Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 20/02/2020, 10:44 AM

Lương y Jīvaka – Một vị thầy thuốc tài giỏi, giàu tâm đạo

Lương y Jīvaka – Một vị thầy thuốc tài giỏi, giàu tâm đạo, thường xuyên ở gần Đức Phật để chăm lo sức khỏe Ngài, và trị bệnh cho chư Tăng.

> Đọc thêm loạt bài viết về Đức Phật

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ông Jīvaka còn được gọi bằng một tên nữa là Jīvakakomārabhacca. Jīvaka là con trai của nàng Sālavatī, một kỹ nữ trong thành Rājagaha. Khi mới chào đời, bị bỏ rơi trên một đống rác bên đường, nằm trong cái thùng. Hoàng tử Abhaya con vua Bimbisāra, tình cờ đi ngang qua phát hiện được đứa bé còn sống nên mang về nuôi. Vì hài nhi “Còn sống” nên hoàng tử đặt tên là “Jīvaka”, vì được hoàng tử nuôi nấng nên được gọi là “Komārabhacca”.

Lớn lên ông theo học nghề y với vị danh y Takkasilā hết bảy năm, và thành tài. Ông trở thành vị thầy thuốc giỏi, đặc biệt là khoa phẫu thuật. Sách ghi rằng ông đã hai lần thành công mỹ mãn cuộc giải phẫu cho một nhà triệu phú mắc bệnh nhức đầu kinh niên. Ông cũng từng được vua Bimbisāra cử đi đến xứ Ujjeni để trị bệnh cho vua Candappajjota, thành công.

Lương y Jīvaka có duyên lành với Phật pháp, ông đã qui y Tam Bảo và chứng quả Tu đà hoàn. Sau khi vua Bimbisāra băng hà, Thái tử Ajātasattu lên ngôi, ông vẫn tiếp tục được lưu dụng, và ông đã có lần tiến dẫn vua Ajātasattu đến diện kiến Đức Phật ở tại khu rừng xoài Ambavana để nhà vua có dịp cải hối về tội ác giết cha soán ngôi, quay đầu hướng thiện trong Phật Pháp. Cũng nhờ vậy mà vua Ajātasattu bớt đi mặc cảm tội lỗi và trở thành một Phật tử thuần thành. Chính nhà vua đã bảo trợ chư thánh Tăng kết tập kinh điển lần thứ nhất sau khi Đức Phật viên tịch ba tháng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ông Jīvaka đã hiến khu rừng xoài của mình cho Đức Phật và chư Tăng, ông đã xây cất một tu viện nơi ấy vì thấy rằng Veḷuvana (Trúc Lâm) quá xa để ông đến chăm sóc sức khỏe của Tăng chúng.

Mỗi ngày ông đến viếng thăm Đức Phật hai lần và chăm sóc sức khỏe cho Ngài. Ông cũng nhiệt tâm lo chữa trị cho Tăng chúng bất cứ vị tỳ kheo bị bệnh đều được ông điều trị, không hề xao lãng với phận sự, mặc dù ông rất bận rộn với công việc xã hội.

Trong Luật tạng có ghi nhận một số vấn đề có liên quan đến danh y Jīvaka. Như việc ông đề nghị Đức Phật ban hành luật thu nhận người xuất gia vào Tăng chúng phải hạn chế những người mắc các thứ bệnh lây nhiễm. Nguyên nhân là thời đó có những người mắc bệnh hiểm nghèo, họ đã xuất gia làm tỳ kheo để được lương y Jīvaka điều trị miễn phí và tận tình.

Cũng theo lời yêu cầu của ông, nên Đức Phật đã cho phép các tỳ kheo hoạt động thể dục như đi bộ, quét nhà… để có sức khỏe. Ông Jīvaka được Đức Phật xác nhận là một cận sự nam được dân chúng kính mến nhất (aggaṃ puggalappasannānaṃ).

Trích Phật giáo Nguyên thủy - Cư sĩ Giới Pháp

Tỳ kheo Giác Giới (Bodhisīla Bhikkhu) biên soạn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp

Kiến thức 09:36 23/11/2024

Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Xem thêm