Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 29/01/2024, 13:00 PM

Mẩu chuyện Phật giáo dành cho thiếu nhi: Sáu năm khổ hạnh

Gau Ta Ma đi dọc theo bờ sông Hằng để tìm thầy học đạo. Lúc bấy giờ, Alara Kama và Uddaka được coi là người thầy thông thái nhất trong thiền định, vì vậy Gau Ta Ma đi đến học đạo ở họ. Lần đầu tiên ngài theo học thầy Uddaka rồi sau đó học với thầy Alara.

Gau Ta Ma sớm học được những điều thầy dạy, nhưng Gau Ta Ma không được học về cách chấm dứt khổ đau. Gau Ta Ma tự nhủ, - “Tự ta phải tìm ra chân lý”.

Cùng với năm người bạn, Gau Ta Ma đi vào khu rừng gần ngôi làng U Ru Ve La. Nơi đây có một vài đạo sĩ tu theo lối sống khổ hạnh và hành xác với những bài tập nặng nề. Họ tin rằng nếu trải qua sự hành xác đối với cơ thể, họ sẽ hiểu được chân lý. Một vài người ngủ trên giường có gai. Một vài người thực hành kiểu đứng lộn ngược. Tất cả đạo sĩ đều ăn rất ít, vì vậy họ chỉ còn có da bọc xương.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Gau Ta Ma tìm thấy một địa điểm yên lặng gần bờ sông, ngài thực tập những phương pháp khổ hạnh nhất. Ngài ngủ trên giường gai. Ngài ăn một ít gạo và ít hạt vừng mỗi ngày. Có lúc, ngài không ăn uống gì. Thân thể ngài không được chăm sóc, chỉ còn lớp da bọc xương trên thân thể. Những con chim làm tổ trên mái tóc rối, phủ đầy bụi của ngài. Gau Ta Ma ngồi tỉnh lặng hoàn toàn, không bận tâm xua đuổi côn trùng đang bay quanh ngài.   

Một đêm khuya, một nhóm thiếu nữ trên đường về nhà đi ngang nơi Gau Ta Ma đang ngồi thiền định. Họ vừa hát, vừa đánh đàn luýt (một dụng cụ âm nhạc). Gau Ta Ma nghĩ, - Khi sợi dây đàn chùng xuống, âm thanh không vang xa được. Khi sợi dây đàn kéo căng quá nó sẽ bị đứt. Khi dây đàn không quá căng hoặc không quá chùng, âm thanh nó sẽ rất hay. Cuộc sống quá sung sướng, nó giống như sợi dây đàn quá chùng. Ta phải làm cho dây đàn của ta căng lên. Dây đàn quá căng đồng nghĩa, ta đã tự khổ hạnh cuộc sống của ta. Ta đang lên dây đàn quá căng. Ta không thể tìm ra chân lý trong cuộc sống nhung lụa hoặc bản thân ta quá gầy yếu. Vì vậy, ngài quyết định từ bỏ cuộc sống khổ hạnh quá mức.

Ngay sau đó, do thực hành khổ hạnh quá lâu, Gau Ta Ma đã kiệt sức đến nổi bị ngất xỉu và té ngã. Một cô gái trẻ tên là Su Ja Ta, sống gần đó, nhìn thấy ngài và mang cho ngài một ít sữa và cháo, - “Ngài hãy ăn cái này”, cô ấy nói, - “Nó sẽ làm cho ngài khỏe mạnh”. Gau Ta Ma cười, - “Nếu cô không dâng thức ăn cho ta, ta có thể đã chết mà không tìm ra con đường chân lý của hạnh phúc”. Sau bữa ăn, ngài lập tức cảm thấy khỏe mạnh hơn và tiếp tục thiền định.

Khi năm người bạn của ngài thấy ngài ăn, họ không bằng lòng, lánh xa ngài và nói. - “Gau Ta Ma đã trở về lại cuộc sống tầm thường”. Ngài chỉ im lặng, và tiếp tục việc thiền định để đạt đến giác ngộ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm