Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tu và nghiệp

Đành rằng: người tu là phải dứt trừ tam nghiệp của thân khẩu ý, không nên tích trữ nó nữa; nhưng đó là dứt nghiệp hiện tại, và không sanh nghiệp vị lai, chớ những nghiệp quá khứ đã gieo tạo rồi, thì cũng không sao tránh được sự kết quả, của thiện ác khổ vui xảy đến.

Trong đời có lắm người tu, muốn nhập định, thanh tịnh yên vui giải thoát, nhưng vì không dứt đặng nghiệp hiện tại và vị lai, nên không thế tu bền dài.

Chư Tăng thuộc Hệ phái Khất sĩ trong một buổi trì bình khất thực. Ảnh minh họa

Chư Tăng thuộc Hệ phái Khất sĩ trong một buổi trì bình khất thực. Ảnh minh họa

Hơn nữa, có kẻ ngỡ tu là được trọn hưởng yên vui hạnh phúc, không còn phải bị quả báo khổ nạn, nên khi chịu khổ nạn, thì họ chán nản, muốn thôi tu. Những kẻ ấy chưa hiểu biết rằng: người tu mà không còn nghiệp, quả xấu, là chỉ có chư Phật Như Lai, hay Đại Bồ-tát mới được. Vì hai bậc này, là đã tu lâu đời lắm, nghiệp xấu đã từ lâu không gieo tạo thêm, nên từ nay về sau là không còn khổ nạn, ấy mới gọi là Niết-bàn. Niết-bàn là không còn nghiệp quả khổ báo.

Và cũng bởi các Ngài tế độ chúng-sanh đông, tức là các Ngài đền trả nghiệp tội cho mau chóng, chính trong lúc khổ nhọc giáo hóa, tức là đền nghiệp báo; vậy thì đó cũng là một cách tu trả nghiệp nhẹ, chớ không ai tránh khỏi đặng.

Như thế nghĩa là: người tu không gây nghiệp hiện tại, vị lai, và muốn phải ít chịu quả báo của nghiệp quá khứ, là hãy ráng tế độ chúng sanh mới phải.

(Trích Chơn Lý

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Không quyến luyến, không trốn tránh

Phật giáo thường thức 19:21 18/09/2024

Tuy giáo lí Phật-đà bàn nhiều về các nỗi khổ của chúng sinh nhưng không có nghĩa là những người học Phật nhất định phải trốn đời, trốn tránh hiện thực một cách tiêu cực để lánh khổ tìm vui.

Chuyển tâm tham thành tâm nguyện

Phật giáo thường thức 19:02 18/09/2024

Phật pháp nói tham là gốc khổ, chúng ta muốn giải quyết vấn đề khổ thì trước tiên phải bắt đầu từ “biết tham”.

Bài kệ hồi hướng sau khi tụng kinh, niệm Phật?

Phật giáo thường thức 17:30 18/09/2024

Hỏi: Tụng kinh niệm Phật hồi hướng vãng sanh cho người nhà, nên tụng một bộ rồi hồi hướng, hay là mỗi ngày tụng xong rồi hồi hướng? Phải nên hồi hướng bằng bài kệ hồi hướng nào?

Tụng kinh Địa Tạng như thế nào khi hằng ngày rất bận rộn?

Phật giáo thường thức 16:00 18/09/2024

Hỏi: Con bận rộn công việc, không có cách gì ngày ngày tụng kinh. Vậy con nên tụng Kinh Địa Tạng như thế nào để hồi hướng cho tổ tiên và oan gia trái chủ?

Xem thêm