Mong manh bờ giác khi bám chấp vào kiến thức
Trong thời đại hiện đại ngày nay, công nghệ truyền thông đã giúp ích rất nhiều cho sự hoằng hóa Phật Pháp, kinh sách được in ấn dễ dàng, công nghệ Internet phát triển, công nghệ nghe nhìn hiện đại đã giúp phật tử dễ dàng truy cập thông tin cần tìm kiếm.
Sao ta không hỏi rằng nếu Đức Thế tôn ở trên ngai vàng kiệu võng rước, bàn quạt che mà ngồi thiền có phải đỡ mệt hơn không? sao lại ngồi ở gốc Bồ Đề chịu mưa chịu nắng?
Phật tử chúng ta lại bám vào đó để rồi quên việc kham nhẫn, chỉ lo đọc sách, ngồi thiền, không lo giữ gìn giới hạnh, đâu tìm thấy phật tánh ở đâu?
Ngày nay chúng ta có quá nhiều sự chi phối, nào là nghệ thuật, ẩm thực, danh vọng, tiền bạc, tiện nghi sống….có đủ rồi lại chưa đủ, quay cuồng không chịu dừng nghỉ để hiểu ra ta đang đuổi theo cái gì? Ta đã đủ chưa? Bao giờ thì ta có đủ?...
Vì thường không giải đáp nổi những câu đó nên bản ngã nó như đám mây mù dày đặc che khuất lấp bầu trời trong xanh thênh thang phẳng lặng của chân tâm mình. Ngồi thiền suốt, tụng niệm, trì chú suốt mà cái bụng toàn rượu thịt, rời khỏi thiền thì nào ca nhạc, múa hát, vui vầy, tham nhà to, xe đẹp, tham địa vị, ganh đua đánh đổi với đời trong cái bận tâm, cái khổ tâm …thì sao còn chỗ cho cái chân tâm nó hiện, rồi ngồi đó nói vanh vách rằng ta đã hiểu chánh pháp, đã thấy chân tâm, thì nó chỉ giống như một kẻ chỉ xem tranh, đọc sách mà biết vanh vách rằng biển là một vùng nước rộng có vị mặn nhưng mình thì chưa từng chưa bao giờ được ngâm mình xuống bãi biển, được nếm vị mặn của biển mà thôi. Ta phải hiểu rằng: Giới hạnh không phải đạo, không phải chân lý nhưng là con đường dẫn đến chân lý đạo pháp.
Xin bạch rằng: Nếu không giữ giới ăn chay thì sao tu hành giới hạnh, làm sao thực hành kham nhẫn, buông xả gột rửa thanh tịnh thân tâm mà cho cái tâm Phật nó hiển lộ tràn đầy, chỉ khi ta kham nhẫn, khi đó ta mới hiểu được ý nghĩa thực sự của việc tu hành, hiểu được mục đích thật của ăn chay?.
Con bị chê là mê muội, là hâm, là khùng, là thiếu hiểu biết …con phải rất khéo léo đưa ra lý do với vợ, nào là ăn chay ít bệnh tật, da dẻ đẹp ra, lại tiết kiệm chứ không dám đả động đến chuyện tu tập, thế rồi nhà con bắt đầu thực hành, ban đầu vài ngày một tháng, sau rồi nửa tháng, rồi dần cả nhà ăn chay trường, qua thời gian lâu rồi, quả thật nhà con rất khỏe mạnh, con cái thông minh, da dẻ hồng hào, tự nhiên gia đình tiết kiệm được tiền rất nhiều từ việc ăn uống tránh lãng phí, đỡ phải tiếp khách nhiều, bỏ được các vụ tiệc rượu hại người mà lại an nhàn thư thái, vẫn giữ tình cảm bạn bè, gia cảnh lại yên vui, lâu rồi con không giết con vật nào.
Bây giờ đây con chợt nhận ra sự ác độc của mình trước kia mà sám hối cho kiếp này có đến cả kiếp người không hết, con rất sợ cái cảnh người ta bẻ cổ cắt tiết, mổ bụng, đập đầu các con vật, cảm giác mà xưa kia con không bao giờ có, cái cảm giác như chính mình bị cắt cổ moi gan vậy. Có hôm con xem ti vi thấy người ta bơm nước vào bụng con bò, nhét thức ăn vào cổ gia cầm rồi mổ thịt thấy rùng mình kinh hãi, đến chảy nước mắt thương cho một kiếp súc sanh, mỗi lần đọc sám hối đến đoạn sát hại sinh vật con lại cúi gập người trước Tam Bảo mong tha thứ cho lỗi lầm của mình, con không sợ bị súc sanh trả thù, hay sợ đọa địa ngục hay ngạ quỉ, con sẵn sàng hoan hỉ đón nhận điều đó, nhưng con thấy mình thật tội lỗi vì mình muốn sống từng ngày mà cứ đi giết hại mạng sống của sinh vật khác.
Con dần hiểu đó chính là tâm từ bi của Phật, ăn chay nhiều nên dần dà Phật tánh trong tâm nó hiển lộ dần, mình tự biết đó thôi, mình đã có sẵn nó từ lâu rồi, nhưng do sự tham lam ngu si nó che mất, nay mình bỏ sự tham đắm ham muốn sát sinh thì nó lại lộ ra thôi.
Chư tổ nói: “Ăn chay không thành Phât” là ý chỉ đệ tử không nên bám chấp vào việc ăn chay, chứ không phải nói tu là không cần ăn chay cũng thành Phật, không tập ăn chay cứ giết hại chúng sinh thì tâm Phật ở đâu mà thành Phật, có mà thành cái ông phật nhân phàm phu hay phật ma vương vậy.
Rồi việc nữa là việc tụng kinh, lại có người nói bàn kinh rằng chư tổ nói “Tụng kinh không thành Phật” cái tâm an là Phật, lại hiểu máy móc như vậy, có người thì nói rằng tụng kinh mà vẫn hiểu biết, những người tụng kinh chắc gì đã hiểu giáo pháp?
Xin thưa rằng đó là trí tuệ thường của phàm phu đó, một người phật tử phải biết tụng Kinh, đó có thể coi là điều bắt buộc trong tu tập. Ngài Thiền sư Achhaan chah Thái Lan khi nhận các thiền sinh phương tây tu tập, các thiền sinh đều cho rằng mình đến để học thiền chứ không phải để tụng Kinh, nhưng ngài nói tất cả mọi thiền sinh đến đây xin tôi tu tập thì việc tụng Kinh là điều bắt buộc, nếu không tụng Kinh thì đừng bao giờ mong ngộ ra điều gì, cho dù có là bậc đại tri thức, các thiền sinh liền ngoan ngoãn nghe theo.
Tại sao Thiền sư nói vậy, theo con thì việc đọc để hiểu kinh sách là điều tốt, nhưng tụng kinh giống như lời phát nguyện kinh đó, khi ta tụng kinh, ta không dùng trí tuệ phàm phu phán xét Kinh sách nữa mà phải dùng hết hùng lực đào sâu phát nguyện lời kinh, từ đó trí huệ sẽ dần khai mở, ta sẽ không hiểu Kinh sách trên văn tự, tướng pháp, mà hiểu chân nghĩa sâu xa của giáo pháp, từ đó giúp cho ta gạt bỏ tâm trần để cái chân tâm nó lộ dần.
Khi ta nhất tâm tụng niệm thì những niệm khởi không còn cơ hội xen tạp vào, giúp cho tâm ta an định, tinh tấn trên đường tu tập, khai mở trí huệ. Tại sao ta hay thấy các chư đức tăng trên chùa hay nói: Người nào có đủ cái tâm an định thì tiếng tụng, tiếng chuông, tiếng mõ cũng dần theo đó mà nó thảnh thơi, hay nhẹ nhàng thanh thoát, người nào bám chấp thì nghe nó nặng, nó rời rạc. Chỉ cần nghe tiếng chuông hay tiếng mõ là biết người ta có tu tập tinh tấn hay không , như vậy, nhất thiết một người tu tập thì phải tập tụng kinh, rèn giũa việc tụng niệm kinh pháp.
Hãy đừng vì sự bám chấp vào văn tự, kinh pháp một cách máy móc, để rồi ngụy biện cho những hành động tạo tác hay nhận thức nhầm cái tâm giả phàm trần mà không nhận ra cái chân tâm vĩnh hằng không sinh không diệt trong ánh sáng chiếu rọi của trí bát nhã.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật giáo thường thức 21:00 14/11/2024Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.
“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”
Phật giáo thường thức 15:20 14/11/2024Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?
Từ trong nội tâm phát nguyện làm một người tốt mới là chân sám hối
Phật giáo thường thức 15:05 14/11/2024Cách sám hối như thế nào vậy? Trước đây, đối với vấn đề này tôi đã từng thỉnh giáo qua với đại sư Chương Gia là phải lạy mấy bộ kinh sám hối phải không? Hay cầu xin Phật Bồ-tát tha thứ? Đại sư Chương Gia lắc đầu, nói: “Không phải như vậy!”.
Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”
Phật giáo thường thức 14:45 14/11/2024Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã "Xem thường bảo vật trong tay" như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ... Để rồi "Dày đạp lên trên hạnh phúc" mà đi, thật xót xa vô cùng.
Xem thêm