Thứ năm, 03/10/2019, 07:03 AM

Ảnh hưởng của Phật giáo tới tâm đức con người Việt Nam truyền thống

Mặc dù không phải là một học thuyết về đạo đức nhưng những triết lý nguyên thủy của Phật giáo đã dạy con người biết nguyên nhân của nỗi khổ và con đường giải thoát đau khổ bằng quá trình hướng thiện.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Trên phương diện đạo đức học, triết lý đao đức Phật giáo được coi là một đường lối sống, mội phương thức sống, một triết lý sống, một cách tu dưỡng thân tâm để thực hiện lẽ sống, hướng tới Niết Bàn, tìm con đường thoát khỏi bể khổ trần gian. Tuy nhiên, sự giải thoát ấy không phải dựa vào một thế lực bên ngoài mà bản thân mình phái tự thực hiện lấy, như lời Phật dạy: Hãy tự mình là ngọn đèn soi sáng cho mình, hãy tự mình tạo cho mình chỗ nương tựa, và đừng nương tựa vào ai ngoài bản thân mình.

Bài liên quan

Trước khi có sự du nhập của Phật giáo, tại Việt Nam đã có một nền văn hóa với các tín ngưỡng bản địa khá phong phú. Một trong những nguyên nhân khiến Phật giáo dễ dàng được tiếp nhận, có sức sống lâu bền tại Việt Nam vì trong nó chứa đựng những nội dung nhân sinh quan phù hợp với tâm thức, bản sắc văn hóa người Việt. Từ khi du nhập vào Việt Nam cách đây trên dưới hai nghìn năm, Phật giáo đã hòa nhập vào đời sống dân tộc không phải chỉ trong một giai đoạn, một thời đại mà trong suốt cả trường kỳ lịch sử lâu dài. Trải qua nhiều triều đại phong kiến, mối quan hệ giữa Phật giáo và nhà nước luôn được củng cố vì chúng song hành cùng tồn tại và phát triển, không bao giờ diễn ra sự tranh chấp giữa giáo quyền và thế quyền. Vì vậy, Phật giáo không chỉ ăn sâu vào đời sống tâm linh mà còn đi vào văn hóa dân tộc, trong đó có đạo đức con người Việt Nam.

Trên phương diện đạo đức học, triết lý đao đức Phật giáo được coi là một đường lối sống, mội phương thức sống, một triết lý sống, một cách tu dưỡng thân tâm để thực hiện lẽ sống, hướng tới Niết Bàn, tìm con đường thoát khỏi bể khổ trần gian.

Trên phương diện đạo đức học, triết lý đao đức Phật giáo được coi là một đường lối sống, mội phương thức sống, một triết lý sống, một cách tu dưỡng thân tâm để thực hiện lẽ sống, hướng tới Niết Bàn, tìm con đường thoát khỏi bể khổ trần gian.

Ngay từ khi truyền bá vào nước ta ở đầu thời Bắc thuộc, Phật giáo đã chứng tỏ tính ưu việt của mình, giúp nhân dân bản địa tìm được hệ tư tưởng mới làm đối trọng với hệ tư tưởng Nho giáo của chế độ phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ. Những tư tưởng của đạo Phật đã dần ăn sâu vào tâm thức người Việt, khích lệ nhân dân chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và thực hiện thành công hàng loại cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền đất nước. Chính vì thế, đạo đức Phật giáo đã trở thành luân lý sống của các Phật tử và đông đảo các tầng lớp trong xã hội, từ vua chúa, thiền sư, quan lại đến quần chúng nhân dân. Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, trong bảng giá trị truyền thống Việt Nam, tư tưởng yêu nước là giá trị đạo đức tinh thần hàng đầu, được hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Biểu hiện đầu tiên, rõ rệt nhất của lòng yêu nước là tinh thần độc lập dân tộc, ý thức đòi quyền tự chủ, tự do và bình đẳng cho nước nhà. Lòng yêu nước còn thể hiện ở sự anh dũng, bất khuất trước kẻ thù, sẵn sàng hy sinh tính mạng cá nhân để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Bài liên quan

Như chúng ta đã biết, trong Ngũ giới, Phật giáo cấm sát sinh, thực chất là cấm giết người, cấm giết các sinh vật khác một cách cố ý, đồng thời luôn đề cao và tôn trọng sự sống Phật giáo có tư tưởng hòa bình, với cái tâm từ bi, lương thiện. Tuy nhiên, Từ bi của Phật giáo gắn liền với Trí, Dũng, tức là phân biệt thiện - ác, đúng - sai và dám dấu tranh bảo vệ chính nghĩa. Chính vì vậy, “trừ bạo” để cứu người, cứu dân tộc không phải là việc làm sai. Phật giáo căn cứ vào động cơ, mục đích của hành dộng để phân biệt thiện - ác. Hơn nữa, theo quan niệm của Bồ Tát giới, thấy người bị hại mà không cứu cũng là phạm giới nên việc sẵn sàng chống giặc ngoại xâm đế cứu đồng bào, giải phóng dân tộc lại được xem là việc thiện, việc nhân nghĩa. Đúng như một tác giả đã viết: “Thiện lớn, đức lớn. hợp thời đúng lúc, tùy nghi lúc này là ở cứu dân tộc, quê hương đất nước khỏi cái thảm họa là nạn ngoại xâm. Vì cái thiện lớn, đức lớn đó mà các Phật tử sẵn sàng cầm gươm lên ngựa, sẵn sàng vi phạm giới luật (cấm sát sinh), giết một người để cứu muôn người. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, những người Phật tử không thể giáo điều máy móc ôm khư khư giới luật mà không được giết hại chúng sinh trong đó có cả kẻ thù, quân xâm lược giết hại đồng bào. Không thể vì một điều thiện nhỏ cho cá nhân mà quên điều thiện lớn cho dân tộc, ở đây phá giới là theo tinh thần phá chấp". Nếu so sánh đạo đức Phật giáo với đạo đức người Việt với nét nổi bật là tinh thần yêu nước thì thấy có nhiều điểm tương đồng: Nhân sinh quan Phật giáo đã hòa quyện với tư tưởng yêu nưóc Việt Nam, từ đó, tinh thần từ bi, bác ái được thể hiện thành tinh thần nhân nghĩa. Theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “Mặc dù Phật giáo không có chủ nghĩa yêu nước, nhưng đạo Phật Việt Nam tách khỏi chủ nghĩa yêu nước thì không còn giá trị gì hết”.

Ngoài đạo lý Từ bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc cùa một đạo lý nữa trong giáo lý nhà Phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sinh. Trong đạo lý Tứ ân, ân cha mẹ được coi là quan trọng nhất và có ảnh huởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt Nam, điều này phù hợp với nếp sống, đạo lý, truyền thống của người Việt Nam.

Ngoài đạo lý Từ bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc cùa một đạo lý nữa trong giáo lý nhà Phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sinh. Trong đạo lý Tứ ân, ân cha mẹ được coi là quan trọng nhất và có ảnh huởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt Nam, điều này phù hợp với nếp sống, đạo lý, truyền thống của người Việt Nam.

Về triết lý sống, nhân sinh quan Phật giáo cũng khá gần với tư tưởng, tâm hồn người Việt, đặc biệt là tinh thần nhân nghĩa, đạo lý từ bi, tinh thần hòa hiếu. Tinh thần thương người như thể thương thân này đã biến thành ca dao tục ngữ rất phổ biến trong nhân dân, như: “Lá lành đùm lá rách”, hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng"...

Ngoài đạo lý Từ bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc cùa một đạo lý nữa trong giáo lý nhà Phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sinh. Trong đạo lý Tứ ân, ân cha mẹ được coi là quan trọng nhất và có ảnh huởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt Nam, điều này phù hợp với nếp sống, đạo lý, truyền thống của người Việt Nam.

Người Việt tiếp nhận đạo Phật không phảỉ chỉ là những nội dung triết lý ẩn chứa trong đó, mà quan trọng hơn là những hành vi đạo đức mang tính hướng thiện.

Người Việt tiếp nhận đạo Phật không phảỉ chỉ là những nội dung triết lý ẩn chứa trong đó, mà quan trọng hơn là những hành vi đạo đức mang tính hướng thiện.

Bài liên quan

Trong lịch sử, Phật giáo vào nước ta một cách hòa bình. Đạo Phật không gây nên sự đảo lộn, hoặc phủ định những giá trị tinh thần, những phong tục, tập quán truyền thống của cộng đồng người Việt. Chính vì thế, Phật giáo dễ thâm nhập và thấm sâu vào tâm thức người Việt. Mối quan hệ giữa đạo đức Phật giáo với những giá trị đạo đức Việt Nam truyền thống là mối quan hệ hai chiều: Phật giáo ảnh hưởng đến văn hóa, đạo đức truyền thống, và ngược lại, những cơ sở, điều kiện kinh tế - xã hội bản địa đã tạo nên nhiều nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam.

Có thể nói, đạo đức Phật giáo đã thực sự ăn sâu vào đạo lý truyền thống dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, lối sống, phong tục, tập quán của con người. Người Việt tiếp nhận đạo Phật không phảỉ chỉ là những nội dung triết lý ẩn chứa trong đó, mà quan trọng hơn là những hành vi đạo đức mang tính hướng thiện. Họ tiếp thu Phật giáo không phải với tư cách là một hệ tư tưởng với các giáo lý cao siêu mà là những điều rất gần gũi với tâm tư, tình cảm của mình, mang tính nhân bản sâu sắc. Phật giáo vì thế từ yếu tố ngoại sinh đã lan tỏa rộng rãi, từng buớc hòa nhập với nền văn hóa dân tộc, tác động mạnh mẽ đến nếp sống của mỗi con người và trở thành yếu tố nội sinh góp phần thúc đẩy sự vận động và phát triển của cộng đồng dân tộc Việt Nam truyền thống.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm