Mệt mỏi, voi Thái Lan nhắm mắt, gục đầu vào đá
Ở Thái Lan, việc sử dụng voi trong ngành du lịch không phải chuyện hiếm gặp. Nhiều bằng chứng cho thấy những con vật đã bị bạo hành dã man để phục vụ lợi ích của con người. Chúng phải phục vụ theo ý con người, không được sống trong tự nhiên để phát triển bản năng mà buộc phải chấp nhận để tồn tại.
Tối 9/7, mạng xã hội lan truyền hình ảnh con voi nhỏ nhắm mắt, gục đầu vào vách đá trong lúc phục vụ khách du lịch thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng với hơn 7.600 lượt like (thích), hàng trăm bình luận và chia sẻ.
Cô gái xuất hiện trong bức ảnh có tên Vương Ái Phương. Chia sẻ về tấm hình gây xôn xao cộng đồng mạng, Ái Phương cho biết đây là lần đầu và cũng là lần cuối cô sử dụng dịch vụ này.
"Bức ảnh này do chị mình chụp lại. Lúc đi, con voi này loạng choạng lắm, ngồi trên lưng mà mình rất sợ. Con voi sau đó dừng lại, dựa vào vách đá thì chị mình mới chụp được. Khi về đến khách sạn, mình phóng to lên và thấy mắt nó nhắm nghiền".
Theo Ái Phương, khu cưỡi voi này nằm gần tượng Phật Lớn (Big Buddaha) ở Phuket (Thái Lan). Giá mỗi lần sử dụng dịch vụ dao động từ 1.500-3.000 baht. Ái Phương nói thêm cô đã nhìn thấy các quản tượng sử dụng một cây gậy để "điều trị" những con voi không nghe lời.
"Khi mình hỏi, họ không nói rõ đó là gì. Mình chỉ biết những người này dùng cây gậy để bắt các con voi không nghe lời phải tiếp tục. Mình thấy rất nhiều con voi lớn bị rách phần tai, chảy máu. Con voi mình cưỡi còn nhỏ nên chắc người ta không dùng. Lúc ở đây, mình còn thấy một con voi bé bị xích chân. Nó cứ chạy vòng vòng, dùng vòi như cố tháo xích ra trông tội lắm", Ái Phương cho biết.
Theo PETA, để huấn luyện voi phục vụ nhu cầu giải trí, người ta sẽ tách voi con khỏi mẹ từ nhỏ.
Sau khi tách mẹ, voi con sẽ bị hành hạ về cả thể chất lẫn tinh thần. Các thầy dạy sẽ nhốt chúng vào cùng một khu, trói chặt chân và điều duy nhất voi có thể làm là đứng trên sàn bê tông nhìn nhau cả ngày. PETA cho biết việc này sẽ kéo dài khoảng 6 tháng. Bằng cách nhốt voi con liên tục trong thời gian dài, người ta có thể triệt tiêu bản năng hoang dã của chúng để chuẩn bị cho các bài học sau đó.
Để thuận tiện cho việc dạy voi, các quản tượng còn dùng đến bullhooks (kiểu gậy có đầu kim loại sắc, nhọn). Bất cứ khi nào con voi có thái độ chống đối, họ sẵn sàng chọc gậy sắc vào người chúng. PETA cũng cho tiết lộ trong nhiều trường hợp, các huấn luyện viên còn sử dụng biện pháp sốc điện để dạy voi.
Tại Việt Nam, ở Buôn Đôn Buôn Mê Thuột và khu du lịch Prenn Đà Lạt, có loại hình du lịch cưỡi voi. Theo một du khách phát hiện: Voi ở khu du lịch Prenn Đà Lạt rất đói. Chúng phải lấy vòi gắp bã, lá mía lên nhai lại rồi sau đó nhả ra vì đơn giản là không nuốt nổi.
Cả voi lớn và bé đều có ít nhiều vài vết thương, mủ và máu vẫn đang chảy ra nhìn rất tội. Chúng nó không được chăm sóc đầy đủ và nhiều khi phải lấy vòi nâng những người cực nặng cân.
Ở đây không chỉ voi mà đà điểu, ngựa, khỉ cũng chung số phận. Con ngựa bị cột bỏ ngoài trời mưa to, gió thổi như muốn cuốn bay nó đi vậy. Chúng nó đau lắm mà không nói được.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người nắm giữ bí quyết trà-tỳ kể chuyện làm đài hỏa thiêu nhị vị Đại lão Hòa thượng
Môi trường 10:58 25/11/2024Từ công nghệ và kỹ thuật làm nghề đúc đồng gia truyền ở Phường Đúc xứ Huế, cha con nghệ nhân Nguyễn Văn Sính đã được mời chế tác đài hỏa thiêu làm lễ trà-tỳ (nghi thức hỏa thiêu đối với một vị Phật hay cao tăng) cho đại lão hòa thượng Thích Trí Quang và thiền sư Thích Nhất Hạnh.
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Xem thêm