Luân hồi và Tái sinh
Muốn chấm dứt tái sinh thay vì chấm dứt luân hồi là không đúng, vì nếu chưa giác ngộ thì tái sinh là cần thiết để người đó học tiếp bài học giác ngộ.
Hòa Thượng Viên Minh - Đúng là không nên nhầm lẫn giữa luân hồi (saṃsāra) và tái sinh (nibbatti).
Tái sinh là sự vận hành tự nhiên của vạn vật (pháp hữu vi), đó là sự chết đi và sinh lại. Phàm cái gì do duyên sinh thì cũng đều do duyên diệt, và rồi sẽ tái sinh theo duyên kế tục, như ví dụ trong câu hỏi là ngọn lửa từ bật lửa chuyển thành ngọn lửa trên ngọn nến đó cũng là sự tái sinh trong vật lý. Tái sinh trong sinh học cũng giống như vậy.
Luân hồi, sinh tử và tái sinh đều có diễn biến như nhau là có sinh thì có diệt. Nhưng luân hồi, sinh tử và tái sinh là 3 sự kiện khác nhau mà nhiều người lầm tưởng là giống nhau hay chỉ là một.
***
Sinh tử (Jāti-maraṇa) hiểu theo nghĩa sinh học là mọi hiện tượng của sự sống đều sinh ra, tồn tại rồi chết đi, nhưng theo nghĩa tâm lý thì đó là một ý định sinh lên rồi tạo tác thành chuỗi nhân quả và chấm dứt, như một tiến trình tâm sinh vật lý.
Thí dụ như khi tâm khởi lên một tham muốn (ái), đeo đuổi ham muốn đó (thủ) và quyết tâm thực hiện cho bằng được (hữu) thì đã tạo ra một quá trình sinh tử.
***
Tái sinh (nibbatti) hiểu theo luật bảo toàn năng lượng thì không có gì mất hẳn, chỉ là tái sinh dưới dạng năng lượng khác mà thôi. Thí dụ như cây ổi chết đi, thì trả về với tứ đại, nhưng tứ đại lại hình thành sự sống cho cây cỏ khác.
Tái sinh cũng ví như sự tuần hoàn của nước trong thiên nhiên (do nắng nóng nước bốc thành hơi, hơi thành sương mù, sương mù bay lên cao thành mây, mây gặp lạnh thành mưa, nước mưa trở thành nhiều dạng khác nhau như tuyết, băng, nhựa, máu, sông, rạch, ao, hồ, biển cả v.v...).
Đó là luật tái sinh trong thiên nhiên. Như trong dịch lý, khi đã có âm dương, tứ tượng, bát quái v.v... thì mọi hiện tượng đều đi từ sinh sang diệt rồi lại tái sinh hay nói cách khác là đi từ dương qua âm, thái qua bĩ theo trình tự vận hành của “sinh sinh chi vị Dịch”. Sự sinh diệt và tái sinh này là sự vận hành tự nhiên chung cho tất cả hiện tượng duyên khởi, dù là sinh vật lý hay tâm lý. Không ai có quyền chấm dứt tiến trình “sinh sinh chi vị Dịch” này được cả, chỉ có thể nhờ giác ngộ sự thật này mà không bị trói buộc thôi.
***
Luân hồi (Saṃsāra) Luân hồi khác tái sinh ở chỗ tái sinh thường ám chỉ sự sinh lại sau khi chết, còn luân hồi thì có thể xảy ra bất cứ khi nào ngay khi còn sống cũng như sau khi chết. Luân hồi là sự lặp đi lặp lại những sự kiện mang tính tâm lý hơn là sự tái sinh mang tính sinh vật lý. Chúng ta thường đem Mười hai nhân duyên ra để chứng minh cho thuyết tái sinh sau khi chết. Nhưng đó là một nhầm lẫn. Thật ra, mục đích Đức Phật nói lên sự thật này là để chỉ cho chúng ta thấy sự luân hồi sinh tử ngay trong chính kiếp sống này. Một tiến trình tâm-sinh-vật lý chỉ kéo dài 17 sát-na thì trong 5 phút có cả tỉ tỉ lần sinh diệt... Cho nên, nếu sống chánh niệm tỉnh giác – trọn vẹn tỉnh thức – với thực tại thân thọ tâm pháp thì không có diễn trình sinh-hữu-tác-thành của luân hồi sinh tử. Và lúc đó dù vẫn sống vẫn chết nhưng không gọi là luân hồi, sống chết chỉ là sự vận hành của Pháp mà thôi. Như ngay khi Đức Phật giác ngộ thì đã chấm dứt luân hồi sinh tử rồi chứ không phải đợi đến khi nhập Niết-bàn.
Ngay cả khi bị nàng Ciñcā vu khống tâm Phật vẫn tịch tịnh. Tịch tịnh là Niết-bàn, là bất sinh tức không còn luân hồi nữa.Nhiều người hiểu lầm chấm dứt luân hồi sinh tử tức là không còn tái sinh nữa nên họ nguyện trong kiếp này phải nỗ lực tu luyện để không còn sinh lại trong kiếp sau nữa. Nhưng chính nỗ lực thực hiện ước vọng này lại đang tạo ra luân hồi sinh tử.
Muốn chấm dứt tái sinh thay vì chấm dứt luân hồi là không đúng, vì nếu chưa giác ngộ thì tái sinh là cần thiết để người đó học tiếp bài học giác ngộ. Còn nếu đã giác ngộ giải thoát rồi mà chấm dứt hết thì uổng quá vì bậc giác ngộ đã không còn luân hồi sinh tử thì ngại gì mà không tái sinh để đem lại lợi ích cho chúng sinh. Cho nên, chấm dứt luân hồi sinh tử thì đúng, còn chấm dứt tái sinh e là chưa đúng đối với bậc giác ngộ. Chủ trương sau khi nhập Niết-bàn vẫn thường còn là thường kiến, chủ trương sau khi nhập Niết-bàn là chấm hết cũng rơi vào đoạn kiến.
Vì vậy khi có người hỏi Đức Phật sau khi nhập Niết-bàn là còn hay mất Ngài đã nói rằng: Nói còn không áp dụng được, nói mất không áp dụng được, nói vừa còn vừa mất và không còn không mất cũng không áp dụng được.Bởi vì chuyện còn với mất đó chỉ là quan niệm thường kiến, đoạn kiến mà thôi. Vậy nếu có nguyện thì nguyện chấm dứt luân hồi sinh tử tại đây và bây giờ, chứ đừng vội nguyện chấm dứt tái sinh khi chưa giác ngộ.
Trích trong : " Soi Sáng Thực Tại".
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Niệm Phật chính là tích đức
Kiến thức 09:21 24/11/2024Tích đức bằng cách nào? Niệm Phật chính là tích đức. Tích đức lớn, tích đức lớn lao viên mãn, tích đức lớn của thế xuất thế gian, không thể không biết điều này, ngày đêm không được gián đoạn.
Diệt trừ phiền giận
Kiến thức 22:19 23/11/2024Đức Phật dạy, với tất cả các hạng người ở đời, nếu tiếp cận với thái độ tích cực, chúng ta đều có thể trải tâm từ đến tất cả, dù người ấy còn nhiều vụng về, chưa dễ thương về hành động, lời nói hay tâm ý, ta vẫn có thể thương được.
Tam học giới định tuệ là cốt lõi của Phật giáo
Kiến thức 19:00 23/11/2024Tam học, còn được gọi là Tam vô lậu học ý muốn nói ba môn học này rất cao thượng hoàn mỹ, trọn vẹn, không có khiếm khuyết, không có sơ hở giúp hành giả thành tựu các thánh quả giác ngộ không còn rơi rớt trong ba đường ác, trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi chịu khổ vô cùng.
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Kiến thức 09:36 23/11/2024Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!
Xem thêm