Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 14/10/2022, 14:57 PM

Mỗi người sinh ra đều có duyên nghiệp

Câu hỏi: Kính bạch Sư Ông, Con năm nay 30 tuổi, trước nay chưa từng học pháp. Con có duyên biết đến Phật pháp cách đây 5 năm, tự mò mẫm qua mạng và sách nhưng con chưa bao giờ 'hành' được. Con cảm thấy giống như mình đi quanh một ngôi chùa, muốn bước vô nhưng không biết cách nào để bước vô vậy.


Đến khi con sinh em bé, bản năng làm mẹ thúc giục con học tập, trong hành trình học làm mẹ con nhận ra cái quan trọng để làm một người mẹ tốt lại là tìm thấy chính mình, trở về với chính mình.
Bây giờ con mới nhận thấy mình bắt đầu cuộc hành trình quay về bên trong. Con nhận ra bấy lâu nay mình sống theo ý kiến của người khác, sống theo yêu cầu của xã hội, chứ không thật sự sống thật sự với con người của chính mình.
Từ khi sinh con, trong lòng con luôn cảm thấy con có trách nhiệm của một người mẹ là được chăm sóc và nuôi dạy con cái. Con định nghỉ việc để ở nhà nuôi con, đến khi cháu lớn thì con sẽ tìm công việc yêu thích phù hợp để đi làm lại, chứ không phải giao cho ông bà chăm sóc để đi làm việc. Nhưng ba mẹ ruột của con không hiểu được, họ lo sợ cho tương lai, lo sợ không đủ tài chính, lo cuộc sống không được đảm bảo. Cho là con dại dột và tìm mọi cách ngăn cản, chứ không thể nghe hiểu những gì con nói. Con có thể hiểu lo lắng của ba mẹ vì ba mẹ đã trải qua nghèo đói nên rất sợ.
Nhưng con đứng giữa nỗi sợ của ba mẹ và nhu cầu được chăm sóc con cái của bản thân, hằng ngày đi làm, con cảm thấy rất khổ tâm và mâu thuẫn trong lòng: nhu cầu của con liệu có chính đáng hay không, con có nên làm theo không, hay là nó quá đáng, các gia đình khác đều gửi con cho ông bà để đi làm mà.
Xin Sư Ông khai thị giải tỏa khúc mắc giúp con.

duyen-nghiep-rieng

Trả lời:

Mỗi người sinh ra đều có duyên nghiệp của họ tương ứng với những bài học mà pháp đưa đến. Vì vậy con không nên quá lo lắng. Nên hay không còn tuỳ căn cơ của các cháu. Đôi lúc con quá quan tâm dạy dỗ nhưng các cháu lại hư và ngược lại, cứ để tuỳ duyên các cháu lại nên không chừng. Con cứ đi làm, khi rảnh chơi với các cháu để hiểu tính tình, khuynh hướng của mỗi đứa mà khuyên dạy thì hiệu quả hơn.

Theo Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tự tánh của tâm và biểu hiện của tâm

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:48 20/11/2024

Thầy ơi cho con hỏi, khi nào gọi là tâm, khi nào là không có tâm? Sao có lúc thì là tâm, có lúc không phải là tâm, con không hiểu, xin Thầy hoan hỉ trả lời giúp con.

Hội đủ 5 yếu tố tạo nên nghiệp sát

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 19:40 19/11/2024

Hỏi: Con muốn hỏi Thầy về giới, Thầy cho con hỏi sử dụng xà bông, nước rửa chén, kem đánh răng hay bột giặt có phải là phạm giới sát sanh? Hồi xưa thời của đức Phật không có những thứ này nên các vị thời đó nếu muốn giữ giới đều có thể hoàn hảo có phải không Thầy?

Hiểu rõ hai chữ "căn tu"

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:46 16/11/2024

Thưa Thầy, làm thế nào để nhận biết một người có “căn tu” ạ?

“Chỉ khi nào không mong cầu gì thì vạn sự mới như ý”

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 11:00 15/11/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, thật sự thì pháp đang muốn chỉ ra cho con bài học gì vậy Thầy?

Xem thêm