Món quà từ ngài La-hầu-la
Đức Thế Tôn đã dùng hết ân tình, nghiêm trang răn dạy. Từ một chú Sa-di nghịch ngợm, La-hầu-la dần ý thức được mình cần phải làm gì, nghiêm túc tu tập. Về sau, lúc nào La-hầu-la cũng tri túc, hiếu học, khiêm cung, hòa ái, siêng năng, cần mẫn, thủ phận…
> Phật dạy La Hầu la cách tu tập và ứng xử
Guồng quay của cuộc sống bắt buộc mọi cá thể từ cây cỏ cỏn con, các loại động và thực vật, con người hay thậm chí những thứ vô tri vô giác xung quanh ta đều phải phát triển. Ngọn cỏ xanh mởn buổi sớm mai còn oằn mình gánh duy nhất một hạt sương. Qua thời gian, nếu may mắn không bị “triệt tiêu”, thì cây cỏ sẽ phát triển thành cây lớn hơn. Các chú chó con dễ thương, tròn ú, lúc đi cứ lắc cái mông qua lại, nhìn rất dễ thương. Thế nhưng, chỉ qua một hoặc hai tuần được ăn uống đầy đủ thì nó lớn, chạy nhanh hơn, tiếng sủa cũng có phần dữ dằn hơn. Con người cũng như thế. Từ phôi thai còn trong bụng mẹ, ấp ủ trọn chín tháng mười ngày, ra được hình hài đỏ hỏn, cứ lớn theo năm tháng…
Vì sao Thái tử Tất Đạt Đa quyết định đặt tên con là "La Hầu La"?
Kể ra những điều hiển nhiên như thế, để thấy chính bản thân chúng ta, mọi thứ xung quanh, đều phát triển qua từng sát-na một. Là một người đã liệng mình vào phép sống của người xuất gia, cũng cần biết học hỏi, nhìn ra những điều hay từ những bậc Thầy đi trước để noi theo thực tập.
Có đủ nhân duyên về ngài La-hầu-la, người viết đã cảm nhận được một vài bài học cần thiết cho mình, để trên con đường học đạo này, dần dà sẽ trưởng thành hơn.
Thứ nhất là chớ đặt nặng vấn đề ăn uống
Mỗi khi cùng ngài Xá-lợi-phất đi khất thực, Phật tử chỉ dành thức ăn để cúng dường ngài Xá-lợi-phất, một phần là do đồ ăn cúng dường Ngài cũng như suy nghĩ là Sa-di nhỏ tuổi, nên thôi chuyện cúng dường tiếp cho La-hầu-la, để khi khác. Một lần, hai thầy trò đi khất thực, Xá-lợi-phất thì đủ một bát thức ăn, còn chú Sa-di chỉ được vài cái bánh nhỏ. Sau khi trì bình xong thì mạnh ai tự tìm gốc cây để ngồi ăn. Vô tình, Ngài không để ý đến Sa-di. La-hầu-la bị đói, mặt buồn rầu.
Đức Phật biết được chuyện này, mới hỏi:
- Hôm nay nhìn con không được vui?
- Bạch Thế Tôn! Người lớn cần thức ăn hay là người lớn không cần thức ăn? Theo con nghĩ, người lớn không cần ăn nhiều. Con nít đang tuổi ăn tuổi lớn, cần thức ăn hơn.
- La-hầu-la con! Con xuất gia cầu tu giải thoát hay là vì ăn cho lớn?
- Bạch, con xuất gia vì cầu tu giải thoát.
- Tại sao con không hỏi pháp tu giải thoát để mà tu, lại đi hỏi chuyện ăn?
- Tại con đói quá đi, không tu được.
- Tại sao con lại bị đói?
Tôn giả La Hầu La - Sa di đầu tiên của đức Phật là ai?
Lúc đó, La-hầu-la tường thuật lại câu chuyện từ đầu đến cuối. Và đức Phật dạy rằng, mình là người xuất gia, vào đây cầu đạo giải thoát thì không nên có tư tưởng ham ăn, thích ngủ như thế. Phải quán thân thể này như cục bướu, mụn ghẻ; ăn giống như xức thuốc cục bướu, cho nó dịu đi chứ không phải lấy ngon, lấy no.
Thứ hai là tự chủ thân – khẩu – ý
Có lần đi khất thực, đám con nít trang lứa chơi nghịch ngợm, lấy cải tung lên đầu, bỏ vào bát. Khi đó, La-hầu-la nổi giận, có ý nghĩ hoàn tục, trở về làm vua, sau này đem quân giết hết những đứa trẻ ở thành này để trả thù việc chúng nó dám khinh nhờn, khi dể mình.
Biết vậy, đức Phật liền dạy La-hầu-la:
- Này con! Người mà tự nhiên chọc người ta nổi giận thì người đó đáng phỉ nhổ. Nhưng một vị Sa-môn để người ta chọc mà nổi giận, còn đáng bị phỉ nhổ hơn. Một vị Sa-môn phải tự chủ thân, tự chủ khẩu, tự chủ tâm mình. Người ta có thể chọc phá mình, nhưng mình có quyền giận hờn hoặc không. Người nổi sân, chính tâm niệm sân làm hại người đó. Chính những hành vi thiện ác khiến con sinh vào các cõi lành hoặc dữ.
Đức Phật còn dạy thêm, người tu hành phải dùng trí tuệ và hạnh nhẫn nhục để đối trị việc bị người ta làm cho nổi sân.
Thứ ba là không mê đắm sắc đẹp của thân hình
Có lần, La-hầu-la khởi một ý nghĩ: “Cha ta, đức Thế Tôn, có phong độ oai nghiêm, đáng quý trọng xiết bao! Dáng dấp của Ngài như thớt tượng chúa uy nghi, đĩnh đạc… như một chúa thiên nga bơi lội trên mặt hồ trong cung điện cõi Trời!...”.
Nghĩ xong rồi, lại ngắm bản thân mình mà hãnh diện vô cùng: “Ta cũng đẹp đẽ như đức Thế Tôn, cha ta. Thân hình cha ta đẹp, ta cũng như vậy!”. Và rồi đức Phật đọc được ý nghĩ không tốt đẹp đó, Ngài dạy: “Này La-hầu-la! Bất luận thân hình đẹp hay xấu, cũng phải quán xét như vầy: cái thân này không phải là ta, cái thân này không phải của ta, thân này không phải là tự ngã của ta…”.
Hành trình Chứng ngộ của La Hầu La và chế độ cúng dường Tịnh xá theo luật Phật
Để thấy được rằng, nếu trong một ngày, chúng ta dành nhiều thời gian chăm chút cho tấm thân nhiều quá thì cần chấn chỉnh lại. Chẳng có gì để tô vẻ lên đó thật nhiều. Vừa đủ là được rồi, không cần mất thời gian tô son đánh phấn.
Ngoài ba món quà nhỏ ở trên, còn một món quà quý báu khác mà đức Phật đã tặng cho La-hầu-la.
Trong thời gian ở tinh xá, chú Sa-di nhỏ tuổi hết sức vui mình trong những trò quậy phá. Một hôm, Phật đến thăm La-hầu-la. Ngài đi chân không đến. Theo phong tục tôn kính, quý trọng bậc trưởng thượng và sự vệ sinh, thì La-hầu-la lấy cái chậu đất múc nước đến rửa chân cho Phật. Rửa chân xong, Phật hỏi La-hầu-la:
- Này La-hầu-la! Nước trong chậu này còn uống được không con?
- Bạch Thế Tôn! Dơ lắm, không thể uống được.
- Có thể dùng cái chậu này đựng nước rửa mặt được không con?
- Dạ không, chậu dơ lắm vì đã đựng nước rửa chân.
- Nếu nước không dùng để rửa mặt, rửa tay, vậy dùng để làm gì?
- Dạ, chỉ có đổ bỏ đi thôi!
- Khi đổ bỏ nước dơ đi thì cái chậu này có thể dùng để đựng cơm được không?
- Dạ không, vì cái chậu đựng nước rửa chân ở trong nên dơ rồi.
- Này La-hầu-la! Một cái bát dùng xài mọi việc, đựng cơm ăn được mà bây giờ không thể dùng được gì cả, như vậy thì cái bát này để làm gì?
- Dạ, chỉ có bỏ đi, không sử dụng gì được cả, vì nó đã dơ rồi.
- Như vậy, một con người không có tu tập, lại không biết hổ thẹn, thì y như cái chậu này, sẽ không còn xài được việc gì hết, chỉ có thể bỏ đi mà thôi. Vậy con có muốn thành cái chậu dơ để người ta bỏ đi hay không?
- Dạ, con không muốn thành cái chậu bỏ đi vô dụng như vậy, mà muốn thành cái chậu được người ta nâng niu, sử dụng được.
- La-hầu-la, là người xuất gia mà con không giữ oai nghi, không tu giới định tuệ thanh tịnh, lại chứa đầy cấu uế không chân thật, thức ăn đạo lý làm sao để vào tâm của con?
Đức Thế Tôn đã dùng hết ân tình, nghiêm trang răn dạy. Từ một chú Sa-di nghịch ngợm, La-hầu-la dần ý thức được mình cần phải làm gì, nghiêm túc tu tập. Về sau, lúc nào La-hầu-la cũng tri túc, hiếu học, khiêm cung, hòa ái, siêng năng, cần mẫn, thủ phận…
Qua những “món quà” này, người tu chúng ta nên ý thức và khép mình trong khuôn khổ già lam, tam thường bất túc, nghiêm chỉnh tu trì giới định tuệ, để trở thành một Tăng sĩ có ích cho Giáo hội nước nhà.
> Xem thêm video: Tác hại của lời nói dối:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya
Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.
Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật
Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.
Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên
Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.
Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam
Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.
Xem thêm