Thứ năm, 11/04/2019, 09:19 AM

Hành trình Chứng ngộ của La Hầu La và chế độ cúng dường Tịnh xá theo luật Phật

Trong các đệ tử ta, Tỳ-kheo La-hầu-la là Mật hạnh đệ nhất. Gọi là Mật hạnh, nghĩa là trong ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, La-hầu-la đều biết hết, đều có thể làm hết. Nghĩ đến hồi ban đầu, La-hầu-la theo Phật xin gia tài, hiện tại Tôn giả chứng ngộ là đã được đức Phật trao cho pháp tài vô tận.

TÔN GIẢ LA HẦU LA ĐỆ NHẤT MẬT HẠNH

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con vua thì được làm vua, con sãi giữ chùa thì quét lá đa”. Câu tục ngữ con vua quan bao giờ cũng được che chở và tiếp tục chức tước, còn dân thì cha truyền con nối cày sâu cuốc bẩm, còn mang ý nghĩa nói lên tính huyết thống, di truyền mà ít ai nghĩ đến từ ý nghĩa đó, tục ngữ Việt Nam còn có thêm một câu tương tự: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.

Tục ngữ Pháp gọi là: “Cha như thế nào con như thế ấy” (Tel père, tel fils). Bởi thế với xã hội chúng ta có thể thiết lập công bằng trên bình diện quyền lợi vật chất, còn huyết thống di truyền thì chúng ta khó có thể san bằng được, nếu con người không chịu cấy giống, tạo được khí hậu đồng đều giữa các miền.

Dù không có pháp chế chính thức, người Nhật đã âm thầm lai giống cho nên ngày nay dân Nhật có tầm vóc cao, hết gọi là Nhật lùn, ngoài vấn đề Nhật có một đời sống vật chất cao, đầy đủ chất dinh dưỡng. Từ đó thực tế cho thấy vấn đề huyết thống di truyền rất là quan trọng đối với con người.

Ngày xưa ở Ấn Ðộ Thái Tử Tất Ðạt Ða vốn sanh từ dòng Sát Ðế Lợi, được thừa hưởng huyết thống thông minh tài trí, lại nhờ bối cảnh xã hội thúc đẩy, Thái Tử Tất Ðạt Ða vượt trội lên để trở thành Phật Thích Ca đấng Pháp Vương Vô Thượng. Về sau La Hầu La dù có nghịch ngợm hay đùa cợt, nhưng đã nhờ sức tiếp huyết thống của Phật Thích Ca nên đã thẳng bước tiến trên đường đạo nghiệp, trở thành một đại đệ tử Ðệ Nhất Mật Hạnh.

Phần 1: Sự ra đời của La Hầu La - người con duy nhất của đức Phật khi chưa xuất gia

Phần 2: Tôn giả La Hầu La - Sa di đầu tiên của đức Phật

Phần 3: Bài học về đức nhẫn nhục của tôn giả La Hầu La đệ nhất Mật hạnh

8. Lịch trình Chứng ngộ

La-hầu-la đối với chuyện bị chiếm phòng, tự nguyện nhượng bộ, trên đường đi bị kẻ ác đánh trọng thương đều có thể nhẫn được, tu dưỡng cẩn mật như vậy, chỉ còn một đoạn nữa là được khai ngộ.

La-hầu-la thông minh khéo léo, tinh tấn tu hành, khi còn Sa-di ưa chọc ghẹo thiên ha,ï hôm nay đã trở thành một thầy Sa-môn nghi biểu trang nghiêm. Vào năm hai mươi tuổi, đức Phật hứa khả cho thọ giới Tỳ kheo.

Tuy còn trẻ nhưng La-hầu-la đạo mạo như một người lão thành. Những cuộc nhóm họp đông đảo trong sinh hoạt của Tăng đoàn, thầy ít khi tham dự, chỉ im lặng dụng công tu tập.

Thiệt là chẳng biết La-hầu-la dụng công thế nào mà chưa được khai ngộ. Nguyên nhân chính là thầy chưa quên được cái vinh dự lớn của mình. Dù sao thầy cũng là con yêu của đức Phật, là cháu cưng của vua Tịnh Phạn. Trừ những bậc thượng thủ ra, các Tỳ kheo khác đều kính trọng thầy, ái mộ thầy, khen ngợi thầy. Được nghe luôn những lời khen tặng, các thầy tu trẻ rất dễ bị động tâm, mấy ngôn từ hoa mỹ ấy đáng sợ như ác ma, khiến cho La-hầu-la dụng công tinh tấn đến đâu cũng chưa đạt quả vị.

Đức Phật hoan hỷ, còn hơn sự hoan hỷ của La - hầu- la, Ngài khen ngợi: - Trong các đệ tử ta, Tỳ-kheo La-hầu-la là Mật hạnh đệ nhất. Gọi là Mật hạnh, nghĩa là trong ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, La-Hầu-La đều biết hết, đều có thể làm hết.

Đức Phật hoan hỷ, còn hơn sự hoan hỷ của La - hầu- la, Ngài khen ngợi: - Trong các đệ tử ta, Tỳ-kheo La-hầu-la là Mật hạnh đệ nhất. Gọi là Mật hạnh, nghĩa là trong ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, La-Hầu-La đều biết hết, đều có thể làm hết.

Bài liên quan

Thậm chí có thầy Tỳ-kheo đã hỏi Phật về chuyện khai ngộ của La-hầu-la:

- Bạch Thế Tôn! Tỳ-kheo La-hầu-la nghiêm trì giới luật, tinh tấn tu hành, không phạm một lỗi nhỏ, vì muốn cầu khai ngộ, thầy đã tận tình buông sạch, vậy mà tại sao thầy vẫn chưa đoạn trừ hết phiền não, giải thoát hoàn toàn ?

Đức Thế Tôn trả lời dứt khoát:

- Giữ giới tịnh tâm, giữ thân đoan chánh, nhất định có thể dứt sạch ô nhiễm, nhất định dần dần chứng quả.

Đối với việc La-hầu-la chưa khai ngộ, đức Phật không mấy bận lòng, Ngài vẫn đầy tin tưởng, đợi ngày ấy sẽ đến.

Mấy phen dường như khai ngộ mà vẫn chưa khai ngộ, La-hầu-la đem chỗ tâm đắc của mình bạch với Phật. Phật dạy La-hầu-la từ đây về sau nên thường cùng bạn bè đàm luận về đạo lý ngũ uẩn hòa hợp, và tự mình nên tư duy về ngã mạn, pháp vô ngã, pháp khổ, pháp vui…

Một ngày nọ, vào sáng sớm, đức Phật cùng với La-hầu-la đi ra khỏi tinh xá Kỳ Viên, vào thành Xá-vệ khất thực. Trên đường đi, Phật quay lại bảo La-hầu-la:

- La-hầu-la! Ông hãy quan sát sắc là vô thường, thọ, tưởng, hành, thức cũng là vô thường. Ông xem thân tâm của mọi người và tất cả sự vật trên thế gian đều nên khởi quán vô thường, không nên chấp trước.

La-hầu-la nghe vài câu nói đơn giản như thế, tâm địa hốt nhiên sáng tỏ. Tôn giả cáo biệt Phật, ngưng việc khất thực trở về tinh xá, ngồi kiết già một lòng suy nghĩ về ý nghĩa thâm thúy của lời dạy đó.

Tôn giả lại dùng từ bi quán trừ tâm sân hận, dùng bất tịnh quán trừ tâm tham dục, dùng sổ tức quán trừ tâm tán loạn, dùng Trí tuệ đối trị ngu si. Tôn giả vào sâu trong thiền định và cơ duyên đã chín muồi, Tôn giả khai ngộ ngay hôm ấy.Đức Thế Tôn khất thực trở về đến chỗ La-hầu-la đang tọa thiền, lại chỉ dạy thêm:

- Nên dùng sức đồng thể đại bi, lòng từ vô duyên để đối xử với người và sự việc, tâm lượng rỗng rang có thể dung nạp tất cả chúng sanh, mới có thể diệt ác, đếm hơi thở quán tâm, có thể đạt được giải thoát.

Hãy xem thân tâm của mọi người và tất cả sự vật trên thế gian đều nên khởi quán vô thường, không nên chấp trước.

Hãy xem thân tâm của mọi người và tất cả sự vật trên thế gian đều nên khởi quán vô thường, không nên chấp trước.

La-hầu-la từ tòa đứng dậy, đảnh lễ đức Phật, thưa:

- Bạch Thế Tôn! Phiền não con đã hết, con đã chứng ngộ xong.

Đức Phật hoan hỷ, còn hơn sự hoan hỷ của Lahầu- la, Ngài khen ngợi:

- Trong các đệ tử ta, Tỳ-kheo La-hầu-la là Mật hạnh đệ nhất.

Gọi là mật hạnh, nghĩa là trong ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, La-hầu-la đều biết hết, đều có thể làm hết. Nghĩ đến hồi ban đầu, La-hầu-la theo Phật xin gia tài, hiện tại Tôn giả chứng ngộ là đã được đức Phật trao cho pháp tài vô tận.

Nghĩ đến thuở còn Sadi nhỏ tuổi gia nhập Tăng đoàn, đã làm bận lòng đức Phật không biết bao nhiêu, hiện tại Tôn giả đã xa lìa mọi dục lạc thế gian, đạt được niềm vui chơn chánh của pháp mầu. Thật là vinh hạnh cho Tôn giả.

9. Chế độ Hiến cúng Tinh xá

Bài liên quan

Sau khi La-hầu-la khai ngộ, địa vị trong giáo đoàn càng được đề cao, nhất là hàng tín chúng tại gia, có biệt nhãn đối với Tôn giả. Một điều không thể phủ nhận, trong hàng Tỳ-kheo, La-hầu-la được cúng dường nhiều nhất.

Vấn đề cúng dường nếu nồng hậu, vật chất đầy đủ sẽ làm chướng ngại việc tu đạo. Nhưng La-hầu-la đã chứng Thánh quả, những thứ bên ngoài không làm hệ lụy được. Hễ vừa có dư một vật gì, Tôn giả đều đem cho người khác.

Một hôm, Phật đang thuyết pháp tại một thôn làng trong nước Ca-tỳ-la, có một trưởng giả tin Phật và xin quy y. Ông trưởng giả này, có duyên với La hầu-la, hay là vì quan niệm về địa phương, La-hầu-la cũng người Ca-tỳ-la, ông phát tâm hộ pháp cho Tôn giả tất cả những thứ cần dùng, ông đều cung cấp đầy đủ.

Xá vệ Quốc – Tinh xá kỳ viên (hình minh họa)

Xá vệ Quốc – Tinh xá kỳ viên (hình minh họa)

Về sau, ông đặc biệt cất một tinh xá cúng riêng cho La-hầu-la, tôn giả cũng an trụ ở đó. Lúc ấy các Tỳ-kheo đi hành khước rất đông, nên tinh xá của La-hầu-la luôn luôn có khách Tăng ghé lại. Nhà ông trưởng giả cứ nghĩ là tinh xá của mình bố thí, lại hay can thiệp vào việc chùa. La-hầu-la thưa chuyện với Phật xin thỉnh ý phải làm sao? Phật dạy:

- La-hầu-la! Trong pháp ta, việc của Tăng đoàn thì hàng tín đồ tại gia không thể quản lý. Tín chúng phát tâm cúng dường tinh xá, không phải vì đó mà tự do can dự thao túng. Ông nên bảo cho ông trưởng giả ấy, hỏi ông ta cúng dường tinh xá với mục đích gì ?

 Nếu thật là bố thí cho Tăng già, vật đã bố thí không còn là của mình. Như nếu ông ta muốn quản lý, nói cho ông ấy biết tinh xá không phải là nhà khách. Tinh xá do Tăng trụ trì, phần cư sĩ hộ pháp thì được, quản lý thì không được.

Bài liên quan

La-hầu-la đem lời đức Phật nói lại với trưởng giả. Thiệt là người không hiểu rành Phật pháp, bị quyền thế ám ảnh, hoặc quá nhiệt tình mà chấp chặt, bảo ông đừng xen vào chuyện tinh xá, ông không thể hoàn toàn xả bỏ được. Từ đó cảm tình giữa La-hầu-la và ông bị sứt mẻ, lúc trước ông kính trọng tôn giả, bây giờ ông lại thấy bực bội, gai mắt.

Một hôm, La-hầu-la có chút việc đi đến thành Xá-vệ, đúng lúc ấy trưởng giả đến thăm tinh xá. Thấy không có ai, vắng bóng tôn giả, thừa cơ hội ấy, ông bèn đem tinh xá cúng dường cho thầy Tỳ-kheo khác. Tín đồ tại gia mà ăn nói ngược ngạo như vậy thật là trái lẽ.

Khi La-hầu-la xong việc trở về, thì tinh xá đã thuộc về người khác, tôn giả bèn trở lại tinh xá Kỳ Hoàn. Đức Phật hỏi tôn giả vì sao trở về cấp tốc như vậy, La-hầu-la trình bày mọi việc. Đức Phật nghe xong chẳng bằng lòng với thái độ của nhà ông trưởng giả nọ. Ngài cảm khái cho những người không hiểu sâu Phật pháp mà bảo họ làm đúng Phật pháp thiệt là khó thay!

Vật nào đã bố thí cho người, mà thí chủ lại đem tặng lại các ông, các ông không được tiếp nhận. Đó không phải là đức Phật thiên vị La-hầu-la, mà vì pháp tắc trong giáo đoàn, để tránh những rắc rối về sau.

Vật nào đã bố thí cho người, mà thí chủ lại đem tặng lại các ông, các ông không được tiếp nhận. Đó không phải là đức Phật thiên vị La-hầu-la, mà vì pháp tắc trong giáo đoàn, để tránh những rắc rối về sau.

Phật liền triệu tập các Tỳ-kheo:

- Vật nào đã bố thí cho người, mà thí chủ lại đem tặng lại các ông, các ông không được tiếp nhận. Đó không phải là đức Phật thiên vị La-hầu-la, mà vì pháp tắc trong giáo đoàn, để tránh những rắc rối về sau. Đáng buồn cho lời dạy của Ngài, Phật giáo ngày nay xảy ra những việc tranh chấp về tài sản, đều là vì những nguyên nhân ấy.

Khi La-hầu-la còn làm Sa-di, phòng thất bị người chiếm đoạt, bèn vào nhà xí tránh gió mưa, không vì chỗ ở mà tranh chấp với người. Bây giờ là một vị Tỳ kheo khai ngộ, được tặng cho tinh xá, rồi tinh xá ấy lại bị đem tặng người khác, trong tâm lượng khoáng đạt của bậc thánh ấy không hề có niệm bất bình. Đến khi đức Phật quy định chế độ cúng dường tinh xá, chúng ta lại có dịp nhắc lại chuyện xưa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Xem thêm