Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 29/08/2019, 13:34 PM

Móc khóa động vật còn sống: Thú vui đang làm thui chột hạt giống từ bi

Sát sinh mang lại các tác hại xấu, khiến cho con người đau khổ, không tìm thấy niềm vui, hạnh phúc chân thật, lâu dài. Để có được sự an lạc trong tâm trí, chúng ta không chỉ không sát sinh, sát hại mà còn nuôi lớn lòng từ bi, tình thương trong trái tim của mình để bảo vệ mạng sống của mọi loài.

 >>Phật giáo và người trẻ

Ở Trung Quốc đang rộ lên một phong trào mua móc chìa khóa có trang trí vật nuôi còn sống, là những con rùa, cá và thằn lằn bị nhốt trong chiếc bao plastic trong suốt nhỏ, có chứa không khí hoặc nước đủ để con vật sống sót.

Con vật phải sống trong cái nhà tù nhỏ xíu này để làm vật trang sức cho chủ nhân của chúng, bị rung lắc liên tục và không được phút nghỉ ngơi, cho đến khi kiệt sức và chết trong bao, trừ khi người chủ cắt cái bao để giải thoát chúng. Nhưng chắc chắn là, những mua những chiếc móc khóa này sẽ không bao giờ làm chuyện đó, vì họ chỉ xem đây như là một đồ vật trang sức móc khóa bình thường, mang lại thú vui và sẽ nhanh chóng quên đi con thú nằm ở trong.

Mỗi một chiếc móc khóa với giá chỉ khoảng USD1,5 (tức là 35.000 đồng).

Mỗi một chiếc móc khóa với giá chỉ khoảng USD1,5 (tức là 35.000 đồng).

Được biết các móc khóa này bán ở nhiều nơi như tàu điện ngầm và trên xe lửa, với giá chỉ khoảng USD1,5 (tức là 35.000 đồng).

Thói quen hay sở thích được xem là động cơ tạo nên nghiệp. Có những thói quen hay sở thích thiện lành sẽ giúp con người thăng hoa về phương diện đạo đức, nhưng cũng có những thói quen, sở thích xấu ác sẽ khiến con người chìm đắm trong bất hạnh, khổ đau.

Theo Đức Phật, sát sinh hay sát hại là một trong những thói bất thiện, xấu ác, có tác hại vô cùng lớn lao đối với cuộc sống của chính bản thân và cả xã hội.

Tự đánh mất nhân cách của mình

Sát sinh có nghĩa là cắt đứt mạng sống của loài hữu tình, tức chúng sinh có tình thức hay sự sống. Do đó, việc giết người, hại vật, là điều Đức Phật tuyệt đối ngăn cấm, mục đích khuyến khích những người đệ tử của Đức Phật thực tập, phát triển lòng từ bi.

Theo Đức Phật, sát sinh là hành vi tự đánh mất nhân cách của mình, là tội cực ác, không thể sám hối.

Theo Đức Phật, sát sinh là hành vi tự đánh mất nhân cách của mình, là tội cực ác, không thể sám hối.

Theo Đức Phật, sát sinh là hành vi tự đánh mất nhân cách của mình, là tội cực ác, không thể sám hối. Bởi vì, con người dù như thế nào, đẹp hay bình thường, hiền từ hay hung dữ, suy cho cùng họ vẫn là con người với tất cả ý nghĩa của nó. Họ khát khao được sống, được hạnh phúc, được thương yêu, chán ghét khổ đau, bất hạnh.

Đức Phật dạy:

Hình phạt ai cũng sợ

Mất mạng, ai cũng khiếp

Lấy ta suy ra người

Chớ giết, chớ bảo giết

Do đó, đan tâm sát sinh, giết hại họ là một hành vi vi phạm vào quyền sống, quyền khát khao hạnh phúc của họ. Đạo đức Phật giáo không cho phép điều đó. Pháp luật của thế gian cũng vậy.

Đức Phật rất nghiêm khắc trong việc quy định cho vấn đề này.Trong Tăng đoàn của Đức Phật, nếu ai cố ý sát sinh, sát hại mạng sống của con người, người đó lập tức bị đào thải, không còn cơ hội để sinh hoạt chung với Tăng đoàn.

Thay vì việc sát hại sinh vật thì Phật tử nên phóng sinh để vun tưới vườn phúc đức.

Thay vì việc sát hại sinh vật thì Phật tử nên phóng sinh để vun tưới vườn phúc đức.

Bài liên quan

Đối với người cư sĩ, sát sinh hay giết người cũng bị xem là hành vi độc ác, tự đánh mất nhân cách của mình. Trong nguyên tắc đạo đức dành cho người cư sĩ tại gia, nguyên tắc thứ nhất là không được sát sinh, bảo hộ mạng sống của mọi loài. Trong ý nghĩa hoàn thiện đạo đức, nhân cách của người đệ tử Phật, người cư sĩ tại gia phải luôn luôn tôn trọng, thực hành nguyên tắc này. Nếu không tôn trọng, giữ gìn, người cư sĩ mặc nhiên trở thành người thất bại trong việc hành trì giới luật. Và dĩ nhiên rằng người đó cũng không xứng đáng là người đệ tử trọn vẹn của Đức Phật.

Như vậy, trong hầu hết mọi trường hợp, sát hại hoàn toàn trái ngược với giá trị đạo đức cơ bản của con người, càng không phù hợp với đạo đức Phật giáo – vốn là nền tảng hướng tới đời sống an lạc, giải thoát cho cá nhân mình và tha nhân.

Sát sinh, sát hại động vật là đang giết hại hạt giống từ bi, nuôi lớn tâm địa độc ác, hận thù.

Sát sinh, sát hại động vật là đang giết hại hạt giống từ bi, nuôi lớn tâm địa độc ác, hận thù.

Giết hại hạt giống từ bi, nuôi lớn tâm địa độc ác, hận thù

Có ba hình thức sát sinh được kinh điển đạo Phật đề cập.

1 Tự mình sát sinh: Tức tự mình giết hại một cách chủ động, có tư tác, có chủ ý.

2 Sai khiến người khác sát sinh: Tức là gián tiếp giết hại. Suy cho cùng đây cũng là hành vi giết hại mang tính chủ ý.

3 Hoan hỷ trong việc thấy người khác giết hại: Tức là tâm ý thích thú việc giết hại.

Trong ba hình thức đó, hình thức giết hại đầu tiên nguy hiểm nhất, vì nó mang tính trực tiếp với đầy đủ sự chủ ý.

Muốn có cuộc sống an lạc, hạnh phúc, chúng ta cần phải từ bỏ việc giết hại bằng cách thực tập từ bi, nhổ bỏ tận gốc rễ các tâm lý thù hận, ganh tỵ, đố kỵ, độc ác, sống chan hòa, yêu thương, nâng đỡ mọi người, mọi loài. Đó không chỉ là điều kiện tiên quyết cho đời sống hạnh phúc cá nhân mà còn là cội nguồn cho hạnh phúc của cộng đồng, xã hội.

Muốn có cuộc sống an lạc, hạnh phúc, chúng ta cần phải từ bỏ việc giết hại bằng cách thực tập từ bi, nhổ bỏ tận gốc rễ các tâm lý thù hận, ganh tỵ, đố kỵ, độc ác, sống chan hòa, yêu thương, nâng đỡ mọi người, mọi loài. Đó không chỉ là điều kiện tiên quyết cho đời sống hạnh phúc cá nhân mà còn là cội nguồn cho hạnh phúc của cộng đồng, xã hội.

Bài liên quan

Chúng ta biết rằng, sát sinh thường đi kèm với tâm lý si mê, sân hận, độc ác. Do đó người thường xuyên sát sanh là tự gieo vào trong tâm thức của mình những hạt giống si mê, sân hận, độc ác. Những hạt giống đó khi đã được gieo vào tâm thức thì nó sẽ lấn át những hạt giống từ bi, thương yêu vốn nằm trong tâm thức của mỗi người ở dạng tiềm năng, khiến cho những hạt giống từ bi, thương yêu đó mất cơ hội bừng nở, trong khi đó, những hạt giống thù hận, độc ác lại có cơ hội biểu hiện ở mức độ mạnh hơn. Điều này không chỉ gây nguy hại cho đạo đức cá nhân người đó mà còn ảnh hưởng tới đạo đức xã hội.

Chỉ có từ bi, tình thương mới có khả năng dập tắt hận thù.

Đức Phật dạy:

Hận thù diệt hận thù

Đời này không thể có

Từ bi diệt hận thù

Là định luật nghìn thu.

Do đó, muốn có cuộc sống an lạc, hạnh phúc, chúng ta cần phải từ bỏ việc giết hại bằng cách thực tập từ bi, nhổ bỏ tận gốc rễ các tâm lý thù hận, ganh tỵ, đố kỵ, độc ác, sống chan hòa, yêu thương, nâng đỡ mọi người, mọi loài. Đó không chỉ là điều kiện tiên quyết cho đời sống hạnh phúc cá nhân mà còn là cội nguồn cho hạnh phúc của cộng đồng, xã hội.

Không ai thích gần gũi những kẻ sát nhân, thích bạo lực, xem việc giết chóc các con vật, là thú vui của họ.

Không ai thích gần gũi những kẻ sát nhân, thích bạo lực, xem việc giết chóc các con vật, là thú vui của họ.

Bị mọi người xa lánh
Bài liên quan

Sát sinh thì bị mọi người xa lánh, đó là hệ quả tất yếu. Không ai thích gần gũi những kẻ sát nhân, thích bạo lực, xem việc giết chóc các con vật, là thú vui của họ. Người giết hại các con vật một cách tàn nhẫn rồi quay lại cảnh giết chóc đó chia sẻ trên mạng để mua vui. Kết quả là bị thiên hạ chửi rủa, tẩy chay, nhà chức trách truy cứu trách nhiệm, nếu trường hợp đó là các con vật trong danh sách cấm. Mua vui trên sự bức bách, đớn đau của loài khác kém phát triển hơn mình thực sự là một hành vi rất đáng xấu hổ.

Sức khỏe yếu, nhiều bệnh tật

Sát sinh thường hay yểu mạng, tức mạng sống ngắn ngủi. Điều này không có gì nghi ngờ cả. Nhiều người sát hại sinh vật quý hiếm sẽ phải truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt rất nặng. Có trường hợp bị kết án tử hình vì việc làm đó. Còn nếu không bị tử hình mà bị tù chung thân, thì với mức án đó, phần lớn người tù cũng không thể sống thọ, sống lâu như người khác được. Bởi vì, phần vì môi trường lao tù khắc nghiệt, điều kiện sống thiếu thốn; phần vì tâm lý lo sợ, bất an, không thoải mái dẫn tới tình trạng sức khỏe yếu kém, nhiều bệnh tật, ảnh hưởng xấu tới tuổi thọ.

Là người Phật tử, ta không những không sát hại mà còn bảo vệ mạng sống của mọi loài. Đó là nguyên tắc, tiêu chuẩn của đạo đức Phật giáo. Không sát hại, bảo vệ mạng sống các loài thì cuộc sống của ta sẽ luôn luôn được nhẹ nhàng, thư thái, vì ta không gây thù chuốc oán với bất kỳ ai, từ con người cho tới các loài thú vật, tuổi thọ vì thế có nhiều cơ hội, điều kiện tăng trưởng.

Là người Phật tử, ta không những không sát hại mà còn bảo vệ mạng sống của mọi loài. Đó là nguyên tắc, tiêu chuẩn của đạo đức Phật giáo. Không sát hại, bảo vệ mạng sống các loài thì cuộc sống của ta sẽ luôn luôn được nhẹ nhàng, thư thái, vì ta không gây thù chuốc oán với bất kỳ ai, từ con người cho tới các loài thú vật, tuổi thọ vì thế có nhiều cơ hội, điều kiện tăng trưởng.

Do đó, là Phật tử, chúng ta phải tránh gây nghiệp sát hại. Bởi vì, sát hại thú vật về phương diện tâm thức, ta đã khởi lên tâm niệm giết hại, tức tạo nghiệp thì nhất định phải nhận lãnh quả báo về sau. Mà quả báo của việc giết hại thì rất nặng nề.

Hơn nữa, là người Phật tử, ta không những không sát hại mà còn bảo vệ mạng sống của mọi loài. Đó là nguyên tắc, tiêu chuẩn của đạo đức Phật giáo. Không sát hại, bảo vệ mạng sống các loài thì cuộc sống của ta sẽ luôn luôn được nhẹ nhàng, thư thái, vì ta không gây thù chuốc oán với bất kỳ ai, từ con người cho tới các loài thú vật, tuổi thọ vì thế có nhiều cơ hội, điều kiện tăng trưởng.

Sát sinh, giết hại không những nhận chịu các quả báo ở kiếp hiện tại mà còn phải nhận chịu quả báo trong nhiều kiếp tương lai.

Sát sinh, giết hại không những nhận chịu các quả báo ở kiếp hiện tại mà còn phải nhận chịu quả báo trong nhiều kiếp tương lai.

Nhận quả không trừ một ai

Sát sinh, hại vật thì nhận chịu hậu quả xấu ác, đó là vấn đề nhân quả rất cụ thể, rõ ràng. Có nhiều quả báo xấu ác đến từ nhân sát sinh, tùy theo tính chất, mức độ, động cơ của hành động. Tâm lý của người sát sinh, họ sống trong nỗi sợ hãi, lo lắng về sự an toàn của mình. Đó là một loại tù đày, một loại cực hình, một loại địa ngục: địa ngục tâm thức. Địa ngục đó bao phủ con người, giam nhốt, bức bách khiến con người rơi đời sống tự kỷ, nhiều trường hợp rất mặc cảm, trốn tránh, không thích tiếp xúc với người khác. Điều đó khiến cho họ càng có nguy cơ lặp lại các hành vi tội ác tương tự trong kiếp sống hiện tại này.

Điều tối cần thiết đối với chúng ta là, không chỉ không sát sinh, sát hại mà còn nuôi lớn lòng từ bi, tình thương trong trái tim của mình để bảo vệ mạng sống của mọi loài một cách hiệu quả và thiết thực nhất.

Điều tối cần thiết đối với chúng ta là, không chỉ không sát sinh, sát hại mà còn nuôi lớn lòng từ bi, tình thương trong trái tim của mình để bảo vệ mạng sống của mọi loài một cách hiệu quả và thiết thực nhất.

Bài liên quan

Sát sinh, giết hại không những nhận chịu các quả báo ở kiếp hiện tại mà còn phải nhận chịu quả báo trong nhiều kiếp tương lai. Do đó, khi nhận thấy một người sát sinh, sát hại mà chưa có quả báo chúng ta đừng nghĩ rằng hành vi đó không chịu sự chi phối của nhân quả. Trong chiều hướng của nghiệp, không có hành vi nào không mang lấy quả báo cả, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Do đó, trong trường hợp này, người khôn ngoan là người biết ngăn ngừa cái nhân sát sinh, sát hại. Đó cũng là tinh thần tu học chân chính mà một người Phật tử bất kỳ cần phải thực tập.

Tác hại của sát sinh, sát hại là một điều quá hiển nhiên. Ngoài các tại hại như đánh mất nhân cách của mình, giết hại hạt giống từ bi, tình thương, nuôi lớn tâm địa độc ác, hận thù, bị mọi người xa lánh, yểu thọ, ít sức khỏe, nhiều bệnh tật, nhận chịu quả báo xấu ác, địa ngục, sát sinh, sát hại còn có thể đưa tới nhiều hậu quả khác như khiến cho sắc thân tiều tụy, giấc ngủ không an lành, nét mặt hung dữ…

Các tác hại đó khiến cho con người luôn sống trong bất hạnh, đau khổ, không tìm thấy niềm vui, hạnh phúc chân thật, lâu dài. Do đó, để tránh các tác hại trên, điều tối cần thiết đối với chúng ta là, không chỉ không sát sinh, sát hại mà còn nuôi lớn lòng từ bi, tình thương trong trái tim của mình để bảo vệ mạng sống của mọi loài một cách hiệu quả và thiết thực nhất.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Xem thêm