Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 02/03/2023, 15:16 PM

Mối quan hệ của tự do và kỷ luật là gì?

Sau khi tập chánh niệm độ nửa năm, con để cơ thể thả lỏng, không kỉ luật dậy 4-5h sáng nữa. Nhưng chỉ sau tháng rưỡi hè như thế, con không dậy sớm 4,5h sáng được nữa. Con không biết đây là nhu cầu thực sự của cơ thể cần nghỉ ngơi? Hay là con đang tham ngủ tham ăn hở thầy?

Câu hỏi:

Thầy kính mến,
Con chúc thầy cùng tăng thân sức khỏe và an lành hôm nay và những ngày tiếp theo của năm mới.
Con xin hỏi thầy về giấc ngủ.
Cách đây khoảng 2-3 năm, trước khi con biết đến và thực hành thiền chánh niệm, một vài thói quen của con rất là kỷ luật. Con ngủ dậy lúc 4-5h sáng, đọc sách, viết lách tập thể dục trước 9h. Và thói quen như thế này khá tốt với con. Con dễ tập trung và nhiều năng lượng.
Sau khi tập chánh niệm độ nửa năm, con để cơ thể thả lỏng, không kỉ luật dậy 4-5h sáng nữa. Con làm thế là để xem thử giấc ngủ của con thế nào, cần bao nhiêu tiếng để hồi phục và tỉnh táo, không cần caphe. Nhưng chỉ sau tháng rưỡi hè như thế, con không dậy sớm 4,5h sáng được nữa. Cơ thể ngủ đến 7-8 h sáng. Con lại sân vì dậy lúc 7-8h sáng thì đọc sách, tập thể dục sẽ kéo dến 11h. Và con đã mất nửa ngày làm việc rồi. Công việc cũng không hiệu quả nếu làm buổi chiều.
Từ đó đến đây cũng gần 1 năm rồi, con vẫn không dậy nổi 5h sáng.
Kính thầy khai mở góc nhìn để con thấy rõ hơn về chuyện này ạ.
Con cảm ơn thầy nhiều!

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Trả lời:

Tự do và kỷ luật là hai yếu tố tưởng như đối nghịch nhưng lại bổ túc nhau rất hiệu quả. Khi con hoàn toàn tự do con sẽ thấy rõ sự cần thiết của kỷ luật, nhưng khi con ép mình trong kỷ luật thì lại thấy mất tự do. Chánh niệm chính là yếu tố giúp giữ thăng bằng giữa kỷ luật và tự do. Đó là trung đạo, "không tấp vào bờ bên này hoặc bên kia", cho nên "Tự do là ung dung trong ràng buộc" là thế.

Theo: Trung tâm Hộ tông

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

"Diệt trừ ngã mạn là khó"

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:15 10/05/2024

Hỏi: Kính thưa Thầy, con có đọc Phật dạy hãy làm 20 điều khó trích trong Kinh 42 chương. Trong đó, có điều thứ 12 là "Diệt trừ ngã mạn là khó" có nghĩa là gì thưa Thầy?

Sao lại cho đó là cô đơn?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 07:30 10/05/2024

Hỏi: Đôi lúc con cảm nhận một cảm giác cô đơn, như có chỉ một mình cái thân này rất lâu, con biết nó, nhưng thường nó dẫn con đến thái độ không muốn làm gì cả, thật tiêu cực. Xin Thầy cho con lời khuyên, thực sự cảm giác này rất mạnh mẽ, làm con rất bối rối.

Làm sao khi con rất sợ ngủ vì những giấc mộng lành dữ mỗi đêm?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 15:20 07/05/2024

Hỏi: Con có vấn đề thắc mắc xin Thầy chỉ dạy cho. Làm sao chánh niệm trong lúc ta đang ngủ, đêm nào con cũng nằm mơ cả, mộng lành cũng có, mộng dữ cũng có, cho nên con rất sợ ngủ, có phải nghiệp con rất nặng không Thầy?

Hạnh phúc theo quan điểm của Phật giáo là gì?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 17:00 06/05/2024

Hỏi: Thầy cho con hỏi là trong đạo Phật định nghĩa thế nào là hạnh phúc?

Xem thêm