Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 03/07/2021, 08:26 AM

Một hướng suy nghĩ về giáo dục Phật giáo Việt Nam

Giáo dục Phật giáo hướng đến mục tiêu cơ bản đó là giải thoát khỏi khổ đau cho những người đang lầm than, khổ cực. Mẫu người lý tưởng mà giáo dục Phật giáo muốn con người vươn tới là cõi Niết bàn, là được trở thành Phật. Học tập, tu hành là để làm Phật.

Giáo dục trong các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng có một vị trí quan trọng đối với đời sống tôn giáo. Xuyên suốt tiến trình hình thành và phát triển của lịch sử Phật giáo Việt Nam, mạch nguồn giáo dục Phật giáo luôn là dòng chảy không ngừng nghỉ, góp phần đào tạo Tăng tài phục vụ cho công cuộc hoằng dương chính pháp, lợi lạc nhân sinh và hộ quốc an dân, phát triển xã hội. Đặc biệt, từ năm 1981, đánh dấu mốc cho một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, với sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Giáo dục Phật giáo, đào tạo tăng tài luôn luôn là một trong những hoạt động phật sự trọng yếu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Phật sự đầu tiên sau khi thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981, Trường cao cấp Phật học Việt Nam đã được thành lập tại chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội. Sau 40 năm hình thành và phát triển, đến nay Giáo hội có 4 Học viện Phật giáo mà tiền thân là trường Cao cấp Phật học Việt Nam: Học viện Phật giáo tại Hà Nội, tại Huế, tại Tp Hồ Chí Minh và tại Tp Cần Thơ.

Hệ thống lớp Cao đẳng Phật học, các Trường Trung cấp Phật học, và các lớp Sơ cấp Phật học hình thành nên hệ thống giáo dục Phật giáo đào tạo nguồn nhân lực cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững mạnh trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp và hội nhập quốc tế.

Cuốn sách của tác giả Thích nữ Diệu Bản, Ủy viên Hội đồng Trị sự, nguyên Phó Viện trưởng, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, do NXB Khoa học Xã hội ấn hành

Cuốn sách của tác giả Thích nữ Diệu Bản, Ủy viên Hội đồng Trị sự, nguyên Phó Viện trưởng, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, do NXB Khoa học Xã hội ấn hành

Cuốn sách: “Một hướng suy nghĩ về giáo dục Phật giáo Việt Nam (từ năm 1981-2021)” của tác giả Thích Nữ Diệu Bản là công trình nghiên cứu của một vị Ni sư trẻ đã có thời gian dài tâm huyết, gắn bó với công việc quản lý giáo dục và đào tạo của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội. Cuốn sách là một công trình công phu, với các nội dung mang tính hệ thống và xúc tích, cung cấp cho độc giả một cái nhìn khái quát về giáo dục Phật giáo Việt Nam trong mối tương quan của lịch sử truyền thống và hiện đại cũng như giữa giáo dục Phật giáo Việt Nam với giáo dục Phật giáo của một số quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Srilanka, Myanmar, Thái Lan, vùng lãnh thổ Đài Loan, Trung Quốc... Tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển nền giáo dục Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Tôi rất hoan hỷ xin trân trọng giới thiệu đến Quý Chư tôn đức, Tăng Ni, các nhà nghiên cứu, cùng quý Phật tử.

TT.TS Thích Đức Thiện

Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế TƯ GHPGVN

Như chúng ta biết, Phật giáo là một nền giáo dục cao thượng, thành tựu đạo đức trí tuệ viên mãn. Giáo dục Phật giáo có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tôi vô cùng hoan hỷ khi nhận được và đọc kỹ bản thảo công trình “Một hướng suy nghĩ về Giáo dục Phật giáo Việt Nam” cảm nhận được tấm lòng của Ni sư Thích Nữ Diệu Bản với nền Giáo dục Phật giáo nước nhà. Theo chỗ tôi biết, Ni sư Thích Nữ Diệu Bản rất tâm huyết và làm việc trong môi trường giáo dục Phật giáo nhiều năm tại Hà Nội.

Hòa trong niềm vui chung của người con Phật Việt Nam trong nước cũng như nước ngoài hân hoan chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, công trình như là đóa hoa nhỏ kính dâng lên chúc mừng. Tôi hoan hỷ tán thán tấm lòng ưu tư cho nền giáo dục Phật giáo nước nhà của Ni sư Thích Nữ Diệu Bản và trân trọng đôi lời giới thiệu cùng độc giả.

Hòa thượng tiến sĩ Thích Bảo Nghiêm

Phó chủ tịch Hội đồng trị sự TWGHPGVN - Trưởng ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vừa nhặt thóc vừa hót líu lo

Sách Phật giáo 07:16 23/11/2024

Có cuốn sách nhỏ gọn, rất phù hợp để giới thiệu trong một sáng cuối tuần thế này - “Vừa nhặt thóc vừa hót líu lo” của tác giả Vân Nguyễn (Nxb Phụ nữ Việt Nam).

Con người và sự nghiệp giáo dục của Đức Phật

Sách Phật giáo 16:32 20/11/2024

Phật pháp là những giáo lý cao cả mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã để lại cho chúng ta đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và những bài học vô cùng sâu sắc cho nhân thế.

Vì sao nên đọc "Logic học Phật giáo"?

Sách Phật giáo 16:23 16/11/2024

Đại đức Thích Vạn Lợi, đại diện Nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm - đơn vị liên kết NXB Dân trí ấn hành cuốn sách "Logic học Phật giáo" cho biết đây là một nội dung lớn trong hệ thống triết học Phật giáo.

Nhà sư Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche ra mắt sách "Độc hành"

Sách Phật giáo 21:01 14/11/2024

Nhà sư và học giả Phật giáo Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche chia sẻ trong buổi ra mắt cuốn sách "Độc hành" và triển lãm cùng tên với các bức ảnh ông chụp, sáng 14/11 tại Hà Nội.

Xem thêm