Lục đạo luân hồi là từ đâu mà có?
Pháp giới vốn dĩ là nhất chân, Phật dạy chúng ta lìa tướng mà đoạn ác tu thiện, việc này là hoàn toàn đúng. Đoạn ác là tự hành, chúng ta nói là tự độ, tu thiện là độ người, đoạn ác thì thành tựu đức hạnh của chính mình, đức hạnh thành tựu rồi, trí huệ cũng thành tựu, vì sao vậy?
“Ngã tướng” chính là có ta, chấp trước có cái ta, chấp trước có cái ta sở hữu, trong Phật pháp thì gọi là “ngã” và “ngã sở”. Người thông thường đều cho rằng thân thể chính là ta, những vật ngoài thân là sở hữu của ta.
Quần áo chúng ta mặc trên người là cái của ta, nhà ta ở là của ta, tài vật là cái ta sở hữu, vợ con người thân quyến thuộc đều là của mình, thậm chí cái quê hương này cũng là của ta, đây là thành phố của ta, đây là quốc gia của ta, trái đất thì nói là thế giới của ta, phải luôn có chữ “ta” ở trong đó, đó gọi là “ngã chấp”. Cho nên phạm vi của ngã chấp bao quát rất rộng, nếu không xả bỏ được khái niệm này thì không thể thoát ly được lục đạo luân hồi.
Lục đạo luân hồi là từ đâu mà có? Chính là từ ngã chấp mà có, bởi vì có ngã chấp mới có lục đạo luân hồi. Cho nên Phật nói đoạn ác tu thiện là chính xác, là đúng, nhưng phải buông cái “ta” này xuống, không thể chấp trước có ngã.
Có ngã, nói lời thành thật là có lòng riêng tư, chúng ta gọi là “tự tư tự lợi”. Không có ta thì gọi là “đại công vô tư”, phải hiểu đạo lý này. Không có ta thì tâm lượng của bạn sẽ rộng lớn như hư không pháp giới, “tâm bao thái hư, lượng châu sa giới”. Có “ta” thì phạm vi của bạn sẽ có giới hạn, đây là quốc gia của tôi, thế thì tâm yêu thương, tâm đoạn ác tu thiện này của bạn sẽ không vượt qua được cái giới hạn “quốc gia của ta” mà mở rộng đến các quốc gia khác.
Thế giới của ta cũng là một phạm vi, bạn không thể siêu vượt địa cầu, bạn có thể yêu thương hết thảy chúng sanh của tất cả quốc gia trên địa cầu này, vậy những tinh cầu khác thì sao? Bạn sẽ không đạt đến được, không thể mở rộng thêm.
Ngoài ra, ba loại hiện tướng còn lại là: Nhân tướng, chúng sanh tướng và thọ giả tướng là thuộc về pháp chấp. Nếu không buông xả pháp chấp thì không gian hoạt động của bạn chỉ giới hạn ở trong thập pháp giới, thập pháp giới này chính là thế giới Ta-bà mà chúng ta hay nói. Khu vực giáo hóa của Thích-Ca Mâu-ni Phật là “tam thiên đại thiên thế giới”.
Nếu bạn không buông xả pháp chấp thì phạm vi hoạt động của bạn chỉ ở trong “tam thiên đại thiên thế giới” mà thôi, không ra khỏi “tam thiên đại thiên thế giới” được. Nghĩa là ở trong khu vực giáo hóa của Thích-Ca Mâu-ni Phật thì bạn không có vấn đề gì, bạn có thể tự do hoạt động đi lại, nhưng bên ngoài khu vực của Thích-Ca Mâu-ni Phật là các cõi nước của chư Phật khác thì bạn không ra khỏi được. Nếu bạn buông bỏ pháp chấp vậy thì bạn đột phá được, đột phá được thập Pháp giới rồi thì hết thảy cõi nước chư Phật trong tận hư không khắp pháp giới, bạn đến và đi đều tự do.
Thế nào gọi là “nhân tướng”? Ngược lại đối với ngã tướng thì gọi là nhân tướng. Dùng từ này làm đại biểu, không nhất định “nhân tướng” là hết thảy mọi người, quan niệm này là sai, “nhân” là trái ngược lại với “ngã”. Hễ đối lập với “ta” thì gọi là “nhân tướng”.
Thế nào gọi là “chúng sanh tướng”? Tất cả vạn sự vạn vật đều là các duyên hòa hợp mà sanh, cho nên hết thảy tướng đều là chúng sanh tướng. Đây là nói rõ hết thảy sự vật, hiện tượng ở trong vũ trụ này là do các duyên hòa hợp mà sanh. Chúng ta ngày nay nói đây là không gian, là hiện tượng của không gian.
“Thọ giả tướng” là nói hiện tượng của thời gian, có quá khứ, hiện tại và vị lai. Cho nên chúng sanh là nói không gian, thọ giả là nói thời gian. Gọi “thời không” là hàm chứa hết thảy hiện tượng ở trong thời gian và không gian. Cho nên nếu bạn có phân biệt thì có nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, lìa khỏi phân biệt thì những thứ này sẽ không còn tồn tại nữa.
Pháp giới vốn dĩ là nhất chân, Phật dạy chúng ta lìa tướng mà đoạn ác tu thiện, việc này là hoàn toàn đúng. Đoạn ác là tự hành, chúng ta nói là tự độ, tu thiện là độ người, đoạn ác thì thành tựu đức hạnh của chính mình, đức hạnh thành tựu rồi, trí huệ cũng thành tựu, vì sao vậy? Trí huệ là vốn có, không phải từ bên ngoài vào, bởi vì chúng ta có phiền não, có ác nghiệp nên trí huệ của ta bị chướng ngại, không lưu lộ ra được. Nếu sau khi đoạn ác được rồi, tâm địa chúng ta thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì sanh trí huệ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm