Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 24/09/2022, 15:53 PM

Mê tín là muốn có quả báo tốt nhưng lại tin vào nguyên nhân sai lầm

Người mê tín thường là người không biết phụng sự, không hiểu nhân quả, làm gì cũng không muốn tốn công, nhưng lại được lợi nhiều thông qua những hành động mang hình thức có vẻ tâm linh. Ngược lại những người hiểu Nhân Quả, có chánh kiến thì mới biết dùng cả đời của mình siêng năng phụng sự và yêu thương người khác.

Audio

"Mê tín" tức là muốn có quả báo tốt mà lại tin vào một nguyên nhân sai lầm. Ví dụ thế này: Ai cũng muốn làm người giàu có, nhưng theo luật Nhân Quả, muốn giàu thì ta phải giúp người khác trước, phải làm những việc phước như đắp đường, bố thí cho người nghèo, tạo công ăn việc làm cho người khác, chịu cực như vậy suốt một đời thì sau này sẽ giàu, đó là chính nhân.

Người mê tín thì tin và làm theo những tà kiến như: Có người tin là ra ngõ gặp đàn bà con gái thì chuyện làm ăn sẽ thất bại. Hoặc tin vào việc đầu năm đến chùa "hái lộc" thì trong năm sẽ được phát tài lộc. (Trong chữ Nho, "Lộc" và "Tài Lộc" khác nhau hẳn. "Tài lộc" viết cách khác, chữ "Lộc" là đọt non mới nhú mầm viết cách khác). Nhưng chúng ta nghe chữ lộc đồng âm nên nghĩ chúng giống nhau cùng là tài lộc, rồi cùng nhau đầu năm rủ nhau vào chùa hái hết lộc cây của chùa, sau này mắc quả báo mai mốt trồng cây không lên. Tin vào tất cả những nguyên nhân sai lầm trên , ta gọi là mê tín.

Có người tin là nếu năn nỉ Thần Thánh mãi thì sẽ được giàu to. Sự thật không có chuyện đó. Thực ra, Thần Thánh thấy ta có lòng thành, có đạo đức sẽ giúp ta qua cơn bĩ cực nào đó, nhưng phải tạ lễ bằng cách "Làm Phước" lại, chứ không có Thần Thánh nào nghe mình năn nỉ rồi cho mình tất cả mọi điều mơ ước, vì Thần Thánh là công bằng.

Mê tín và tác hại của mê tín

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Người dân Ấn Độ có niềm tin mù quáng là bỏ xác người chết xuống sông Hằng thì người đó sẽ được giải thoát. Đó cũng là một việc không đúng, vì muốn giải thoát ta phải tu hành rất cao siêu, rất vất vả. Việc ném xác xuống sông Hằng chỉ sinh ra nạn dịch tả, hôi thối, ô nhiễm môi trường mà thôi.

Hoặc là bộ tộc ở Polynesia (một phân vùng của châu Đại Dương, gồm khoảng trên 1.000 đảo ở phía Trung và Nam Thái Bình Dương) tin là ăn óc người chết thì được thông minh, không ngờ lại tạo ra virus gây bệnh bò điên tràn lan khắp thế giới không chữa nổi. Đó là " Mê Tín".

Theo đúng nhân quả, nếu muốn thông minh trí tuệ ta phải khen ngợi, vui mừng khi thấy người thông minh trí tuệ, Thấy người hiếu học ta giúp cho họ có điều kiện học tốt hơn như sách vở, bút viết, tiền học phí ,...Hoặc nếu có khả năng thì ta mang khả năng của mình giúp đời không tiếc. Có ba nhân đó qua đời sau mình luôn luôn là người tài giỏi trí tuệ, chứ không phải ăn óc heo, óc khỉ mà thông minh được.

Ăn óc sẽ khiến ta dễ bệnh dễ chết, sau này điên luôn. Chúng ta nhớ "ai ăn óc người sẽ bị bệnh bò điên, làm bò mà còn bị điên. Người nào ăn óc heo sau này sẽ bị đau đầu. Ăn óc khỉ sau này cũng điên loạn và hư não. Vì vậy muốn não tốt không phải ăn óc mà phải thương yêu con người, giúp đỡ cho người khác được sáng suốt trí tuệ, đem đạo lí nhân quả truyền bá cho mọi người thì tự nhiên bộ óc mình sẽ mạnh lên. Chúng ta tin điều đó là con đường duy nhất chân chính.

Người mê tín thường là người không biết phụng sự, không hiểu nhân quả, làm gì cũng không muốn tốn công, nhưng lại được lợi nhiều thông qua những hành động mang hình thức có vẻ tâm linh. Ngược lại những người hiểu Nhân Quả, có chánh kiến thì mới biết dùng cả đời của mình để vất vả, tận tụy, siêng năng phụng sự và yêu thương người khác. Hiểu Nhân Quả rồi thì ta sẽ cực hơn trước gấp ngàn lần, nhưng ta sẽ làm chủ và đẩy cuộc đời mình đi, không bị nó chi phối nữa.

Nghĩa là hiểu Nhân Quả, ta sẽ chủ động tìm cơ hội để giúp người chứ không ngồi chờ hay thờ ơ trước những gì đang diễn ra trước mắt. Đây là một điều rất quan trọng. Giúp người không nhất thiết phải là làm những việc cao siêu, ta hãy bắt đầu ngay từ những việc nhỏ nhất.

Vậy thôi, nhưng nó cũng làm cho đạo đức của ta lớn dần. Những điều nho nhỏ ấy cũng là ý nghĩa của phụng sự, cống hiến. Vì vậy nếu chúng ta hiểu được Nhân Quả, tin Nhân Quả chúng ta sẽ tránh được mê tín và làm cho cuộc đời mình tốt đẹp hơn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghiệp chướng hôn trầm, ham mê ngủ nghỉ

Kiến thức 15:02 02/05/2024

Đức Phật dạy rằng có năm triền cái – năm trạng thái tâm lý, tình cảm làm ngăn che trí tánh của con người, còn gọi là năm phiền não nghiệp chướng, đó là: ái dục, sân hận, trạo cử, hôn trầm, nghi hoặc, làm trở ngại trên đường tu tập thiền định, phát triển trí tuệ, thành tựu Phật đạo.

Ngộ ra những điều “không thể được” để tùy duyên tiếp vật, sống tự tại an nhiên

Kiến thức 13:05 02/05/2024

Khi nhìn trẻ con khóc lóc cố đòi cho bằng được những vật ngoài khả năng sở hữu của cha mẹ nó, người lớn chúng ta hay mỉm cười cảm thông độ lượng. Chỉ có trẻ con mới cố đòi những vật “không thể được”. Khi nào lớn khôn các cháu sẽ hiểu.

Tụng kinh là ở gần Phật

Kiến thức 09:55 02/05/2024

Là Phật tử dù xuất gia tu hành hay cư sĩ Phật tử tại gia cũng phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật ngồi thiền. Như thế không khác gì chúng ta đang ở gần Phật, được Phật giáo hoá, tăng trưởng tâm Phật.

Tâm ý là kẻ tạo tác cảm nhận của chúng ta

Kiến thức 09:12 02/05/2024

Theo quan điểm của Phật giáo thì chẳng có ích lợi gì trong việc tìm kiếm khởi thủy của đời sống và điểm bắt đầu của những trạng thái nhiễu loạn của chúng ta.

Xem thêm