới.

Ngôi cổ tự ẩn mình trong rừng cây xanh mát quanh năm.

Ngôi cổ tự ẩn mình trong rừng cây xanh mát quanh năm.

Chùa Đọi thời Lý xếp hạng là "Đại danh lam" kiêm hành cung, thời Pháp từng được liệt vào hạng các cổ tích danh thắng để bảo vệ. Nét đặc biệt nhất của quần thể di tích chùa Đọi Sơn phải kể đến là ngôi chùa và cây tháp Sùng Thiện Diên Linh được vua Lý Nhân Tông xây dựng năm Hội Tường Đại Khánh thứ 9 (1118), khởi công vào tháng 5 đến mùa thu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121) thì được hoàn thành. Tháng 3 năm Nhâm Dần (1122) nhà vua mở hội khánh thành chùa tháp. Toàn bộ công trình kiến trúc quý báu đó đã bị quân xâm lược nhà Minh phá hủy. May mắn còn sót lại tấm bia Sùng Thiện Diên Linh và 6 pho tượng Kim Cương, tượng thần Kinaras. Ngôi chùa cũng đã từng trải qua rất nhiều lần tu bổ vào các triều Hậu Lê, Mạc, Nguyễn. Lần tu bổ lớn nhất là vào thời Nguyễn, quy mô chùa trên 100 gian lớn, nhỏ, thiết kế kiểu nội công ngoại quốc. Ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh núi. Ngay cổng chính trước tòa tam bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiện Diên Linh - ấn tích Phật giáo huy hoàng thời Lý, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Bia do đích thân vua Lý Nhân Tông chỉ đạo tạo tác và sai Thượng thư Bộ hình Nguyễn Công Bật soạn văn bia, viết chữ để khắc là Thượng thư Bộ công Lý Bảo Cung.

Bia Sùng Thiện Diên Linh.

Bia Sùng Thiện Diên Linh.

Những bia đá cổ trong khuôn viên chùa Long Đọi Sơn.

Những bia đá cổ trong khuôn viên chùa Long Đọi Sơn.

Bia được khắc chữ cả hai mặt. Mặt trước khắc chữ Hán, nội dung ca ngợi công lao tài trí của vua Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt trong việc xây dựng, kiến thiết và đánh giặc giữ nước, phản ánh triết lý duyên khởi của Phật giáo, tình hình Phật giáo thời Lý… Mặt sau bia ghi việc tu sửa chùa vào thời vua thứ 5 nhà Mạc, việc Thái hậu Ỷ Lan cúng vào chùa 72 mẫu ruộng làm ruộng đèn nhang và khắc bài thơ Đường luật của vua Lê Thánh Tông làm vào năm Quang Thuận thứ 8 (1467) nhân dịp nhà vua đi bái yết sơn lăng lên thăm chùa. Sau nhà bia là tòa Tam bảo, rồi đến chùa chính gồm 6 gian. Chùa hiện còn bảo lưu nhiều di vật quý mang đậm giá trị văn hóa truyền thống như: tượng Di Lặc bằng đồng, 6 pho tượng kim cương, tượng đầu người mình chim Kinari, nhiều mảng chạm trang trí bằng đất nung, gạch hoa văn thời Lý, đặc biệt là tấm bia Sùng Thiện Diên Linh…

Những bức tượng cổ có niên đại vài trăm năm.

Những bức tượng cổ có niên đại vài trăm năm.

Lễ hội chùa Đọi Sơn được tổ chức hàng năm vào ngày 21 tháng 3 âm lịch, thu hút đông đảo du khách. Đó không chỉ là dịp mọi người về đây hành hương lễ Phật mà còn có thể tham quan vãng cảnh chùa, tìm hiểu di tích, lịch sử, chiêm ngưỡng ngôi chùa bề thế, thưởng thức vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên. Lễ hội chùa Đọi Sơn ngoài là ngày giỗ vị cao tăng đắc đạo Hòa thượng Thích Chiếu Thường, còn là nơi tưởng niệm những người có công với đất nước, có công xây dựng ngôi chùa như: Lý Thường Kiệt, Lý Nhân Tông, Nguyên phi Ỷ Lan, mẫu Liễu Hạnh… Đây vừa là nơi thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta, vừa là môi trường giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho thế hệ trẻ.

Tượng đầu người mình chim thời Lý được lưu giữ tại chùa.

Tượng đầu người mình chim thời Lý được lưu giữ tại chùa.

Với những giá trị lịch sử văn hóa và vẻ đẹp vừa uy nghi, cổ kính, vừa thanh thoát, nhẹ nhàng, năm 1992 chùa Đọi Sơn được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia. Quần thể di tích danh thắng Đọi Sơn ngày càng khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa và du lịch to lớn, khắc sâu thêm biểu tượng của quê hương núi Đọi, sông Châu trên bản đồ Hà Nam. Tháng 12/2017, chùa Đọi Sơn là một trong 10 di tích trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

09
Lối đi lên chùa được chia hai bên tả hữu.

Lối đi lên chùa được chia hai bên tả hữu.

Đứng ở chùa Long Đọi Sơn, du khách có thể nhìn thấy cả một vùng đồng bằng trù phú bao la, với dòng sông Châu uốn khúc như một dải lụa ôm lấy cánh đồng phì nhiêu. Những thửa ruộng dưới chân núi Đọi gắn liền với sự kiện lịch sử vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan lần đầu tiên cày ruộng ở Đọi Sơn vào mùa xuân năm 987 để khuyến khích mở mang nông trang.

Sau nhiều năm mai một, Lễ hội Tịch điền đã được tỉnh Hà Nam khôi phục lại từ năm 2009 và được diễn ra trong 3 ngày từ mồng 5 đến mùng 7 tháng 1 Âm lịch hằng năm.

11
Những kiến trúc của nhiều thời kỳ lịch sử tại chùa Long Đọi Sơn.

Những kiến trúc của nhiều thời kỳ lịch sử tại chùa Long Đọi Sơn.

UBND huyện Duy Tiên đã và đang nỗ lực phát huy giá trị của di tích chùa Long Đọi Sơn gắn với lễ hội Tịch Điền nhằm thu hút du khách, phát triển du lịch cho địa phương.

Ông Nguyễn Anh Chức, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Nam cho biết: "Trong giai đoạn hội nhập phát triển kinh tế hiện nay, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, việc bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa của địa phương như Di tích quốc gia đặc biệt Long Đọi Sơn, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội Tịch Điền đối mặt với những thách thức, khó khăn và bất cập trong việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữ gìn và khai thác, mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hóa. Thời gian vừa qua, tỉnh đã tổ chức các hội thảo, tham vấn các nhà khoa học để đưa ra những giải pháp để quy hoạch, bảo tồn, phát huy tốt giá trị di sản này đồng thời tạo nền tảng quan trọng cho các chính sách, cơ chế mới giúp cho "du lịch văn hoá" ở Hà Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật

Chùa Việt 15:18 19/11/2024

Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.

Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai

Chùa Việt 09:00 19/11/2024

Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.

Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa

Chùa Việt 16:47 18/11/2024

Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.

Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang

Chùa Việt 08:50 18/11/2024

Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.

Xem thêm